MĐ NLST Kết quả môn học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên mỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 86)

Tiểu kết chương

MĐ NLST Kết quả môn học

Kết quả môn học N A B C D E F G Giỏi 102 16 15,7 43 42,1 21 20,6 20 19,6 2 1,96 Khá 145 21 14,5 100 68,9 24 16,5 Trung bình 21 10 47,6 9 42,8 1 4,8 1 4,8 Yếu 10 7 1 1 1

70 10 10 10 Kém Kém

278 54 153 47 22 2

ở mức độ kết quả thi học phần đạt loại khá, 14,5% sinh viên đạt điểm thi học phần loại khá có mức độ năng lực sáng tạo thấp, 68,9% sinh viên có mức độ năng lực sáng tạo trung bình và 16,5 % sinh viên ở mức độ năng lực sáng tạo khá, điểm thi học phần của các em cũng đạt loại khá.

ở mức độ kết quả thi học phần đạt loại trung bình, 47,6% sinh viên có mức độ năng lực sáng tạo thấp đạt kết quả thi học phần loại trung bình , 52,4% sinh kết quả thi học phần loại trung bình có mức độ năng lực sáng tạo từ trung bình trở lên, trong đó có 4,8% sinh viên có mức độ năng lực sáng tạo khá.

ở mức độ kết quả thi học phần yếu thì sự tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên với kết quả thi khá chặt chẽ: 80 % sinh viên có mức độ năng lực sáng tạo thấp đạt điểm thi yếu, 20% sinh viên đạt điểm thi yếu có mức độ năng lực sáng tạo trung bình khá và khá .

Như vậy, giữa mức độ năng lực sáng tạo của sinh viên với kết quả thi học phần môn Trang trí có sự tương quan thuận nhưng không cao. Điều này cho thấy, mức độ năng lực sáng tạo không phải là yếu tố duy nhất quyết định kết quả thi học phần của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW. Năng lực sáng tạo chỉ là tiềm năng, nếu năng lực sáng tạo được gắn với hoạt động học tập tích cực, có ý thức thì nó sẽ phát huy tác dụng tối đa. Vậy, kết quả thi học phần của các em phụ thuộc vào những yếu tố nào? Phải chăng nó phụ thuộc vào nhu cầu, động cơ, hứng thú và phương pháp học tập của sinh viên hay phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người đánh giá?

Tìm hiểu những em những sinh viên có mức độ năng lực sáng tạo khá lại đạt kết quả thi học phần mức trung bình, ngược lại có những sinh viên ở mức độ năng lực sáng tạo thấp lại có điểm thi học phần đạt loại giỏi, chúng tôi thấy ở đây yếu tố động cơ, thái độ và phương pháp học tập của cá nhân là rất quan trọng.

Chẳng hạn, sinh viên Phạm Xuân Hiệp, lớp K37G Mỹ thuật có điểm R – W = 52 (loại E) nhưng kết quả thi học phần môn trang trí đạt loại yếu (4 điểm). Qua tìm hiểu chúng tôi biết Hiệp không thích học sư phạm, mơ ước của em là trở thành hoạ sỹ điêu khắc. Năm vừa qua, em đồng thời thi hai trường ĐHMT Hà Nội và ĐHSPNTTW nhưng em đã không đỗ trường ĐHMT Hà Nội như mong muốn, vào học trường sư phạm nhưng hàng ngày em vẫn vừa học vừa luyện thi đại học nên có phần chểnh mảng trong việc học chuyên môn tại trường. Năm học tới, chúng tôi được biết em vẫn có nguyện vọng tiếp tục thi ĐHMT Hà Nội.

Ngược lại, trường hợp của Nông Thị Sanh – sinh viên lớp cử tuyển K35 E Mỹ thuật có điểm R – W = 22 (loại B) nhưng kết quả thi học phần môn trang trí đạt loại giỏi (8 điểm). Sanh tâm sự với chúng tôi: “Quê em rất nghèo và lạc hậu, ngay từ nhỏ em chỉ mơ ước được làm cô giáo để đem cái chữ về bản. Em luôn cố gắng học tập thật tốt để trở thành cô giáo dạy Mỹ thuật giỏi, giúp các em học sinh vùng cao thấy được cái hay, cái đẹp của cuộc sống xung quanh mình”. Trao đổi với các giáo viên dạy ở lớp cử tuyển, các thầy cô đều nhận xét Sanh rất chăm chỉ, chịu khó học hỏi thầy cô, bạn bè mặc dù so với một số bạn khác năng khiếu của em không xuất sắc bằng.

Tìm hiểu về phương pháp đánh giá kết qủa học tập của sinh viên của khoa sư phạm MT ĐHSPNTTW, chúng tôi thấy Khoa vẫn áp dụng cách đánh giá kết qủa học tập của sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục, kết quả đánh giá được tính theo thang điểm 10. Với bộ môn Trang trí, những bài thi

của sinh viên đáp ứng được những tiêu chí trang trí cơ bản như tiêu chí về màu sắc, đường nét, bố cục...sẽ được chấm tối đa 8 điểm, 2 điểm còn lại được dành để đánh giá tính sáng tạo, tính độc đáo, tính mới mẻ của bài thi. Tuy nhiên, quá trình chấm thi học phần môn Trang trí ngoài việc tuân thủ theo barem điểm chuẩn, quá trình này ít nhiều cũng bị chi phối bởi gu thẩm mỹ của người đánh giá. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thi của sinh viên.

Tóm lại: Sự tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW theo chiều thuận nhưng không cao. Kết quả học tập môn trang trí của sinh viên không chỉ phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của họ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Để tìm hiểu thêm về những nguyên nhân dẫn đến sự tương quan không chặt chẽ giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề này ở từng khối lớp và giới tính.

3.2.2.Tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả học tập môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW xét theo khối lớp.

Hệ số tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên xét theo khối lớp được thể hiện ở bảng 17:

Bảng 17: Tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW xét theo khối lớp

Nam thu nhat

XEP LOẠI TSD - Z Xeploai ĐHP

XEP LOẠI TSD - Z Pearson Correlation 1 .283(**)

Sig. (2-tailed) .008

N 88 88

Sig. (2-tailed) .008

N 88 88

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nam thu hai

XEP LOẠI TSD - Z Xeploai ĐHP

XEP LOẠI TSD - Z Pearson Correlation 1 .352(**)

Sig. (2-tailed) .000

N 107 107

Xeploai ĐHP Pearson Correlation .352(**) 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sig. (2-tailed) .000

N 107 107

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nam thu ba

XEP LOẠI TSD - Z Xeploai ĐHP

XEP LOẠI TSD - Z Pearson Correlation 1 .618(**)

Sig. (2-tailed) .000

N 83 83

Xeploai ĐHP Pearson Correlation .618(**) 1

Sig. (2-tailed) .000

N 83 83

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Với kết quả trên ta thấy hệ số tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên năm thứ nhất là thấp nhất (r1 = 0,283) và của sinh viên năm thứ 3 là cao nhất (r3 = 0,618). Kết quả này được thể hiện qua sự phân bố kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW theo các mức độ năng lực sáng tạo theo khối lớp ở bảng 18.

Bảng 18: Phân bố kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên MT ĐHSPNTTW theo các mức độ năng lực sáng tạo theo khối lớp

Khối lớp MĐ NLST Kết quả môn học N G F E D C B A Năm Giỏi 34 4 11,4 6 17,1 15 42,9 9 28,6

thứ nhất Khá 47 3 6,4 33 70,2 11 23,4 Trung bình 3 1 33,3 1 33,3 1 33,3 Yếu 4 4 100 Kém Năm thứ hai Giỏi 38 8 21 4 10,5 20 52,6 6 15,8 Khá 57 9 16 40 70 8 14 Trung bình 9 1 11,1 4 44,4 4 44,4 Yếu 3 3 100 Kém Năm thứ ba Giỏi 30 2 6,7 10 33,3 11 36,7 6 20 1 3,3 Khá 41 11 26,8 30 73,1 Trung bình 9 3 33,3 6 66,7 Yếu 3 1 33,3 1 33,3 1 33,3 Kém Cộng 278 2 22 47 153 54

Kết quả bảng 18 cho thấy: Tỷ lệ sinh viên đạt điểm thi học phần loại khá nhưng có mức độ năng lực sáng tạo trung bình và trung bình khá thấp nhất là năm thứ nhất (76,6%) đến năm thứ hai (86%) và cao nhất là năm thứ ba (100%). Như vậy, tỷ lệ này tăng dần từ năm thứ nhất đến năm thứ ba. Điều này chứng tỏ, tiềm năng sáng tạo của sinh viên năm thứ nhất chưa được phát huy. Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi thấy nguyên nhân chủ yếu là sinh viên năm thứ nhất chưa thích ứng với hoạt động học, đặc biệt là hoạt động chuyên

môn ở trường ĐHSPNTTW – một trường đào tạo mang tính đặc thù, có phương pháp dạy và học hoàn toàn khác so với phương pháp dạy học ở trường phổ thông.

Như đã đề cập ở mục 2.1.2, sinh viên Mỹ thuật ĐHSPNTTW đều là những em có năng khiếu nghệ thuật. Trước khi trở thành sinh viên trường ĐHSPNTTW, các em thường vẽ bằng sở thích, bằng năng khiếu của bản thân mà không tuân thủ bất cứ quy tắc nào . Mặc dù vào năm học thứ nhất, các em đều được trang bị các kiến thức về hình hoạ, trang trí, giải phẫu, xa gần....song quá trình thực hành các bài vẽ trong quá trình học tập tại trường của các em ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi thói quen trong cách vẽ trước đây, do vậy mà kết quả đạt được thường chưa cao như mong muốn.

Hơn nữa, cũng giống như bất kỳ trường Đại học nào khác, cách dạy và học ở trường ĐHSPNTTW là tự học – sinh viên làm việc cá nhân là chủ yếu, thầy giao bài, sinh viên tự phá bài và tham khảo thêm ý kiến đóng góp của giảng viên. Cách học này đã làm không ít sinh viên lúng túng, bị động và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với nhưng sinh viên năm thứ nhất khi mà kiến thức chuyên ngành các em chưa tích luỹ được nhiều.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên năm thứ nhất chưa tương xứng với năng lực sáng tạo của các em là có một số sinh viên chưa thực sự yên tâm học tập, các em vẫn còn nguyện vọng thi vào các trường nghệ thuật khác.

Tuy nhiên, kết quả bảng 18 cũng cho thấy :

Tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW ở các khối lớp khác nhau là thuận chiều nhưng thấp. Cụ thể:

ở năm thứ nhất, 100% sinh viên có mức độ năng lực sáng tạo khá đạt kết quả thi học phần ở mức giỏi. Các sinh viên đạt kết quả thi học phần loại

giỏi còn phân bố ở các mức độ năng lực sáng tạo thấp, trung bình và trung bình khá. Điều đáng mừng là có tới 28,6% sinh viên năm thứ nhất có mức độ năng lực sáng tạo trung bình nhưng đạt kết quả thi học phần loại giỏi.

Tương tự như vậy, 100% sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba có mức độ năng lực sáng tạo khá và cao đạt kết quả thi học phần ở mức giỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên có mức độ năng lực sáng tạo trung bình nhưng đạt kết quả thi học phần loại giỏi lại giảm dần với 15,8% ở năm thứ hai và 3,3% ở năm thứ ba.

Có điều gì bất cập ở đây khi mà đáng lẽ ra, sinh viên năm thứ ba phải đạt kết quả học tập cao hơn do lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo các em tích luỹ được nhiều hơn và hơn nữa kết quả học tập này có liên quan trực tiếp đến việc phân loại sinh viên khi tốt nghiệp, liên quan đến cơ hội tìm kiếm việc làm? Đâu là nguyên nhân của thực trạng?

Trang trí là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo giáo viên Mỹ thuật. Yêu cầu của môn học được tăng dần qua từng khoá. Nếu như ở năm thứ nhất, chủ yếu sinh viên được làm quen với các khái niệm đường nét, màu sắc, bố cục và các bài thực hành cũng chỉ dừng ở mức độ thể hiện được các yếu tố này trong tranh, do vậy sinh viên dù không có năng khiếu vượt trội, chỉ cần chăm chỉ, tích cực học tập thì các em vẫn có thể đạt điểm thi học phần loại giỏi. Tuy nhiên, sang năm thứ hai, đặc biệt ở năm thứ ba khi nội dung chương trình ngày càng nhiều, yêu cầu với môn học ngày càng cao, đòi hỏi sinh viên phải thể hiện được một cách sáng tạo mối quan hệ độc đáo giữa đường nét, màu sắc và bố cục trong các tác phẩm của mình. Do vậy, nếu chỉ có yếu tố cần cù mà thiếu đi năng lực sáng tạo thực sự thì sinh viên sẽ rất khó khăn trong học tập chuyên môn cũng như trong quá trình hoạt động nghề nghiệp sau này. Thực trạng này phải chăng do nhà trường hàng năm chưa tuyển chọn được những sinh viên thực sự có năng khiếu?

Một nguyên nhân khác dẫn đến sự không chặt chẽ trong tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên MT ĐHSPNTTW ở các khối lớp khác nhau bắt nguồn từ hứng thú, tình cảm với nghề nghiệp của các em. Theo thống kê của đề tài "Hứng thú nghề sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Nhạc Hoạ Trung ương" thực hiện năm 2004 thì có tới 58% giáo sinh cho rằng công việc của giáo viên Mỹ thuật rất nhàm chán, đôi khi không nhận được sự coi trọng của đồng nghiệp và học sinh 51, 45. Thực tế là trong suốt quá trình học tập 3 năm tại trường, sinh viên được tham gia hai đợt thực tập sư phạm tại trường phổ thông, đợt I là vào đầu năm thứ hai và đợt hai vào cuối năm thứ ba. Qua tiếp xúc, trao đổi với sinh viên, các em thường bày tỏ quan ngại khi thấy trong các trường phổ thông hiện nay, vị trí của môn Mỹ thuật nhiều khi chưa được đánh giá đúng mức, môn Mỹ thuật thường bị coi là môn phụ, giáo viên dạy Mỹ thuật thường phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác ngoài chuyên môn, cộng thêm mức lương thấp... Thực trạng này tác động rất lớn tới mức độ say mê nghề nghiệp của sinh viên Mỹ thuật, do vậy nhiều em khi trở về trường đã không còn giữ được niềm say mê đối với nghề, nhiều sinh viên có ý định chuyển nghề bằng cách tiếp tục ôn luyện để thi vào các trường nghệ thuật khác ngoài sư phạm.

Tóm lại, sự tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên MT xét theo khối lớp là khác nhau. Sự tương quan này liên quan tới sự thích ứng với hoạt động học tập cũng như liên quan tới mức độ tích cực học tập và hứng thú với nghề của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3.Tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả học tập môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW xét theo giới tính.

Hệ số tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên xét theo giới tính được thể hiện ở bảng 19.

Như vậy, hệ số tương quan giữa mức độ năng lực sáng tạo với kết quả thi học phần môn trang trí của sinh viên nam (rnam= 0,472) cao hơn nữ (rnữ = 0,318).

Bảng 19: Tương quan giữamức độ năng lực sáng tạo với kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW xét theo giới

Nữ

Xeploai TSD - Z Xeploai ĐHP

xeploaiTSD - Z Pearson Correlation 1 .318(**)

Sig. (2-tailed) .000

N 167 167

Xeploai ĐHP Pearson Correlation .318(**) 1

Sig. (2-tailed) .000

N 167 167

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

Nam

Xeploai TSD - Z Xeploai ĐHP

xeploaiTSD - Z Pearson Correlation 1 .472(**)

Sig. (2-tailed) .000

N 111 111

Xeploai ĐHP Pearson Correlation .472(**) 1

Sig. (2-tailed) .000

N 111 111

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

Chúng ta hãy xem xét kết quả cụ thể ở bảng 20.

Bảng 20: Phân bố kết quả thi học phần môn Trang trí của sinh viên MT trường ĐHSPNTTW ở các mức độ năng lực sáng tạo xét theo giới tính

Khối lớp

Kết quả môn học Nam Giỏi 44 2 4,5 10 22,7 7 15,9 18 40,9 7 15,9 Khá 53 10 18,9 34 64,1 9 16,9 Trung bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu năng lực sáng tạo của sinh viên mỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Trang 86)