Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Một phần của tài liệu luận văn quản trị khách sạn du lịch XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN RIVERSIDE SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2009- 2013 (Trang 36)

Tình hình phát triển ngành kinh doanh nhà hàng - khách sạn

Lĩnh vực nhà hàng khách sạn đang trên đà phát triển và có tiềm năng lớn. Ngành kinh doanh nhà hàng - khách sạn chủ yếu tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế, tài chính của Phía Nam Việt Nam).

Xác định đối thủ cạnh tranh

Nhóm 1: Các khách sạn đạt tiêu chuẩn 4-5 sao: New World, Rex, Renaissen Riverside Hotel, Caravell, Part Hyatt…

Nhóm 2: Các khách sạn có khả năng cạnh tranh mạnh đạt tiêu chuẩn 3 sao : Khách sạn Riverside Sài Gòn, Hương Sen, Quê Hương, Hữu Nghị, Victory…

Nhóm 3: Các khách sạn khác: Thuộc hạng 2 sao và thấp hơn đây là những khách sạn có khả năng cạnh tranh thấp.

Đối tượng phục vụ của Khách sạn Riverside Sài Gòn là những khách có thu nhập khá, vì thế đối thủ cạnh tranh của Khách sạn Riverside Sài Gòn là các khách sạn ở nhóm 2, trong đó các đối thủ mà Khách sạn Riverside Sài Gòn quan tâm là Hương Sen và Quê Hương.

Phân tích các đối thủ cạnh tranh chính: (1) Hương Sen:

Các chiến lược đã sử dụng: trong thời gian vừa qua Hương Sen đã sử dụng các chiến lược chủ yếu sau: thâm nhập thị trường (chủ yếu là các khách hàng công tác trong kinh doanh và việt kiều về nước), chiến lược phát triển sản phẩm (ẩm thực gánh hàng rong, cà phê góc phố corner). Việc sử dụng các chiến lược đó nhằm giúp Hương Sen tăng công suất hoạt động, đa dạng hóa dịch vụ, tăng khả năng cạnh trạnh

Điểm mạnh

- Thị phần: Trong năm 2008, Hương Sen đã phục vụ khoảng 20.000 lượt khách và có thị phần 25%

- Quy mô của khách sạn: hiện tại Hương Sen là khách sạn có quy mô 76 phòng với 114 giường. Bên cạnh đó, Hương Sen là khách sạn năng động hơn so với Khách sạn Riverside Sài Gòn

- Khả năng tài chính: Khả năng tài chính của Hương Sen tương đối mạnh

- Khả năng nghiên cứu và phát triển: Hương Sen đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển nhằm tăng tính đa dạng, và đã thành công trong việc phát triển thêm các dịch vụ mang nét đặc trưng riêng như ẩm thực gánh hàng rong, cà phê góc phố (corner).

- Marketing: Ngoài các hình thức quảng cáo như treo băng rol, quảng cáo trên báo thì Hương Sen còn đẩy mạnh hoạt động marketing thông qua việc tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao để quảng bá tên tuổi của mình.

Điểm yếu

- Quản trị nhân sự: Hương Sen còn yếu trong việc quản lý nguồn nhân sự của các bộ phận trong khách sạn, chưa tạo được động lực thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên.

- Quản lý nguyên liệu: bộ phận thu mua nguyên liệu dùng để chế biến của Hương Sen còn yếu, do nhân viên phòng hành chính - kế toán đảm nhiệm trong khâu thu mua nguyên liệu. Bên cạnh đó, khả năng quản lý hàng tồn kho của Hương Sen còn yếu nên mức tồn kho còn khá cao.

(2) Quê Hương:

Các chiến lược đã sử dụng: chỉ chủ yếu sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường để tăng công suất hoạt động của khách sạn.

Điểm mạnh

- Khả năng tài chính: Nguồn vốn kinh doanh của khách sạn Quê Hương cũng tương đối mạnh.

- Sức chứa của nhà hàng: Trong năm 2008 Quê Hương cũng đã phục vụ được khoảng 8.345 lượt khách, cao hơn so với Khách sạn Riverside Sài Gòn (khoảng 2530 lượt khách). Trong đó, bộ phận nhà hàng hoạt động khá tốt với sức chứa khoảng 600 khách và được xây dựng trên diện tích rộng với một không gian vừa thoáng mát lại vừa khang trang lịch sự.

- Chính sách quản trị nhân sự: Quê Hương có mức lương và chính sách khuyến khích, động viên tinh thần làm việc cho nhân viên cao, vì thế đã thu hút được nhiều nhân viên có trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn.

- Khả năng cạnh tranh về giá: do có kinh nghiệm quản lý từ khách sạn trước nên Quê Hương đã tiết kiệm được các khoản chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì thế, Quê Hương đưa ra mức giá có khả năng cạnh tranh cao, trong cả hai lĩnh vực nhà hàng – khách sạn.

Điểm yếu

- Khả năng nghiên cứu và phát triển: cũng như đa số các khách sạn hiện nay, khách sạn Quê Hương chỉ chủ yếu cung cấp dịch vụ lưu trú và nhà hàng. Từ khi thành lập đến nay, Quê Hương chưa cung cấp thêm bất kỳ dịch vụ nào khác, ngoài các dịch vụ hỗ trợ quen thuộc như:Bar, karaoke, massage.

- Marketing: hoạt động marketing còn đơn giản, chủ yếu chỉ treo băng rol, tặng quà vào các dịp lễ, tết. Để thấy được đặc điểm chung của ngành và chất lượng dịch vụ của các khách sạn hiện nay, ta sẽ phân tích ma trận sau:

Hình 3.2: Ma trận xác định thị trường tiềm năng

Từ việc phân tích các đối thủ cạnh tranh và qua hình 3.7 ta thấy: dung lượng thị trường hiện nay (TP. Hồ Chí Minh) và trong tương lai (Khu vục phía Nam, Trong nước và Quốc tế) của ngành vẫn còn tiềm năng rất lớn. Vì vậy, bản thân khách sạn Riverside Sài Gòn và các đối thủ trong ngành có thể tăng công suất hoạt động lên. Đồng thời qua đó cũng thấy vẫn còn cơ hội cho các đối thủ mới thâm nhập vào ngành. Và họ cũng tạo ra sức ép lớn cho tất cả các khách sạn trong ngành hiện nay. Còn về chất lượng dịch vụ, tuy hiện nay các khách sạn đã có nhiều cải tiến đáng kể, nhưng vẫn chưa tạo được sự khác biệt mang tính đột phá cho riêng mình

và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó một số khách sạn khác có thêm các dịch vụ hỗ trợ phong phú như: hồ bơi, dịch vụ du lịch, sân tennis, dịch vụ xuất khẩu lao động, …..Và hạn chế lớn nhất của tất cả các khách sạn hiện nay là các nhân viên phục vụ còn hạn chế về khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ nên còn hạn chế trong việc phục vụ cho các khách nước ngoài. Từ sự phân tích trên, ta thiết lập Ma trận Hình ảnh cạnh tranh của Khách sạn Riverside Sài Gòn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của khách sạn Riverside Sài Gòn

STT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ QT

Riverside

Sài Gòn Hương Sen Quê Hương PL MQT PL MQT PL MQT

1 Khả năng tài chính 0,12 4 0,48 4 0,48 4 0,48 2 Phong cách phục vụ 0,12 4 0,48 4 0,48 3 0,36 3 Công suất và thị phần 0,09 2 0,18 4 0,36 3 0,27 4 Vị trí thuận tiện 0,07 2 0,14 3 0,21 3 0,21 5 Khả năng cạnh tranh về giá 0,09 3 0,27 2 0,18 3 0,27 6 Quản trị nhân sự 0,06 3 0,18 2 0,12 3 0,18 7 Khả năng nghiên cứu và phát

triển 0,09 2 0,18 3 0,27 2 0,18 8 Hoạt động marketing 0,11 2 0,22 3 0,33 2 0,22 9 Quản lý nguyên liệu 0,05 3 0,15 2 0,10 3 0,15 10 Quy mô của khách sạn 0,10 3 0,30 3 0,30 4 0,40 11 Cơ sở vật chất 0,10 3 0,30 3 0,30 3 0,30

Tổng cộng 1,00 2,88 3,13 3,02

(Ghi chú: QT: quan trọng, PL: phân loại, MQT: mức quan trọng)

Nhận xét: Từ ma trận hình ảnh cạnh tranh cho thấy khách sạn Hương Sen (tổng số điểm quan trọng là 3,13) là đối thủ cạnh tranh khá mạnh với Khách sạn Riverside Sài Gòn. Đứng ở vị trí thứ hai là khách sạn Quê Hương (tổng số điểm quan trọng là 3.02) và Khách sạn Riverside Sài Gòn đang đứng ở vị trí thứ ba. Do đó, Khách sạn Riverside Sài Gòn cần phải nổ lực hơn nữa để nâng cao vị thế của mình. Vì thế, khi xây dựng chiến lược cho hoạt động của khách sạn, Khách sạn Riverside Sài Gòn cần phải biết phát huy những thế mạnh của mình (chất lượng phục vụ, cơ sở vật chất và khả năng tài chính dồi dào) và khắc phục hạn chế của mình (khả năng cạnh tranh về giá, khả năng nghiên cứu và phát triển, hoạt động marketing).

Một phần của tài liệu luận văn quản trị khách sạn du lịch XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO KHÁCH SẠN RIVERSIDE SÀI GÒN GIAI ĐOẠN 2009- 2013 (Trang 36)