Một số dự báo về tình hình chính trị và kinh tế thế giới dưới tác động của cuộc khủng

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 99)

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đang và sẽ tạo ra những thay đổi sâu sắc trong trật tự thế giới về kinh tế và chính trị. Cho tới hiện nay, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về sự thay đổi về vị trí của các nước trong nền kinh tế - chính trị trong thời gian sắp tới. Tùy thuộc vào việc những chính sách mà chính phủ các quốc gia thực hiện để chống lại cuộc khủng hoảng và những hậu quả của nó có mang lại kết quả như mong đợi hay không, có thể đưa ra ba xu hướng thay đổi là: kinh tế thế giới tiếp tục phát triển với tốc độ chậm, duy trì vai trò lãnh đạo của Mỹ và các quốc gia phát triển vượt qua khỏi suy thoái và vượt xa khỏi các nước đang phát triển, các nước đang phát triển không thể trở thành đối trọng của họ; tuy nhiên, đây cũng có thể là kỷ nguyên của các nước đang phát triển nhóm trên, các nước Châu Á với sự trỗi dậy đang ngày càng được khẳng định của Trung Quốc; hoặc thế giới sẽ tiếp tục kéo dài thời kỳ bất ổn của mình với những biến động kinh tế, xã hội và chiến tranh trên nhiều châu lục.

Với kịch bản thứ nhất, thế giới sẽ tiếp tục với sự tăng trưởng chậm nhưng ổn định, Mỹ sẽ tiếp tục giữ vai trò là nền kinh tế đi đầu và có tầm ảnh hưởng chính trị lớn trên thế giới, tuy đây không phải là điều quốc gia nào cũng mong muốn. Người

ta có nhiều lý do để tin tưởng vào điều này bởi mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng tài chính và kinh tế, Mỹ vẫn thể hiện một khả năng phục hồi mạnh mẽ bởi những tiềm lực và kinh nghiệm sẵn có, với một lực lượng lao động có khả năng linh hoạt và đổi mới. Các nhà đầu tư vẫn đánh giá đây là một môi trường đầu tư sinh lợi với thị trường tài chính phát triển cao, tính thanh khoản tốt và các thể chế chính trị, luật định rõ ràng và hiệu quả. Hơn nữa, Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế linh hoạt, có đủ nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực cần thiết để vượt qua các khó khăn hiện nay; đồng USD vẫn tiếp tục là một đồng tiền phổ biến và có sức mạnh trong hệ thống tiền tệ quốc tế khi đồng Euro đang rơi vào khủng hoảng và các đồng tiền khác chưa đủ điều kiện để trở thành sự lựa chọn quốc tế. Và xem xét trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Mỹ vẫn là động lực của sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Sau những năm tăng trưởng cao, các nền kinh tế thị trường đang trỗi dậy có ảnh hưởng ngày một lớn hơn nhưng không tách khỏi nền kinh tế tài chính thế giới nhưng vẫn phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước phát triển. Về mặt chính trị, dưới thời tổng thống Obama, Mỹ đã có những động thái “ôn hòa” hơn trong các cuộc tranh chấp nhưng không bao giờ đứng ngoài những sự kiện có ảnh hưởng tới vị thế địa chính trị của mình trong khu vực và trên thế giới, nhất là trong việc cân bằng sức mạnh với Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong kịch bản này, thế giới trong những năm sắp tới sẽ không có một bước nhảy vọt nào nhưng tiếp tục bền bỉ và tiếp tục tăng trưởng chậm. Trong một khoảng thời gian nhất định, Mỹ sẽ giữ được vai trò siêu cường của mình như thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng. Trung Quốc cũng sẽ không phải chịu một hậu quả nào từ tình hình này và tiếp tục đi theo con đường phát triển của mình. Trung Quốc có cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển này đó là dân số, sự ưu tiên dành cho phát triển khoa học công nghệ và sự phụ thuộc về tài chính của nhiều quốc gia lớn như Mỹ

vào Trung Quốc. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho cán cân giữa ba khối kinh tế chính trị của thế giới hiện nay là Mỹ, EU và Trung Quốc có xu hướng dịch chuyển về phía Đông.

Tuy nhiên, trong kịch bản thứ nhất, mới chỉ nói tới vai trò của Trung Quốc như một quốc gia xếp thứ 2 sau Mỹ về kinh tế, tiếp tục duy trì trong tình hình tăng trưởng chậm của thế giới mà chưa nhắc tới những quốc gia đang phát triển mạnh mẽ và vai trò ngày một tăng, góp phần vào lực lượng các quốc gia trỗi dậy mạnh mẽ cùng với Trung Quốc trở thành đối trọng với các quốc gia phát triển là Mỹ và châu Âu. Kể cả trong trường hợp như kịch bản thứ nhất thì cũng sẽ không tiếp tục như thời gian trước đây. Bởi với vai trò nắm giữ các nguồn nhiên liệu sản xuất, mà đặc biệt là dầu mỏ, các quốc gia như Nga, Venezuela và các quốc gia Ả rập có nhiều cơ hội tích lũy nguồn tư bản, sử dụng nguồn tài chính dồi dào để tạo ra những thế lực chính trị lớn hơn trên trường quốc tế. Vì vậy, kịch bản thứ hai về kỷ nguyên của các nước đang trỗi dậy, những nước đang xác định rõ vị trí trên bàn cờ kinh tế thế giới. Khủng hoảng toàn cầu 2008 đã đảo lộn trật tự kinh tế thế giới. Án Độ, hay Trung Quốc, Brazil ngày nay đang nắm chắc trong tay những chìa khóa của tương lai quan trọng không kém Mỹ hay Pháp. Khủng hoảng nghiêm trọng nhất thế giới sau Thế chiến thứ Hai là cú hích tuyệt vời đưa các nước đang phát triển, mà tiêu biểu nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil, trở thành những cường quốc kinh tế của thế giới. Ngày nay, nhóm được gọi là các quốc gia phương Nam kiểm soát 52% sản lượng công nghiệp toàn cầu, 80% dự trữ ngoại tệ của thế giới và 66% các dịch vụ tài chính của nhân loại phải đi qua các sàn chứng khoán của các nước từng được coi là thuộc Thế giới thứ Ba.

Trong khi các nước này đang có được một đà tăng trưởng đáng kể trong một thời kỳ đầy khó khăn từ 5% tới 9%, và đặc biệt là Trung Quốc với đà tăng trưởng

được cho là đầu tàu kéo tăng trưởng của thế giới thì tăng trưởng của Mỹ, châu Âu và Nhật lại khá mờ nhạt và tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn ở mức cao. Theo một số nhà phân tích thì trong lúc các quốc gia phương Tây – điển hình là EU đang rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, thì các quốc gia trỗi dậy lại có nguồn tài chính dồi dào. Trung Quốc hay Ấn Độ với số dân tới 2,5 tỷ trong tổng số 7 tỷ người lại là những nơi tiêu thụ hàng hóa hấp dẫn. Tại Brazil, sức mua của tầng lớp trung lưu giúp ngành công nghiệp Brazil tham gia vào những ngành công nghiệp được coi là độc quyền của phương Tây. Sự mạnh dạn chi tiêu của một tầng lớp trẻ, khá giả và có chuyên môn cao ở các nước đã góp phần làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới. Ngoài ra, theo chuyên gia kinh tế, còn có những quốc gia trỗi dậy ở thế hệ thứ hai đang phát triển với đà mạnh mẽ bao gồm Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico.

Nhưng dựa trên tình hình biến động hiện nay của thế giới, cũng có người lo ngại rằng thế giới sẽ tiếp tục kéo dài tình trạng bất ổn như hiện nay thêm một thời gian dài nữa, những lo ngại về khủng hoảng suy thoái tài chính kinh tế làm gia tăng mối lo ngại của người dân, và sự mất lòng tin của họ về chính quyền. Chiến tranh để giành lãnh thổ, giành các quyền lợi về kinh tế, chính trị đằng sau vấn đề chống khủng bố và nhân quyền sẽ tiếp tục diễn ra. Tình trạng bất ổn sẽ tiếp tục kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới thêm một thời gian dài.

KẾT LUẬN

Như đã đề cập ngay từ đầu, tăng trưởng, suy thoái kinh tế là một chu kỳ tất yếu trong lịch sử phát triển của con người nói chung và bất cứ một nền kinh tế nào nói riêng. Nhưng đây không phải là một quá trình lặp lại với những chu kỳ giống nhau, với các pha và đặc điểm giống nhau mà mỗi chu kỳ lại chứa trong nó những đặc điểm, nguyên nhân, bản chất, mang lại những hệ quả và tác động tới xã hội khác nhau. Đại suy thoái 1929 – 1933 có thể được đánh giá là cuộc khủng hoảng ở quy mô thế giới đầu tiên và trầm trọng nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Đó như là một phần tất yếu của lịch sử, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ quốc tế. Vào thời điểm đó, Đại suy thoái làm biến đổi hoàn toàn bộ mặt nền kinh tế thế giới, tác động sâu sắc với nền chính trị, và xã hội của rất nhiều quốc gia. Hơn thế nữa, Đại suy thoái cũng làm thay đổi mạnh mẽ nền chính trị thế giới, là động lực lớn làm xuất hiện những lực lượng chính trị mới, những mô hình nhà nước, mô hình liên kết chính trị và cũng phá vỡ những mô hình hợp tác cũ. Đại suy thoái kinh tế là một bằng chứng rõ ràng về việc các quốc gia đặt lợi ích lên trên hết và sẵn sàng dùng mọi biện pháp để bảo vệ nền kinh tế quốc gia, trong khi đó với quy mô của khủng hoảng thì việc cố kết lại hết sức cần thiết. Vào thời điểm khủng hoảng, các quốc gia sẵn sàng từ bỏ mọi cam kết quốc tế để áp dụng các chính sách quốc gia, các hàng rào bảo hộ thương mại để đổi phó với các vấn đề trong nước. Sự co lại của mỗi quốc gia cũng làm biến dạng quan hệ quốc tế ỏ mọi cấp độ từ khu vực tới thế giới, hành động rút bỏ khỏi các cam kết hay dựng hàng rào bảo hộ dẫn tới các hành động đáp trả của các quốc gia khác, đồng thời làm gia tăng căng thẳng về mặt chính trị giữa các nước kéo theo nguy cơ sụp đổ của những hợp tác, liên kết trong các lĩnh vực khác và đẩy an ninh thế giới vào tình trạng mất an toàn. Điển hình là cuộc chiến

tranh thế giới thứ hai như một hậu quả tất yếu của Đại suy thoái để thế giới sắp xếp lại trật tự và bước vào một thời kỳ mới.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 không phải là một Đại suy thoái thứ hai, nó có thể giống ở những nguyên nhân đổ vỡ của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, hậu quả của thời kỳ sản xuất thừa và tăng trưởng nóng, sự thay đổi vị trí trong các cường quốc kinh tế và sự trỗi dậy mạnh mẽ của các quốc gia đang phát triển; tới diễn biến thời kỳ ban đầu với sự khủng hoảng chứng khoán, ngân hàng, công nghiệp tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tới những tác động về mặt xã hội, niềm tin của người dân vào triển vọng kinh tế thế giới…; nhưng do diễn ra vào một thời kỳ xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa mạnh mẽ, sự liên kết và phụ thuộc giữa các nền kinh tế, các quốc gia đã lớn hơn rất nhiều lần so với thời kỳ Đại suy thoái, cộng với những kinh nghiệm đối phó với khủng hoảng đã được quốc gia tích lũy nên cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 có những điểm rất riêng biệt.

Thế giới ngày nay là một thế giới khu vực hóa và toàn cầu hóa mạnh mẽ, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cho tới cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1998, Việt Nam không bị ảnh hưởng do chưa tham gia sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tới cuộc khủng hoảng này, ngay từ những chấn động đầu tiên của cuộc khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam đã chịu những tác động có thể được nhận thấy rõ ràng. Về mặt kinh tế, khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam theo cả hai vế của tổng cầu: cầu đầu tư bị giảm do nguồn cung vốn FDI và đầu tư gián tiếp bị giảm mạnh; cầu về tiêu dùng bị giảm, do khủng hoảng thế giới làm giảm mạnh cầu về hàng xuất khẩu. Điều này làm tăng số lượng thất nghiệp và thấp nghiệp tạm thời; kéo theo sự sụt giảm tiêu dùng nội địa.

Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện gói kích cầu nhiều tỷ USD, thông qua các khoản cho vay với sự hỗ trợ lãi suất, đi kèm với giãn thuế đánh vào

các doanh nghiệp. Mặc dù gói kích cầu là rất nhanh và khá lớn so với tỷ lệ GDP, nhưng hiệu quả thực tế của nó cần phải có sự thẩm định và đánh giá chính xác, nhằm tránh cho nền kinh tế bị rơi vào một cuộc suy thoái hay lạm phát mới trong tương lai. Bài học từ khủng hoảng kinh tế ở Mỹ cho thấy, kích cầu tự bản thân nó không phải là giải pháp cho phép nền kinh tế vượt nhanh ra khỏi khủng hoảng; mà ngược lại, có thể là hiểm họa tiềm ẩn gây nên lạm phát và suy thoái, nếu thể chế tài chính có những khiếm khuyết, khiến cho dòng vốn kích cầu bị lái trệch khỏi mục tiêu ban đầu, hoặc bị sử dụng quá kém hiệu quả.

Việt Nam gặp phải thách thức rất lớn nhưng cơ hội cũng đang mở ra. Để có thể tận dụng được những cơ hội này đòi hỏi phải có một sự thay đổi về thể chế quản lý một cách có trật tự và vững chắc. Một thể chế quản lý nhấn mạnh tới trách nhiệm, hiệu quả của từng tế bào của bộ máy quản lý Nhà nước, của từng tổ chức tài chính và công nghiệp đối với lợi ích của toàn xã hội và với yêu cầu phát triển bền vững. Đồng thời, đòi hỏi một sự minh bạch về thông tin quản lý, về hiệu quả kinh tế - xã hội của từng đơn vị hay tổ chức trong từng địa phương và trong toàn nền kinh tế. Đây cũng chính là bài học quý báu nhất về tiến trình chuyển đổi tổ chức và quản lý tại Trung Quốc trong cải cách. Cũng như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, hay Trung Quốc, Ấn Độ trước đây, sự thách thức và cơ hội đang đặt ra với Việt Nam hôm nay. Các quốc gia này cũng đã từng bắt đầu như Việt Nam và Việt Nam cũng hoàn toàn có thể vươn lên, hòa nhập vào một Châu Á năng động và một Thế giới phát triển bền vững hơn.

Chu kỳ kinh tế - với tư cách là sản phẩm và cách thức tồn tại, vận động của các hoạt động đầu tư tái sản xuất xã hội - luôn mang tính khách quan và không thể bị triệt tiêu hoàn toàn. Trong tương lai, khủng hoảng năng lượng - môi trường và tài chính - tiền tệ có xu hướng trở nên dày đặc và phổ biến hơn. Các chu kỳ mang tính

quốc gia sẽ được tiếp tục rút ngắn và được vượt qua nhanh hơn, với giá phải trả thấp hơn ở những nước có nền kinh tế tri trức phát triển cao hơn và cơ chế thị trường hoàn thiện hơn, có độ mở cửa và hội nhập toàn cầu hóa thích với với điều kiện cụ thể của mình hơn, bằng sự phát triển hệ thống bảo trợ xã hội vì người lao động hơn. Đồng thời, giữa các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chủ chốt vẫn duy trì xu hướng lệch pha chu kỳ, nhưng dịch chuyển dần theo hướng phát triển cân bằng hơn về tốc độ. Sẽ ngày càng có xu hướng đan xen, lồng ghép, thậm chí trừng hợp hoặc "mở dần" ranh giới giữa khủng hoảng chu kỳ với khủng hoảng cơ cấu. Đặc biệt, các nguyên nhân và giải pháp đối phó với chu kỳ ngày càng gắn liền và mang đậm hơn tính chất tài chính - tiền tệ, cũng như liên quan ngày càng mật thiết hơn đến nhân tố con người.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Eric Foner (chủ biên), Lịch sử mới của nước Mỹ (The new American

history), NXB Chính trị Quốc gia

2. John Kenneth Galbraith, Ác mộng Đại khủng hoảng 1929, NXB Tri Thức,

2010

3. John A. Garraty, Cuộc Đại Suy Thoái Kinh Tế Thập Niên 1930, Nxb Từ

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 99)