Từ Đại suy thoái tới chiến tranh thế giới thứ hai

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 63)

Đại suy thoái không trực tiếp gây ra Chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng rõ ràng là có một mối liên hệ giữa nó và cuộc chiến tranh đó là sự nổi lên của Hitler. Hàng triệu người bầu cho Hitler là những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi Đại suy thoái và tin vào lời hứa của Hitler giúp đất nước vượt qua thời kỳ này trong thời gian ngắn. Trên thực tế thì sự phục hồi này là tương đối nhanh dưới thời Hitler, nhưng cũng chỉ một phần do công của Hitler. Tham vọng của Hitler không chỉ dừng lại ở đó mà muốn chinh phục châu Âu và kiểm soát thế giới. Hitler bắt đầu tăng cường quân sự vào những năm 1936 trong khi trước đó gần như không có dấu hiệu nào cho thấy tham vọng lớn của Hitler.

Nước Đức vượt qua suy thoái nhanh và công cuộc chuẩn bị cho chiến tranh đã khiến nước này rơi vào những khoản nợ lớn và lạm phát nghiêm trọng. Từ năm 1929 đến năm 1933, lượng tiền trong lưu thông đã giảm từ 5,6 xuống 4,1 tỷ Mark; nhưng đã tăng 300 triệu Mark trung bình năm từ 1933 đến 1935; 500 triệu Mark trung bình năm từ 1935 đến 1937. Trong vòng 8 năm lượng tiền đã tăng vọt. Sau đó lượng tiền lưu thông là 5,8 tỷ Mark và nhảy vọt lên 8,6 tỷ Mark năm 1938 và đạt 12,7 tỷ Mark năm 1939. Nợ quốc gia cũng tăng lên mức báo động ở mức 11,8 tỷ Mark năm 1933 và 19 tỷ Mark năm 1937 và tăng lên 47,9 tỷ Mark năm 1939. Sản xuất thép của Đức là một cách tốt cho việc tái vũ trang. Do nhu cầu về của Anh và Pháp tăng lên, giá sắt thép đã tăng lên gấp đôi từ năm 1936 đến 1938. Tuy nhiên, công nghiệp của Đức đạt tốc độ phát triển cao, vượt qua Anh và Pháp. Năm 1932,

mỗi nước sản xuất khoảng 5 tỷ tấn thép thì trong vòng 4 năm từ 1935 tới 1938, tổng lượng sản xuất thép của Đức là 102 tỷ tấn trong khi Anh sản xuất 59 tỷ tấn và ở Pháp là 35 tỷ tấn. [20, tr 157]

Sự tương phản giữa Đức và Anh, Pháp không chỉ sở sản xuất thép mà còn ở những điểm quan trọng khác là giá cả và lương. Ở Đức, Hitler kiểm soát công đoàn và chính phủ điều tiết giá cả và lương. Trong khi đó ở Anh, giá cả và lương tăng ổn định còn Pháp thì trải qua một thời gian lạm phát tăng vọt sau thời gian giảm phát vào năm 1936. So sánh này 3 quốc gia này chỉ ra sự ảnh hưởng nhẹ hơn của Đại suy thoái ở Anh và Pháp so với ảnh hưởng trầm trọng tại Đức. Tuy nhiên, phục hồi kinh tế ở Đức lại vượt nhanh hơn hai quốc gia kia. Có thể nói rằng, cả Pháp và Anh đều không phải chịu một sức ép lớn đủ để mang lại những thay đổi mạnh mẽ như ở Đức. Sức ép đối với việc tăng cường sức mạnh và tái vũ trang đó là một chế độ quản lý độc tài, không nhân đạo. Điều này chỉ như thêm phần thúc đẩy Hitler đẩy mạnh tái vũ trang chứ không đủ để ngăn cản tham vọng của ông.

Ảnh hưỏng của việc tái vũ trang đối với thị trường thế giới tương đối hạn chế. Nhu cầu về nhập khẩu không lớn như mong muốn của Đức và Nhật – hai quốc gia đầu tư chủ yếu vào tái vũ trang. Chỉ khi nhu cầu tăng lên mới có ảnh hưởng tới thị trường thế giới. Nhập khẩu của Đức tăng từ 4.2 tỷ lên 5.4 tỷ Mark từ 1933 đến 1938, và xuất khẩu từ 4,8 lên 5,3 tỷ Mark. Thương mại của Nhật cũng không tăng nhanh. Cả Đức và Nhật đều áp dụng mạnh chính sách tự cung tự cấp và bắt buộc người dân phải giảm tiêu dùng và tăng cường sản xuất. Nhật Bản cố gắng tăng xuất khẩu, trong khi Đức dựa chủ yếu với các hiệp định thương mại song phương dựa trên nhu cầu của hai bên. Mặt khác, Nhật lại lại một mối quan hệ mất cân bằng với hai đối tác thương mại chính là Trung Quốc và Mỹ. Xuất khẩu của Nhật tới Trung

Quốc và nhập khẩu từ Mỹ tăng đều. Tổng kim ngạch thương mại của Nhật không chỉ ra bất cứ sự thâm hụt nào nhưng với từng quốc gia lại không cân bằng.

Sự thật rằng việc tái vũ trang không có một ảnh hưởng tích cực đối với kinh tế thế giới đã được nhìn nhận bằng một cuộc suy giảm tại nhiều nước vào những năm 1937 – 38 trong thời kỳ sản xuất vũ khí hàng loạt. Nhiều quốc gia công nghiệp châu Âu bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm này.

Thời kỳ giữa hai cuộc Đại chiến là 31 năm, và không nghi ngờ gì đây là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong lịch sử của châu Âu. Các quốc gia ở khu vực khác trải qua thời kỳ này theo một cách khác, cũng chịu ảnh hương suy thoái nhưng hầu hết chiến tranh là cơ hội cho lợi nhuận và phát triển kinh tế. Với các quốc gia thuộc địa, sự nối tiếp của chiến tranh – suy thoái – chiến tranh là thời kỳ thoát khỏi chế độ thuộc địa. Với Đức, hai lần chống lại đồng minh châu Âu, đã đóng góp đáng kể vào quá trình giải phóng của các quốc gia phụ thuộc. Tất nhiên là Đức không tham chiến vì lý do này. Mặt khác, Đức muốn giành lại thuộc địa. Việc mất đi các thuộc địa sau Thế chiến thứ nhất đối với nhiều người Đức là lý do để phản đối lại Hiệp ước Versailles. Hitler là người sùng bái chế độ thuộc địa của Anh và đương nhiên ông không hứng thú với việc giải phóng người dân châu Á và châu Phi khỏi gong cùm thuộc địa. Mục đích của chiến tranh và hậu quả của nó hiếm khi tương thích với nhau và hậu quả của hai cuộc thế chiến cũng là bài học cho các nhà lãnh đạo. Giải phóng thuộc địa và sự nổi lên của Mỹ trên thế giới là hai hệ quả không ngờ của cuộc chiến.

Nước Mỹ là quốc gia góp phần quyết định kết quả của cả hai cuộc Thế chiến thứ nhất và thứ hai và giữa hai cuộc chiến Mỹ trở thành nguyên nhân chính gây ra

suy thoái nền kinh tế thế giới. Đây không phải do sự cố ý nào mà là do sự thiếu hụt một chiến lược vững chắc.

Giải phóng thuộc địa

Thời kỳ bành trướng của Anh ‘Pax Britannica’ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tất cả các thuộc địa đều được hưởng lợi từ sự bá quyền này bởi Anh vẫn duy trì hiện trạng, và sự suy giảm quyền lực của Anh tại thuộc địa cũng gây hại tới toàn bộ chế độ thuộc địa của châu Âu. Trụ cột chính của đế chế Anh quốc là Ấn Độ, vì vậy mà Ấn Độ có vai trò quan trọng trong việc giải phóng thuộc địa. Ấn Độ góp phần trong những nỗ lực của Anh tại Thế chiến thứ nhất nhưng đồng thời cũng thu được nhiều lợi ích. Sau chiến tranh, nước Anh bị suy yếu lại phải đối mặt với một Ấn Độ tự chủ hơn với không chỉ những trí thức mà cả những doanh nhân với tư tưởng quốc gia xung quanh Mahatma Gandhi. Mối quan hệ Anh - Ấn trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến được đánh dấu bởi việc Anh không sẵn sàng và không thể dẹp bỏ phong trào tự do ở Ấn Độ bằng vũ lực. Nếu như Ấn Độ có được tự do thì vào thời điểm năm 1929, Ấn Độ đã có thể đối mặt với suy thoái với những hướng riêng và có thể tham chiến vào cuộc Đại chiến thứ 2 như một quốc gia đồng minh của Anh. Nhưng dưới những tác động của suy thoái, Anh đã phải thắt chặt chính sách thuộc địa ở Ấn để ngăn ngừa sự sụp đổ.

Ấn Độ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai bằng việc cung cấp 2 triệu quân cho Anh, chế độ thuộc địa đã đẩy nước này vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Anh đã ký với Mỹ Hiến chương Đại Tây Dương cam kết tự do và quyền tự quyết cho mọi dân tộc trên thế giới. Hai nước cũng ký thỏa thuậ để ngăn chặn sự tích lũy các khoản nợ chiến tranh xunh quanh quan hệ Anh – Mỹ sau Thế chiến thứ nhất. Thỏa thuận này quy định rằng tất cả các quôc gia tham chiến sẽ chia sẻ gánh

nặng công bằng. Nhưng Churchill đã tuyên bố rằng Hiệp định này không áp dụng đối với Ấn Độ và các thuộc địa khác. Vì Ấn Độ không phải là đồng minh và không bị buộc phải chia sẻ các gánh nặng của chiến tranh và các khoản đóng góp đều ghi vào tài khoản của Anh.

Các quốc gia có ít thuộc địa hơn như Pháp, Hà Lan và Bồ Đào Nha không phải đối mặt với những vấn đề tương tự như Anh, nhưng chắc chắn cũng không hy vọng mất đi các thuộc địa của mình. Các thuộc địa của Pháp đã bị tác động lớn bởi cuộc suy thoái. Sau khi Hitler xâm chiếm Pháp, các thuộc địa của Pháp chịu sự quản lý của chế độ Vichy. Một số thuộc địa khác bị Anh và Mỹ chiếm quyền. Bán đảo Đông Dương nằm dưới sự cai trị của Nhật, nước đã giành Indonesia từ Hà Lan. Sự quay trở lại thời kỳ thuộc địa kiểu cũ ở Đông Dương và Indonesia sau chiến tranh được coi như là thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử thuộc địa. Bồ Đào Nha, đồng minh lâu đời nhất của Anh, duy trì chế độ thuộc địa đằng sau cái bóng của Anh. Chấm dứt thời kỳ thuộc địa phải nói tới sự giảm sút thương mại quốc tế, giá trị của thuộc địa cũng vì thế mà suy giảm.

Trật tự Versaille – Washington bị phá vỡ

Trật tự Versaille – Washingotn được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, với một loạt các hiệp định được ký giữa các bên thắng và thua trận. Bộ mặt địa chính trị thế giới đã có một sự thay đổi lớn. Các quốc gia thắng trận giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và đáp đặt lên các nước thua trận, các Đế quốc Nga, Đức, Áo – Hung, Ottoman với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị sụp đổ. Trong đó 2 cường quốc Áo-Hung, Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức-Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kìm chế với tình cảm dân tộc nước lớn tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến 1 thế

chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc. Và từ sự phân chia mang tính chủ quan của các nước cường quốc thắng trận, điều đó dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này.

Hệ thống Versailles-Washington sau khi được hình thành vẫn mang đầy đủ các mâu thuẫn của trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và còn kết hợp thêm nhiều mâu thuẫn mới . Trật tự thế giới này chỉ mang lại lợi ích cho các cường quốc thắng trận là: Anh, Pháp, Nhật, Mỹ. Và những điều khoản khắt khe của hệ thống hòa ước này không chỉ không kìm hãm được những nước chiến bại.Nhất là nước Đức. Mà còn tằng lên tâm lý phục thù. Do tự chứa trong mình nhiều mâu thuẫn như vậy nên hệ thống trât tự Versailles-Washington chỉ tồn tại được trong 1 thời gian ngắn và nhanh chóng bị thay thế. Cuối năm 1917 song song với sự hình thành của hệ thống trật tự Versailles. Washington thì Liên Xô được thành lập có ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài đối với thế giới.

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai được coi như sự chấm dứt của trật tự thế giới giữa hai cuộc chiến này, và với tầm quan trọng là gạch nối của thời kỳ này, cuộc Đại suy thoái đã góp phần không nhỏ trong việc làm gia tăng sự mâu thuẫn giữa các quốc gia, khi các quốc gia không còn chia sẻ lợi ích chung, không còn là đồng mình chống lại một kẻ thù chung nữa. Khi một nước nâng cao hàng rào thuế quan, các quốc gia khác cũng có hành động đáp trả ngay lập tức. Và hệ thống Versailles Washington vẫn mang đầy đủ những mâu thuẫn trước đó, khi quyền lợi giữa các quốc gia được phân chia không đồng đều, các nước thua thiệt sau Chiến tranh thế giới thứ nhất lại trỗi dậy phát triển mạnh mẽ sau Đại suy thoái và vươn lên trong khu vực, mà điển hình như Đức và Ý, trong khi các quốc gia thắng trận, giành được nhiều thuộc địa như Anh, Pháp lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ Đại suy thoái, vai trò cường quốc bị giảm đi đáng kể. Đó là những tiền đề quan trọng cho sự sụp

đổ của trật tự thế giới Versailles – Washington và là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới Thế chiến lần thứ hai – cuộc chiến tranh thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.

Chương III: So sánh Đại suy thoái 1929 – 1933 và Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

2008

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 63)