Vào năm 1928, các dòng đầu tư từ châu Mỹ sang châu Âu bắt đầu chậm lại. Những cuộc đối thoại về một kế hoạch mới được thảo luận ngay khi phố Wall rơi vào Đại suy thoái. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định tăng tỉ lệ lãi suất năm 1929 và 1930, cùng với cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Mỹ, đồng nghĩa với việc cắt hoàn toàn các khoản vay của Mỹ cho châu Âu. Tới năm 1931, đầu tư của Mỹ tới châu Âu bằng 0. Đáp lại, các nước châu Âu cũng tăng lãi suất và cố gắng ngăn chặn rơi vào thâm hụt ngân sách, với mong muốn thu hút lại những đầu tư đã mất. Nhưng chiến lược này đã mang lại những hậu quả đau thương. Phát triển chính trị đã đóng một phần rất quan trọng, bất cứ một cuộc tranh luận nào về việc việc tăng thuế hay chi tiêu chính phủ, như những gì diễn ra ở Đức vào mùa hè năm 1931, có tác động nghiêm trọng tới tài chính cũng như những hậu quả chính trị.
Tháng 6 và tháng 7 năm 1931, các ngân hàng Anh đều phải đấu tranh để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính của châu Âu bị kéo theo bởi cuộc khủng hoảng tại Mỹ. Nhưng dù cho các nhà chính trị có cố gắng bao nhiêu, thì rất nhiều các vấn đề mà các ngân hàng trung tâm của châu Âu phải đối mặt vào mùa hè năm 1931 không thể
tránh khỏi. Không chỉ các khoản đầu tư nước ngoài ở những khu vực bị phụ thuộc vào những dự án chưa được thực hiện, chỉ đưa ra để mang lại danh tiếng hơn là lợi nhuận (ở Rumani, khoảng hơn 30% nợ quốc gia là do các dự án như vậy), các ngân hàng Trung Âu đã đồng thời có một liên hệ chặt chẽ với nền công nghiệp nội địa khiến các ngân hàng dễ bị tổn thương.
Ví dụ, nền công nghiệp Áo rất phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng, trong khi các ngân hàng lại giữ một số lượng lớn cổ phần của ngành công nghiệp Áo. Khi ngành công nghiệp khủng hoảng thì các ngân hàng cũng vậy. Trong suốt mùa hè năm 1931, các ngân hàng Áo đã làm việc hết sức để bù đắp các khoản thất thoát công nghiệp, một phần sáp nhập với các ngân hàng khác. Nhưng mục tiêu này đã không đạt được khi vào 8/5/1931, người ta biết được rằng ngân hàng lớn nhất của Áo vào thời điểm đó là Creditanslalt đã thua lỗ 140 triệu schilling. Các nhà đầu tư đổ xô tới ngân hàng để rút tiền, chỉ trong vòng 12 ngày ngân hàng đã bị các nhà đàu tư trong nước rút tới hơn 300 triệu schilling, và hơn 120 triệu schilling được chuyển đi bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Không một tổ chức cá nhân nào có khả năng cứu được Creditanstalt, vì thế chính phủ Áo bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng do ngân hàng gây ra. Hậu quả là Áo phải sở hữu 64 công ty và chiếm 65% vốn danh nghĩa của thị trường . Sự sụp đổ của ngân hàng Áo gây ra một làn sóng bán đồng schilling và chính phủ hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn nó. Cho tới tháng 10 năm 1931, “nguyên tắc tiêu chuẩn vàng” bị phá vỡ, thông qua hình thức kiểm soát giao dịch để hạn chế số lượng vàng và ngoại tệ ra khỏi Áo, cuộc khủng hoảng mới có thể kết thúc. Việc kiếm soát này trở thành một mạng lưới xây dựng các thỏa thuận thanh toán song phương hạn chế các dòng tiền và hàng hóa giữa Áo và các quốc gia khác.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng tương tự như ở Áo nhanh chóng nhấn chìm các quốc gia khác, bao gồm Ý, Bulgari, Nam Tư và Tiệp Khắc. Nhưng Đức, một lần nữa lại trỉa qua một cuộc khủng hoảng nặng nề nhất. Các ngân hảng thương mại lớn nhất – Ngân hàng Darmstädter và Ngân hàng Quốc gia (DANAT Bank), Ngân hàng Dresdener, và Ngân hàng Deutsche – bắt đầu chịu những khoản lỗ lớn khi nền công
nghiệp giảm sút và các nhà đầu tư rút tiền. Trong nỗ lực duy trì khoản dự trữ của mình, ngân hàng đã tăng lãi suất và cát giảm các khoản cho doanh nghiệp vay, vì thế ngay cả các công ty vẫn đang ở trong tình trạng kinh doanh tốt vẫn phải đối mặt với việc mất các khoản vay và phá sản.
Tình trạng hỗn loạn thống trị trong hệ thống ngân hàng Đức trong hơn hai tháng cho tới 13 tháng 7 năm 1931, khi tất cả các thể thế tài chính của Đức đóng cửa. Chúng đã mở cửa lại sau đó một vài ngày, nhưng môi trường tài chính, kinh tế và chính trị cho hoạt động của các thể chế này đã thay đổi đáng kể. Những thay đổi về chính trị và xã hội được nhận thấy rõ ràng. Niềm tin về tương lai giảm sút lớn, điều này cũng đồng nghĩa với chi tiêu của các công ty và cá nhân cũng giảm nhiều hơn. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng vọt lên hơn 6 triệu người, khoảng 1/5 lực lượng lao động của Đức, và những đảng chính trị như Đảng cộng sản và Đảng xã hội đân tộc của Đức (NSDAP, hay Đức quốc xã) trải qua biến cố lớn trong chính trị. Đồng thời cũng có những thách thức kinh tế và tài chính ít rõ rệt hơn trong tầm nhìn lúc đó. Chính quyền Đức, như Áo, đã tạo ra một quyền lực mới quan trọng có thể kiểm soát lượng vàng và ngoại tệ. Điều này không chỉ có nghĩa rằng các nhà đầu tư Anh và Mỹ bị đóng băng các khoản đầu tư ở Đức, trao cho Đức đòn bẩy quan trọng trong việc đàm phán ngoại giao với hai nước này, nó cũng có nghĩa rằng các khung thanh toán song phương thay đổi mối quan hệ tự nhiên của Đức với kinh tế quốc tế và tạo điều kiện dễ hơn cho Đức quốc xã quản lý kinh tế sau khi lên năm quyền vào năm 1933.
Một cuộc khủng hoảng ngân hàng khác diễn ra ở Anh vào tháng 9 năm 1931. Đây không phải là những ngân hàng thương mại khủng hoảng do sức ép, mà là ngân hàng trung ương Ngân hàng Anh. Sự sụp đổ lòng tin nghiêm trọng lan tỏa khắp châu Âu vào mùa hè năm 1931, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế Anh: đồng bảng khó tiêu thị trên thị trường ngoại tệ, tỉ lệ lãi suất tăng, vấn đề tài chính của tất cả các công ty, ngân hàng và từng hộ gia đình bị nhân lên cao ở một mức đáng sợ. Chính phủ Anh cho rằng cách tốt nhất là giảm thâm hụt ngân sách, áp lực lên chính trị và tài chính cũng tăng lên. Vào ngày 24 tháng 8 năm 1931, Anh đã thành lập một chính phủ quốc gia
mới bao gồm đại diện từ các bên Đảng Bảo thủ, Đảng Lao động và Đảng tự do để nhấn mạnh sự đoàn kết quốc gia. Nhưng hành động này là chưa đủ để giữ đồng bảng cùng với chế độ bản vị vàng, cũng như không phải nỗ lực của những ngân hàng trung ương mạnh nhất của thế giới. Vào ngày 20 tháng 9 năm 1931, Anh cùng với các nước tỏng khối thịnh vượng chung đã bỏ chế độ bản vị vàng. Đây là một động thái cho phép các nước này bước những bước đầu tiên trogn quá trình phục hồi kinh tế. [20, tr 205] Quần chúng và phản ứng chính trị
Quyết định của các đảng chính trị lãnh đạo của Anh khi làm việc cùng với nhau đã cho thấy một mặt trận chính trị thống nhất được các nước như Pháp, Bỉ và Hà Lan hướng ứng vào giữa nhưng năm 1930. Các bước từng phần được thực hiện ở Trung và Đông Âu, nơi mà các đảng chính trị truyền thống giữ vai trò chủ đạo – Bảng Bảo thủ (bao gồm Quốc dân Đảng), Đảng Tự do, và Đảng Dân chủ - bị mất uy tín trong việc giữ cho nền kinh tế khỏi khủng hoảng và và phát triển với cách chính sách mới. Họ bị mất dần quyền lực cho những nhóm Đảng không thuộc về cánh tả hay cánh hữu, điển hình là Đảng cộng sản và Đảng Phát xít, những đảng được thành lập mang lại những hy vọng mới cho người dân đang rơi vào tình cảnh khốn cùng.
Ở cấp độ con người, biện pháp rõ ràng nhất mà các chính trị gia đã thất bại trong việc kiểm soát đó là cuộc suy thoái vào những năm 1931 đó là sự bùng nổ của tỷ lệ thất nghiệp. Vào năm 1932, theo một số liệu chính thức thì đó là một con số khổng lồ, 6 triệu người thất nghiệp ở Đức và 3,2 triệu người ở Anh, nhưng có thể số liệu thực tế thì còn cao hơn nhiều. Điều này thật sự đúng trong nền nông nghiệp ở châu Âu, nơi mà thất nghiệp bị coi như thiếu việc làm và được đưa ra như một hình thức nghèo đói. Một số nhóm xã hội cũng bị ảnh hưởng. Những người lao động trẻ đặc biệt bị ảnh hưởng về mặt xã hội và tâm lý do thất nghiệp, họ góp tiếng nói mạnh mẽ đối với những hoạt động của các nhóm cá nhân, những đối thủ của nền kinh tế hay là những kẻ đứng ngoài. Cuộc khủng hoảng cũng gây ra một thứ văn hóa đổ lỗi cho người khác hay các nhóm xác hội khác, bao gồm ngân hàng và các nhà công nghiệp, hay những
người xuất hiện khác với họ, như người Do Thái và người Digan. Những lao động nữ là những người dễ bị tổn thương nhất trong hoàn cảnh này. Ở Anh và Đức, những giáo viên đã có gia đình bị sa thải như là một phần của chiến dịch chống lại những người được gọi là “thu nhập gấp đôi” (bởi chồng của họ cũng đi làm và có tiền lương). Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nước thì đàn ông lại thường bị mất việc nhiều hơn vì phụ nữ bị trả lương thấp hơn và sẵn sàng làm việc ngoài giờ.
Chính sách phục hồi của chính phủ
Mối quan hệ giữa các nước châu Âu trở nên căng thẳng khi Đại suy thoái trở nên trầm trọng. Hợp tác ngoại giao rất khó khăn trong bầu không khí căng thẳng về cạnh tranh kinh tế, thậm chí giữa những quốc gia chia sẻ lợi ích chung trong việc bảo vệ nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản như Anh và Pháp. Đáp ứng những yêu cầu khẩn thiết của người nông dân Pháp trong việc bảo vệ họ khỏi những hàng hóa nhập khẩu giá rẻ, vào năm 1932, Pháp dã tăng hạn ngạch ngặt nghèo lên hơn 3000 sản phẩm nhập khẩu khác nhau, thuế nhập khẩu của Đức tăng lên trên 50% và đáng kể nhất là Anh với chính sách bảo hộ vào mùa thu năm 1931, chấm dứt cam kết thương mại thương tự do kéo dài hơn 85 năm. Châu Âu bị chia thành các khối kinh tế cạnh tranh.
Thoát khỏi chế độ bản vị vàng, chính phủ Anh giảm lãi suất, tăng chi tiêu và trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu có những dấu hiệu phục hồi. Ưu tiên của chính phủ Anh là tập trung phục hồi kinh tế trong nước; chủ nghĩa quốc tế, đặc trưng bởi sự hỗ trợ vững chắc cho chế độ bản vị vang đã đi tới kết thúc. Ở Bí, Hà Lan và Pháp, ngược lại, lại giữ chặt với chế độ này, và điều này lý giải tại sao họ lại trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế và chính trị tồi tệ như vậy trong những năm 1930 – thời kỳ đối mặt với chủ nghĩa bành trướng ở Đức và nội chiến Tây Ban Nha. Ở Đức, cũng như một số lớn các quốc gia khác ở Trung và Đông Âu, sự sụp đổ của chủ nghĩa quốc tế rõ ràng hơn nhiều ở Anh. Dưới thời Phát xít, các biện pháp khẩn cấp được đưa ra bởi các chính phru trước đây, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng ngân hàng vào năm 1931, phát
triển thành một hệ thống phức tạp của các quy định hạn chế thương mại. Chế độ này bước từng bước vào quản lý thương mại, tỷ giá hối đoái, giá cả, tiền lương, ngân hàng tư nhân, và tất cả các mặt trong đầu tư trong định hướng đạt được mức độ quốc gia có khả năng tự cung tự cấp.
Tương tự như các quốc gia khác, các nước ở Trung và Đông Âu ngày càng cố gắng kích thích nhu cầu của nền kinh tế. Nhưng khi môi trường kinh tế quốc tế xấu đi, nó trở thành khó khăn cho việc phục hồi kinh tế do việc chuẩn bị cho quốc phòng. Ở Ba Lan năm 1936, chính phủ dã đưa ra kế hoạch đầu tư cho quân sự mục tiêu năm 1939 quốc gia này có thể kiểm soát khoảng 100 nhà máy công nghiệp và tất cả mạng lưới giao thông quốc gia. Không may, mục tiêu này vấp phải Đại suy thoái không chỉ bởi các quốc gia nhỏ hơn ở Trung và Đông Âu không hỗ trợ phát triển nền kinh tế trong dài hạn và bảo vệ họ khỏi tham vọng bành trướng của những người hàng xóm Đức và Liên Xô.
Quốc gia Bắt đầu suy thoái Bắt đầu phục hồi Mỹ 1929:3 1933:2 Anh 1930:1 1932:4 Đức 1928:1 1932:3 Pháp 1930:2 1932:3 Canada 1929:2 1933:2 Thụy Sĩ 1929:4 1933:1 Czechslovakia 1929:4 1933:2 Italia 1929:3 1933:1 Bỉ 1929:3 1932:4 Hà Lan 1929:4 1933:2 Thụy Điển 1930:2 1932:3 Đan Mạch 1930:4 1933:2
Ba Lan 1929:1 1933:2 Argentina 1929:2 1932:1 Brazil 1928:3 1931:4 Nhật Bản 1930:1 1932:3 Ấn Độ 1929:4 1931:4 Nam Phi 1930:1 1933:1
Bảng 1.6 Thời gian diễn ra Đại suy thoái ở một số quốc gia Nguồn: Christina D.
Romer, Forthcoming in the Encyclopædia Britannica, 20/12/2003