Sự thay đổi trong nền chính trị quốc tế

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 55)

Đại suy thoái có sức ảnh hưởng sâu sắc không chỉ đối với nền tài chính, kinh tế mà còn mang đến những hệ quả về chính trị sâu rộng, đó cũng là những phản ứng tất yếu của chính trị xã hội đối với cuộc khủng hoảng. Một phản ứng đó là chế độ độc tài quân sự - có thể tìm thấy ở Argentina và nhiều nước Trung Mỹ khác. Khi các quốc gia Tây Âu cắt giảm nhập khẩ nguyên liệu và các hàng hóa khác, giá café, cao su, bông thiếc và các hàng hóa khác bị giảm 40%. Sự mất giá các sản phẩm nông nghiệp này đã dẫn tới những bất ổn xã hội, và chế độ độc tài quân sự đã phát triển mạnh lên với lời hứa sẽ duy trì trật tự.

Phản ứng thứ hai đó là chủ nghĩa phát xít là chủ nghĩa quân phiệt ở Đức, Ý và Nhật Bản. Tại Đức, Adolph Hitler và Đảng Quốc Xã của ông hứa sẽ khôi phục nền kinh tế đất nước và xây dựng lại quân đội của mình. Sau khi trở thành thủ tướng năm 1932, Hitler đã tái cơ cấu lại ngành công nghiệp và một loạt các tập đoàn của Đức, và sau năm 1935, ông đã lập một chương trình lớn để tái vũ trang và chấm dứt tình trạng thất nghiệp ở mức cao tại Đức. Trong khi đó ở Ý, chủ nghĩa phát xít đã xuất hiện từ trước Đại suy thoái dưới thời kỳ lãnh đạo của nhà độc tài Ý Benito Mussolini. Tại Nhật bản, lực lượng quân phiệt đã chiếm quyền kiểm soát của chính phủ trong năm 1930. Trong nỗ lực để giảm ảnh hưởng của suy thoái, quân đội Nhật đã xâm chiếm Mãn Châu, một vùng ven biển giàu nguyên liệu của Trung Quốc vào năm 1937.

Phản ứng thứ ba được cho là chế độ cộng sản. Tại Liên Xô, Đại suy thoái đã giúp Joseph Stalin lên nắm quyền. Năm 1928, Stalin đã thiết lập nền kinh tế kế hoạch. Kế hoạch 5 năm đầu của ông được gọi là công nghiệp hóa nhanh chóng và

“tập thể hóa” các trang trại nhỏ của người nông dân dưới sự kiểm soát của chính phủ. Phản ứng cuối cùng đối với Đại suy thoái đó là quỹ phúc lợi của chủ nghĩa tư bản ở một số quốc gia như Canada, Anh và Pháp. Dưới chủ nghĩa tư bản, các quỹ phúc lợi này giúp chính phủ phân bố một cách đồng đều hơi của cải chống lại các nguy cơ thất nghiệp, phá sản hay nghèo đói.

Đại suy thoái biến đổi nền chính trị Mỹ

Đại khủng hoảng biến đổi cảnh quan chính trị và kinh tế Mỹ; gây ra việc tổ chức lại chính trị, tạo ra một liên minh các dân tộc thành phố lớn. Những khủng hoảng tăng cường sự hiện diện của liên bang trong cuộc sống Mỹ, sản xuất, đổi mới như chế độ hưu trí quốc gia cũ, bồi thường thất nghiệp, trợ giúp cho trẻ em phụ thuộc, nhà ở công cộng, trường học liên bang trợ cấp bữa ăn trưa, tiền gửi ngân hàng tham gia bảo hiểm, tiền lương tối thiểu, và các quy định thị trường chứng khoán. Nó thay đổi căn bản quan hệ lao động, sản xuất một phong trào lao động và lao động làm sống lại một chính sách quốc gia bảo vệ của thương lượng tập thể. Nó chuyển đổi kinh tế trang trại bằng cách giới thiệu hỗ trợ giá của liên bang và điện khí hóa nông thôn. Trên tất cả, cuộc Đại khủng hoảng đã tạo ra một chuyển đổi cơ bản trong thái độ của công chúng. Nó dẫn người Mỹ để thấy chính phủ liên bang như là bảo vệ tối hậu của công chúng tốt được.

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm thay đổi chính trị và ảnh hưởng tới việc đưa ra những chính sách kinh tế cũng như những mục tiêu của nó. Quy mô và thời gian của Chiến tranh thế giới thứ nhất đã buộc các quốc gia hy sinh quyền lợi của công dân nước mình. Đổi lại, các chính trị gia cam kết mở rộng quyền bầu cử, cải thiện xã hội và tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Nhưng trong thời gian giữa cuộc chiến ở châu Âu, hầu hết các chính phủ đều dễ dàng mở rộng quyền bầu cử hơn là tạo ra

quỹ hỗ trợ thất nghiệp hay lương hưu, hoặc xây dựng các chính sách kinh tế để tạo ra nhiều việc làm mới. Đồng thời, nền chính trị thẻ hiện mong muốn của các chính phủ cũng đã thay đổi. Lúc đó, các chính phủ châu Âu đều thất bại trong việc kiểm soát nền kinh tế của hầu hết các cử tri và một thực tế rõ ràng rằng đây là thời kỳ dân chủ nhất khi các cử tri không bị ảnh hưởng bởi những lợi ích kinh tế bị chi phối bởi chính quyền.

Chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latin và phong trào tự do ở các quốc gia thuộc địa.

Ở hầu hết các nơi, cuộc suy thoái ảnh hưởng tới người nghèo nặng nề hơn với người giàu. Nông dân, công nhân thất nghiệp, thương nhân nhỏ, tất cả đều rơi vào tình trạng khốn cùng. Người vay nợ phải đối mặt với lãi suất không thay đổi trong khi thu nhập của họ giảm đáng kể. Những người được hưởng lợi duy nhất đó là những người giữ nguyên thu nhập nhưng lại tiêu dùng hàng hóa giá rẻ hơn. Những người phải đối mặt với cuộc khủng hoảng là những chính trị gia và nhà kinh tế không hiểu rằng tại sao điều này lại xảy ra. Các nhà đầu cơ, các nhà tài phiệt và tư bản độc quyền đổ lỗi cho suy thoái. Nhiều nhà chính trị gia đã đưa ra những học thuyết để đánh lừa người dân, điều này đã dẫn tới sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy tại nhiều quốc gia. Các chính trị gia cố gắng miêu tả mình như những người bảo vệ người dân khỏi các lực lượng độc ác. Họ thường không có bất kỳ ý tưởng nào về giải quyết các vấn đề về kinh tế nhưng lại thuyết phục người dân bằng việc hùng biện đầy ấn tượng. Ở nơi nào mà xã hội bị thống trị bởi một bộ phận nhỏ tầng lớp phía trên thì các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy sẽ nẵm lấy quyền lực bằng cách dàn xếp với các tầng lớp này mà không phụ thuộc quá nhiều vào họ.

Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy thường mở rộng bộ máy nhà nước và đưa ra tất cả các hình thức quản lý và chương trình lao động công để đối phó với tình trạng thất nghiệp. Quy mô của hình thức này bắt đầu từ chương trình Chính sách kinh tế - xã hội mới của Roosevelt cho tới các biện pháp bắt buộc của các nhà độc tài phát xít. Dựa vào điều kiện của từng nước mà các loại hình phù hợp được áp dụng. Trong các hệ thống chính trị có tính ổn định lâu đời như Anh, chủ nghĩa dân túy không có nhiều cơ hội để phát triển. Ở một số nước đảng xã hội dân chủ lên cầm quyền mà không cần mà không ảnh hưởng tới tiến trình chính trị (Ở Thụy Điển năm 1932, ở Pháp năm 1936). Nhưng ở nhiều quốc gia, những hình thức mới của hệ thống chính trị đã nổi lên trong cuộc khủng hoảng, ví dụ như ở Mỹ Latin, khu vực Trung và Nam Âu.

Chủ nghĩa dân túy là một khái niệm khá mơ hồ. Một số nhà chính trị sử dụng nó như là một từ đồng nghĩa cho chính sách mị dân (demagoguery), một số khách gắn chính sách này vào hệ thống chính sách đặc trưng cho chế độ độc tài hoặc bán độc tài phụ thuộc vào sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế và sự đàn áp chế độ đối lập. Chủ nghĩa dân túy thường không phải dạng cho phép quá tình tự do dân chủ và chỉ có thể xuất hiện sau đảo chính. Họ thường có xu hướng bao biện mình đại diện cho người dân. Có những vấn đề lớn của xã hội mà các nhà lãnh đạo được người dân hy vọng sẽ tìm được cách giải quyết. Chủ nghĩa dân túy bản thân nó như một sáng kiến giải quyết các vấn đề, các hình thức chính trị có thể khác nhau nhưng các chức năng tổng quát là tương nhau và xuất hiện ở gần như khắp mọi nơi trong những năm suy thoái.

Ở các quốc gia thuộc đại của châu Âu tại châu Phi và châu Á, chủ nghĩa dân túy được coi là hình thức của phong trào tự do chống đế quốc. Chủ nghĩa phát xít không có quyền lựa chọn thuộc địa khi mà chủ nghĩa này chưa quyết định được số

phận cho chính mình, nhưng các phong trào tự do chống cai trị thuộc địa dường như lại có những điểm chung với kẻ phát xít. Quy tắc kẻ thủ của kẻ thù chính là bạn dường như rất đúng và nguy hiểm trong bối cảnh này. Các dân tộc thuộc địa, các phong trào tự do phi bạo lực gia tăng trong các cuộc nổi loại lẻ tẻ bị đàn áp thẳng tay bởi những kẻ cai trị.

Chủ nghĩa phát xít ở Châu Âu

Chủ nghĩa phát xít ở Châu Âu có nguồn gốc không hẳn từ cuộc Đại suy thoái nhưng nó đã nổi lên sau Thế chiến thứ nhất. Thế giới bị phá hủy sau chiến tranh đã khiến cho nhiều người mất đi định hượng và đặt ra yêu cầu cần có một trật tự mới. Chủ nghĩa phát xít nhấn mạnh đoàn kết quốc gia và đặt ra vấn đề chống thù trong giặc ngoài, vì vậy, chủ nghĩa phát xít thu hút được tất cả những quốc gia cảm thấy hệ thống chính trị lúc đó đã cũ và hoàn toàn mất uy tín, và hệ thống này cần được phải thay đổi bằng một hệ thống chính trị khác. Hơn nữa, các đảng phái cũ đã mở đường cho chủ nghĩa phát xít bằng việc đối xử đúng mực với hình thức này và biện minh giúp chống đỡ lại những thành kiến về nó. Điều nay xảy ra ở Ý sớm hơn ở Đức. Mussolini lên nắm quyền trước khi xảy ra Đại suy thoái và đã áp dụng các biện pháp độc tài của ông để đối phó với những ảnh hưởng của Đại suy thoái. Mussolini đồng thời cũng thách thức Anh và Pháp chinh phục Abussina. Để chứng tỏ rằng các đồng minh châu Âu bất lực trong việc đối phó lại với những thách thức, Mussolini khuyến khích những động thái nguy hiểm hơn của Hitler chống lại những quốc gia này.

Ngược lại với chủ nghĩa xã hội và cộng sản, chủ nghĩa phát xít không có một chính sách kinh tế rõ ràng, lập trường chồng cộng sản có thể là điểm duy nhất xác định vị trí tư tưởng của các nhà phát xít trong lĩnh vực này. Nhưng có một số điểm

trong tư tưởng của chủ nghĩa nghiệp đoàn và chính sách tự cung tự cấp mang tính nhà nước của các nhà phát xít có thể trùng với ý tưởng về một nền kinh tế đóng cửa như dự kiến của Keynes.

Chủ nghĩa phát xít mang nặng tính sung bái cá nhân. Với sự sùng bái người lãnh đạo và sự coi thường nền dân chủ, điều này thậm chí còn mang tính nguyên thủy và man rợ hơn chế độ quân chủ của Đức và Ý trước thời gian chiến tranh. Mặt khác, chủ nghĩa phát xít mang tính hiện đại trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông và sự hỗ trợ của khoa học công nghệ. Trong tầm nhìn ngắn hạn, chủ nghĩa phát xít là một mô hình tốt để giải quyết các vấn đề của khủng hoảng: xung đột xã hội bị loại bỏ, tiền lương được giữ, đẩy mạnh sản xuất là có việc làm cho người lao động. Nhưng Hitler không chỉ coi chế độ của mình như một phương tiện để vượt qua khủng hoảng như Schacht đã làm, Hitler có mục tiêu cao hơn và những người giải quyết các vấn đề chỉ được hoan nghênh chỉ khi họ còn đảm bảo an toàn cho chế độ của Hitler. Với Hitler, quần lực mà ông nắm giữ những năm 1930 chỉ là một phương tiện để đạt được mục đích là bá chủ toàn cầu. Vì vậy chủ nghĩa phát xít đã vượt qua chủ nghĩa dân túy mơ hồ của các nhà độc tài cầm quyền khác.

Chủ nghĩa phát xít ở Châu Âu không có nguồn gốc từ Đại suy thoái, mà bởi những chia rẽ và những bất hợp lý từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, sự cố kết chặt chẽ giữa trục các quốc gia phát xít Đức – Ý – Nhật lại có nguồn gốc cơ bản từ những nguyên nhân kinh tế do Đại suy thoái gây ra. Với những tác động nghiêm trọng của Đại suy thoái, các quốc gia đều tăng cường khai thác tại thuộc địa, tiếp cận các nguồn lực tại thuộc địa, suy thoái cũng gây ra chia rẽ giữa các nền kinh tế, các nước sử dụng các chính sách đối đầu nhau. Đại suy thoái làm suy thoái trầm trọng một số nền kinh tế lớn ở châu Âu như Anh và Pháp, và gây mâu thuẫn với Mỹ, trong khi đó còn Đức lại mạng lên với việc sử dụng chính sách của mình

trong việc thực hiền một nền kinh tế dưới sự quản lý chặt chẽ, các kẽ hở do mâu thuẫn của các quốc gia khác ở châu Âu tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít phát triển và cố kết mạnh mẽ.

Chủ nghĩa dân tuý ở Mỹ La tinh

Tại Mỹ Latin, dưới những ảnh hưởng của Đại suy thoái, các quốc gia đều tìm kiếm cho mình những chính sách kinh tế mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và châu Âu. Nhưng điều này cũng chống lại quyền lợi của các nhà độc tài bản địa, những người thu lợi từ việc xuất khẩu. Để có được đòn bẩy chính trị, các nhà lãnh đạo của chủ nghĩa dân túy có thể cáo buộc rằng các tầng lớp thấp hơn trong xã hội chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của Đại suy thoái.

Sự bắt đầu cuộc Đại suy thoái ở Mỹ Laitn cũng liên quan trực tiếp tới sự sụp đổ của phố Wall năm 1929. Sự kết thúc thì dường như không chắc chắn bằng, nhưng người ta cũng chấp nhận rằng ảnh hưởng của Đại suy thoái kéo dài trong suốt những năm 1930 và những thay đổi về kinh tế đáng kể trong thời kỳ sau đó là do chiến tranh nổ ra ở châu Âu vào năm 1939. Trên thực tế, sự phụ hồi kinh tế đã có thể nhận thấy ở một số các nước Mỹ Latin vào thời kỳ đầu những năm 1931 – 1932. Năm 1933, cán cân thương mại của Brazil đã quay trở lại thặng dư và sản xuất công nghiệp đã phục hồi bằng thời điểm cao nhất năm 1929. Những nước đạt được phục hồi nhanh nhất bao gồm Brazil, Chile, Cuba và Mexico và những nước chậm nhất là Panama và Paraguay. Nhưng những thành tựu này lại gần như không phải đạt được do những chính sách của chính phủ như là kiểm soát ngoại hối, mà là từ sự phục hồi trở lại của nền kinh tế thế giới và nhu cầu các sản phẩm truyền thống được sản xuất ở Mỹ Latin. Ví dụ như hoạt động sản xuất đồng ở Chile đã được khôi phục năm 1937 bằng với thời kỳ trước 1929 do giá đồng thế giới được tăng lên. Tương tự như

vậy, giá đường tăng lên đã mang lại lợi nhuận cho ngành sản xuất đường, đặc biệt là đối với Cuba, khi giá trị xuất khẩu đường tăng gấp đôi từ năm 1932 đến năm 1939. Sản xuất hàng hóa được khôi phục và tăng trưởng không chỉ về số lượng mà còn cả giá cả là kết quả của sự phụ hồi nền kinh tế thế giới.

Trong những năm 1929, đa số các hệ thống chính trị của các quốc gia Mỹ Latin đều tỏ ra ỏn định. Tuy nhiên, cú sốc của Đại suy thoái đã mang tới những sự khủng khoảng chung trong tầng lớp thống trị các ước và dẫn tới một thời kỳ bất ổn chính trị và bạo lực. Đặc biệt là trường hợp vào đầu những năm 1930, khi chính sách hướng tới xuất khẩu truyền thống mang lại những bất ổn trong xã hội. Việc khai thác các nguồn nguyên liệu tự nhiên mang tới rất nhiều lợi nhuận cho các công ty, tập đoàn thống trị nền kinh tế các nước và từ đó mang lại cho họ những ảnh hưởng về chính trị nhất định. Sự sụp đổ bất ngờ của thị trường nước ngoài làm cho

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 55)