So sánh về tác động kinh tế, chính trị, và quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 91)

Trong những năm vừa qua, thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái 1929. Với sự suy giảm của thị trường chứng khoảng, bong bóng của thị trường bất động sản và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng, nền kinh tế thế giới đang ở trong thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh tế. Có rất nhiều yếu tố đóng vai trò trong việc gây ra Đại suy thoái cũng như khủng hoảng kinh tế 2008, có rất nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có nhiều sự khác biệt và hiện điều này vẫn còn đang gây tranh cãi. Đại suy thoái 1929 và khủng hoảng 2008 có chung 3 nguyên nhân chính sau đây, đó là: sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, nới lỏng tín dụng và sản xuất dư thừa cùng xảy ra đồng thời. Mặt khác, do những nguyên nhân khác nhau của hai cuộc khủng hoảng, năm 1929chính phủ liên bang đã thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng tỷ lệ lãi suất, trong khi đó cuộc khủng hoảng hiện nay lại là do tỉ lệ lãi suất thấp gây ra bong bóng nhà đất.

Trong tình hình kinh tế suy thoái hiện nay tại Mỹ, nhiều người đã nhắc tới thời kỳ đen tối của cuộc đại khủng hoảng kinh tế dưới thời Tổng thống Franklin Roosevelt. Hồi năm 1930 thì cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực sản xuất nhưng nó được khơi mào sụp đổ bởi thị trường chứng khoán. Hiện nay thị trường chứng khoán có xuống nhưng không sụp đổ mạnh như năm 1929. Thêm vào đó là mức sa sút về sản xuất bây giờ không cao như hồi đó.

Bảng 3.4 Biểu đồ so sánh tỷ lệ thất nghiệp giữa Đại suy thoái 1929 và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 Nguồn: The Great Depression of 1929 and the

Recent Global Meltdown A comparative study on different aspect on the consequences of the recession then and now

Điều quan trọng nhất khi so sánh cuộc khủng hoảng vào những năm 1930 với bây giờ là ngày đó các nhà nghiên cứu kinh tế nói chung cũng như những người cầm quyền điều khiển nền kinh tế ở Mỹ chưa biết rõ về sự vận hành của hệ thống tài chính cũng như mối liên hệ giữa tài chính và kinh tế. Còn bây giờ, sau gần một thế kỷ, các nhà lãnh đạo đã học hỏi được nhiều, vì vậy họ không thể để cho cuộc khủng hoảng này xuống tới mức độ trầm trọng như trong thập niên 1930. Theo các chuyên gia thì phải mất đến gần một thập niên, kinh tế Mỹ mới phục hồi và phát triển trở lại sau cuộc đại khủng hoảng. Những khó khăn mà Chính phủ Roosevelt phải đối phó: đó là sửa chữa những biện pháp do chính phủ trước để lại. Vào thời đó, hiểu biết về hệ thống kinh tế và trình độ quản lý kinh tế còn kém cho nên chính

phủ trước đó đưa ra toàn những biện pháp làm cho cuộc khủng hoảng càng trầm trọng hơn. Thí dụ khi thấy mức sản xuất và tiêu thụ giảm đi, số người thất nghiệp gia tăng thì Chính phủ Mỹ hồi đó lại đưa ra biện pháp bảo hộ mậu dịch bằng cách tăng thuế nhập khẩu, tạo ra phản ứng ở khắp thế giới, các nước khác đối chọi lại bằng biện pháp bảo hộ mậu dịch và tất cả các nước kéo nhau vào tình trạng suy thoái, bởi vì nước này không bán được hàng cho nước kia thì cũng không mua hàng của nước khác, và cứ như vậy tạo ra một vòng luẩn quẩn làm cho cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn.

Chính phủ trước thời Tổng thống Roosevelt nghĩ rằng ngân hàng cho vay quá nhiều tiền là nguyên nhân gây khủng hoảng nên họ hạn chế tiền ngân hàng cho vay, giảm bớt lượng tiền lưu hành trong nước, nhưng chính điều này lại làm cho tình hình kinh tế sa sút hơn. Bây giờ thì thế giới đã học được hai bài học đó. Khi Tổng thống Roosevelt lên cầm quyền, ông đã đưa ra những biện pháp rất táo bạo, không những không hạn chế số tiền lưu hành mà còn gia tăng số tiền lưu hành trong nước. Chương trình kinh tế mới của ông Roosevelt có một điểm quan trọng là nhà nước in tiền ra để chi tiêu, trong số những khoản chi này được dùng vào chuyện tạo công ăn việc làm cho người dân qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

So sánh thể chế đương thời, chính sách đối phó và bộ mặt nền kinh tế

Rõ ràng rằng cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ sau Đại suy thoái. Cả hai cuộc khủng hoảng đều bắt đầu từ lĩnh vực tài chính và dần dần lan sang khu vực bất động sản. Trong thời kỳ 2 cuộc khủng hoảng này rất nhiều thể chế tài chính đã bị sụp đổ hoặc phải viện tới sự giúp đỡ của nhà nước. Việc áp dụng tỉ lệ lãi suất gần bằng 0 tỏ ra đều có hiệu quả. Và hai cuộc khủng hoảng này đều bắt đầu ở Mỹ và sau đó lan tới các quốc gia khác. Tuy

nhiên có những khác biệt cơ bản giữa Đại suy thoái và cuộc khủng hoảng 2008 ở ba điểm chính: thể chế tại mỗi thời điểm khủng hoảng, chính sách đối phó và hiện trạng nền kinh tế.

Về thể chế tại thời điểm Đại suy thoái 1929 và cuộc khủng hoảng 2008

Có một số điểm khác nhau cơ bản về mặt thể chế trong thời kỳ xảy ra 2 cuộc khủng hoảng. Thứ nhất, trong 3 năm đầu của của Đại suy thoái, nước Mỹ đang sử dụng chế độ bản vị vàng. Cho tới khi tổng thống Roosevelt nhậm chức vào đầu năm 1933, chế độ bản vị vàng mới bị loại bỏ. Một số quốc gia khác như Pháp đã từ bỏ chế độ này sớm hơn do sự bắt buộc nội tại. Không hề có một sự ép buộc tương tự nào vào thời điểm xảy ra khủng hoảng 2008. Trên thực tế, việc giảm giá đồng đáng kể trong thời gian giữa mùa hè 2007 và mùa hè 2008 lại phù hợp với việc mở rộng chính sách của FED.

Thứ hai là điều quan trọng nhất là đó là vào thời điểm Đại suy thoái chưa tồn tại khái niệm bảo hiểm tiền gửi nhưng cho tới khi xảy ra cuộc khủng hoảng 2008 thì hệ thống ngân hàng Mỹ đã có một quá trình lâu dài thực hiện việc này. Bảo hiểm tiền gửi đã trở thành một yếu tố không thế thiếu trong thể chế tiền tệ của Mỹ kể từ sau sự sụp đổ hệ thống ngân hàng những năm 1930. Việc bảo hiểm tiền gửi và Quỹ bảo hiểm tiền gửi liên bang đã được thành lập như một phần của hệ thống Ngân hàng và có hoạt động từ đó cho tới nay. Tuy nhiên, do mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng 2008 mà tới giữa năm 2009, quỹ này đã lên tiếng cảnh báo các ngân hàng về khả năng cạn kiệt của quỹ do sự phá sản liên tục của các ngân hàng.

Thứ ba, vào thời kỳ Đại suy thoái không có một quy định nào về việc yêu cầu vốn đối với các ngân hàng. Nhưng dưới hiệp ước Basel, trước thời kỳ khủng hoảng 2008, các ngân hàng bắt buộc phải có một khoản vốn để phân tán rủi ro. Thứ

tư, chi tiêu chính phủ và chính sách tài khóa ở hai thời kỳ này cũng khác nhau. Năm 1929, thuế liên bang Mỹ chỉ chiếm dưới 4% trong khi ở thời điểm bắt đầu suy thoái 2007 – 2008 là khoảng 18%. Giữa thời kỳ 1929 cho tới cuộc khủng hoảng 2008, khối lượng thuế của chính phủ Mỹ đã được tăng lên đáng kể. Thuế gián tiếp được thay thế bẳng thuế trực tiếp và khoản bù lại của thuế thu nhập.

Mặc dù, những điểm khác biệt này có thể không tương xứng. Đại suy thoái đã bắt đàu thời kỳ cách mạng cho nhóm theo tư tưởng của Keynes. Kể từ đó, các tư tưởng trong học thuyết của Keynes đã được thử nghiệm, đánh giá, hệ thống hóa và tổng hợp để sát hơn với thực tế và tư duy và hoạch định chính sách hiện đại. Lợi ích cũng như hạn chế của trường phái Keynes cũng được rút ra. Kết quả là các nhà hoạch định chính sách hiện nay đã hiểu rõ rhown về khả năng ảnh hưởng hiệu quả của việc mở rộng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hơn Hoover và Rooservelt khi họ thực hiện những chính sách này. Mở rộng hơn chính là kể từ sau Đại suy thoái, việc sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để đối phó khủng hoảng cũng đã được thay đổi, mạnh mẽ hơn và tập trung hơn thời kỳ Đại suy thoái. [9. tr 15]

Chính sách đối phó khủng hoảng trong hai thời kỳ

Điểm khác biệt giữa sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của cuộc khủng hoảng 2008 với Đại suy thoái 1929 đó là sự bao trùm và đa dạng hơn.

Chính sách tài khóa: Dưới thời tổng thống Hoover, người lãnh đạo trong 3

năm đầu của Đại suy thoái, chính sách tài khóa khả quan và tốt nhất. Ngân sách liên bang thặng dư một chút vào năm 1930, một khoản nhỏ thâm hụt vào năm 1931 và thâm hụt 4% vào năm 1932. Thâm hụt tăng nhăng hơn trong năm 1932 do thuế giảm và thắt chặt thu nhập. Mặc dù thâm hụt dưới thời Roosevelt tăng lên mức đạt

đỉnh 5.9% năm 1934, nhưng nó chẳng hề so so sánh với sự mở rộng của chính sách tài khóa trong cuộc khủng hoảng 2008. Sự khác biệt của chính sách tài khóa trong cuộc khủng hoảng 2008 cũng không quá đậm nét. Tháng 9/2008, Quốc hội và chính quyền tổng thống Bush đã cam kết một gói 700 tỷ USD để giúp đỡ hệ thống tài chính của Mỹ. So sánh từ những số liệu thâm hụt giữa hai thời kỳ thì rõ ràng rằng dưới thời của Roooservelt tính kích thích của chính sách tài khóa với nền kinh tế là rất mờ nhạt. Một điểm khác cơ bản nữa là sự thay đổi trong sự đối phó của chính sách tài khóa. Phải mất đến ba năm kể từ khi Đại suy thoái bắt đầu diễn ra thì một chính sách tài khóa hợp lý để đối phó mới đưa đưa ra. Trong khi đó, hai gói kích cầu đã đưa ra và thông qua, áp dụng một cách nhanh chóng trong cuộc khủng hoảng gần đây.

Chính sách tiền tệ: Sự khác biệt trong chính sách tiền tệ hai thời kỳ này là

khá rõ nét. Người ta cho rằng trong ba năm đầu của Đại suy thoái, FED đã giảm bớt nguồn cung tiền. Thay vì bơm tiền vào nền kinh tế để tránh những rủi ro tín dụng do thiếu tiền mặt, FED thậm chí còn xóa bỏ các quỹ cho các ngân hàng đang gặp vấn đề nhằm bảo vệ sự cân bằng tài chính và tránh thiệt hại lớn hơn. Chính sách vội vàng này đã đẩy hàng ngàn ngân hàng gặp khó khăn tới mức phá sản, đẩy nhanh sự xuống dốc của những ngân hàng khác và góp phần làm giảm nguồn cung tiền và tín dụng. Đồng thời sự sụp đổ của các ngân hàng cũng dẫn tới việc phá hủy nguồn “vốn thông tin” được các ngân hàng này cung cấp. Ngược lại, từ tháng 8/2007, FED dần dần nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách giảm tỉ lệ lãi suất từ xuống 0% trong quý đầu tiên của năm 2009. Thông qua các cơ chế, FED đã bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Từ tháng 8/2008 tới đầu năm 2009, bảng cân đối của FED đã tăng 2,5 lần. Về cơ bản, FED đã trở thành quỹ tài chính trung gian chính thay thế các ngân hàng và các quỹ tài chính trung gian tư nhân đã mất đi khả năng của mình do cuộc khủng hoảng.

Khác với đại suy thoái, không có một sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng 2008. Điều này đã được tránh không chỉ bởi sự tồn tại của quỹ bảo hiểm tiền gửi mà còn do FED đã đưa một lượng tiền lớn vào thị trường và tiếp quản hoặc sắp xếp các thể chế tài chính gặp khó khăn. Vì vậy nguồn vốn thông tin cũng được đảm bảo hơn. Cuối cùng, trong cuộc khủng hoảng hiện nay chính sách tiền tệ được đưa ra sớm và chính những hành động nhanh chóng này đã được thực hiện trước khi cơn khủng hoảng này lan rộng hơn.

Chính sách thương mại: Đại suy thoái nổi bật với chính sách “phá giá cạnh

tranh” (beggar-thy-neighbor). Vào giữa năm 1930, Quốc hội Mỹ đã thông quá Đạo luật thuế quan Smoot-Hawley cho phép tăng thuế trên 20000 hàng hóa nhập khẩu. Các quốc gia khác đồng thời ngay lập tức cũng trả đủa bằng việc thắt chặt việc nhập khẩu hàng hóa. Điều này đã dẫn tới một ảnh hưởng xấu trong thương mại quốc tế. Trong cuộc khủng hoảng 2008, các đối tác thương mại quốc tế đều cố gắng kiềm chế để không đi vào vết xe đổ từ Đại suy thoái.Trong cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 4/2009 tại London, lãnh đạo của nhóm G20 đã tuyên bố sẽ làm tất cả những gì cần thiết để “tăng cường thương mại toàn cầu và đầu tư, chống lại chủ nghĩa bảo hộ”. Mặc dù cần thời gian để xem xét liệu rằng tuyên bố này có được thực hiện tốt hay không thì rõ ràng là các quốc gia đều ý thức để tránh xa một cuộc chiến thương mại như những năm 1930.

Thực trạng bộ mặt nền kinh tế

Nền kinh tế các nước đều hầu hết suy sụp trong những năm Đại suy thoái và chỉ có dấu hiệu phục hồi vào cuối những năm 1930. Điển hình như Mỹ, nền kinh tế đã mất đi 40% giá trị sau 4 năm từ 1929 đến 1932. Nhìn vào cuộc suy thoái gần đây, năm 2009, nền kinh tế Mỹ giảm 5%, và năm 2010 tuy vẫn giảm nhưng cũng

không trầm trọng như năm 2009. Trong Đại suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp luôn ở mức trên 30%, trong khi đó theo số liệu năm 2009 tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ là 9.6%. Tuy đây là mức cao nhất trong vòng 26 năm trở lại nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thời kì những năm đầu 1930. Tuy rằng cuộc khủng hoảng 2008 đã thật sự đi qua hay chưa là điều vẫn chưa thể khẳng định nhưng rõ ràng rằng cuộc khủng hoảng này có phần “nhẹ nhàng” và ngắn hơn Đại suy thoái.

Về mặt chính trị và quan hệ quốc tế

Đại suy thoái 1929 là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây tới những thay đổi lớn về chính trị trên toàn thế giới, phá vỡ hệ thống Versaille – Wahshington , sự lên ngôi của chủ nghĩa phát xít và là bước tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Người ta không mong chờ một kết cục tương tự cho thế giới, một cuộc chiến tranh để chấm dứt thời kỳ khủng hoảng hiên nay. Tuy nhiên, vào thời điểm này, khi các nhà kinh tế khẳng định nền kinh tế thế giới đang đi vào phục hồi từ cuối 2010, thì trong những tháng đầu năm 2011 thế giới đang phải chứng kiến những khủng hoảng chính trị diễn ra trên nhiều khu vực trên thế giới. Các cuộc khủng hoảng chính trị trên thế giới liên tục xảy ra ở các khu vực từ khủng hoảng chính trị ở khu vực châu Á, châu Âu với những hậu quả còn chưa được giải quyết triệt để, và bước vào năm 2011 với những khủng hoảng chính trị kéo dài từ Trung Đông sang Châu Phi chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Ngoài ra còn là những cuộc khủng hoảng là hệ quả kéo theo như khủng hoảng môi trường, khủng hoảng lương thực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong bối cảnh hiện nay khi tình trạng kinh tế thế giới còn chưa có thể xác định được sẽ đi theo hướng nào, trận chiến giá cả trở thành vấn đề thời sự, và cũng là nỗi lo thường trực của người dân và chính phủ các quốc gia. Cơn bão lạm phát

đang hoành hành dữ dội từ châu Á sang châu Âu và bài toán cân bằng giữa phát triển và lạm phát trở nên khó khăn hơn lúc nào hết. Người dân chính là những người phải gánh chịu đầu tiên và nặng nề nhất những hệ quả của lạm phát cũng như tình trạng thất nghiệp. Và những khủng hoảng chính trị, xã hội cũng là những hệ quả tất yếu do khủng hoảng kinh tế gây ra. Mối liên hệ giữa các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa ngày càng trở nên mật thiết.

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 91)