Thương mại quốc tế suy giảm 48

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 49)

Đại suy thoái được đánh dấu bằng chính sách bảo hộ thương mại và sự tan rã của hệ thống thương mại đa quốc gia. Chính phủ sử dụng thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu và kiểm soát trao đổi ngoại tệ để thắt chặt tiêu dùng hàng hóa nước ngoài và thiết lập nhóm ưu đãi thương mại và hiệp định song phương với các đối tác nhất định. Những rào cản thương mại và sự phân biệt đối xử đã tạo nên sự co hẹp trong thương mại thế giới và mặc dù khi kinh tế đã phục hồi thì thương mại thế giới chỉ có những dấu hiệu phục hồi rất mờ nhạt. Gia tăng rào cản thương mại và tan rã hệ thống thương mại đa phương vào thời kỳ này là rất phổ biến. Chính sách thương mại trở nên hỗn loạn và các quốc gia thi nhau áp đặt rào cản thương mại ngày một lớn hơn.

Tháng 6/1930, Mỹ đã đưa ra luật thuế quan Smoot-Hawley tăng thuế quan từ 40% lên 47%. Điều này ngap lập tức đã nhận được sự trả đũa của các nước khác, đáng kể nhất là quốc gia đối tác lớn nhất của Mỹ là Canada, và một số các quốc gia châu Âu khác. Nhưng điều gì cần đến cũng sẽ đến, một số nước cũng tăng biểu thuế quan vào cuối năm 1930 và đầu 1931. Nhưng đạo luật Smoot-Hawley cũng không phải là nguyên nhân của làn sóng áp dụng các biện pháp bảo hộ bắt đầu vào năm 1931. Trên thực tế, nguyên nhân gây ảnh hưởng mạnh tới hệ thống thương mại thế giới chính là cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu vào mùa hè 1931.

Bảng 2.11 Sụt giảm trong xuất khẩu hàng hóa từ năm 1928 – 1929 tới 1932 – 1933 Nguồn: About The Great Depression http://www.english.illinois.edu/maps/depression/about.htm)

Hàng rào thương mại và sự thương mại quốc tế trong Đại suy thoái

Dựa vào số liệu xuất nhập khẩu của 17 quốc gia trong thời kỳ giữa hai cuộc Đại chiến, thương mại giữa các các quốc gia công nghiệp giảm khoảng 30% từ năm 1929 tới 1932, các yếu tố được xác định là dẫn tới sụt giảm thương mại này bao gồm nguồn cầu giảm, tăng thuế và hàng rào phi thuế quan.

Vào mùa hè năm 1931, nền kinh tế châu Âu đã rạn nứt dưới sức ép của việc giá cả tiếp tục giảm, tình trạng thất nghiệp leo thang. Sức ép về kinh tế, chính trị và tài chính kết hợp đã tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính quét toàn bộ châu Âu như một cơn lũ lớn. Ở một số quốc gia như Áo và Đức, các ngân hàng vốn có mối liên hệ mật thiết với sản xuất công nghiệp đã phải đóng cửa do các nhà máy ngừng sản xuất. Đối với một số ngân hàng danh tiếng của châu Âu đối mặt với sự phá sản, chính phủ Áo và Đức đã buộc phải trực tiếp điều hành hệ thống tài chính. Họ đã ngăn cản việc xuất khẩu thêm vàng và ngoại tệ sang ngân hàng Thụy Sỹ và Anh. Hành động này trực tiếp vi phạm quy luật của hệ thống bản vị vàng.

Một cuộc khủng hoảng ngân hàng khác ở Anh vào năm 1931 mà lần này không phải là các ngân hàng thương mại và là ngân hàng trung tâm, Ngân hàng quốc gia Anh. Khủng hoảng tài chính lên tới đỉnh điểm khi Anh từ chế độ bản vị vàng vào tháng 9 năm 1931. Đây là một dấu mốc quan trọng trong Đại suy thoái. Đồng bảng Anh trở thành một đồng tiền trôi nổi (giá trị không còn được cố định) và giá trị của nó giảm chừng 30%, ngay lập tức làm hàng hóa xuất khẩu của Anh giảm giá. Chính phủ thoát khỏi các yêu cầu chặt chẽ của chế độ bản vị vàng, vì thế đủ thời gian cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề chống lại khủng hoảng. Tỷ lệ lãi suất được cắt giảm, tạo điều kiện cho thương mại và chính phủ có thể vay

mượn tiền, niềm tin với tương lai nền kinh tế được khôi phục và tiêu dùng tăng lên. [29]

Anh là quốc gia đầu tiên phục hồi sau Đại suy thoái. Sau tháng 9 năm 1931, ưu tiên chính của chính phủ Anh là đẩy nhanh phục hồi kinh tế. Vào tháng 4 năm 1933, ở Mỹ, Tổng thống Rooservelt cũng quyết định từ bỏ chế độ bản vị vàng. Điều này có nghĩa là chính quyền mới của Mỹ đã thoát khỏi những rằng buộc của chế độ này và có thể đưa ra kế hoạch chi tiêu mới để mang đến cho người dân Mỹ một cuộc cải cách kinh tế xã hội. Vì nền kinh tế Mỹ rất lớn nên sự phục hồi của nó cũng mang đến lợi ích cho phần còn lại của thế giới. Ví dụ như khi thị trường Mỹ bắt đầu phục hồi thì nhu cầu về café và những sản phẩm khác từ Trung và Nam Mỹ cũng tăng lên.

Chế độ bản vị vàng với mục đích để bản bảo sự ổn định với quy định chặt chẽ về tỷ giá của các đồng tiền của các nền kinh tế lớn trên thế giới. Nhưng dường như chế độ này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và không còn thực hiện tốt chức năng của nó nữa. Chế độ bản vị vàng làm gia tăng áp lực lạm phát lên nền kinh tế của các quốc gia, làm tăng giá của hàng hóa xuất khẩu và làm mất lượng vàng dự trữ của một số quốc gia trong khi lại mang lại lợi ích cho những quốc gia nhận được khối lượng vàng đó. Trừ Pháp và Mỹ, rất nhiều quốc gia đều không có lượng dự trữ vàng đủ và họ không có nhiều lựa chọn. Các quốc gia này buộc phải giảm phát nền kinh tế để hàng hóa xuất khẩu cạnh tranh hơn và giảm nhập khẩu để giảm thâm hụt vàng. Nhưng chính sách giảm phát lại làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm kinh doanh và thắt chặt nhu cầu của người dân về hàng hóa nhập khẩu. Các khoản vay quốc tế là một biện pháp hữu hiệu để tránh các hậu quả nghiêm trọng do giảm phát thường được áp dụng trong quá khứ, thì vào thời điểm này lại không khả thi bởi các nhà đầu tư lo ngại về tình hình kinh tế bắt đầu rút vốn với tốc độ lớn .

Bảng 2.12 Số lượng các quốc gia áp dụng chế độ Bản vị vàng từ năm 1929 đến 1934 Nguồn: About The Great Depression

http://www.english.illinois.edu/maps/depression/about.htm

Cuộc suy thoái ảnh hưởng lớn tới thương mại quốc tế và Mỹ là quốc gia trung tâm. Mỹ là nước có nguồn cung đồng đô-la Mỹ cho phần còn lại của thế giới, cho các quốc gia khác vay và thanh toán các sản phẩm nhập khẩu của Mỹ, đã giảm mạnh từ 7,4 tỷ USD năm 1929 xuống 2,4 tỷ USD năm 1932. Sự thiếu hụt tiền trở

thành một vấn đề nghiêm trọng. Những quốc gia vay nợ đồng đô-la khi bị thiếu hụt dự trữ sẽ phải cắt giảm nhập khẩu và kéo theo xuất khẩu giảm. Các quốc gia xuất khẩu hàng đầu nhận ra giá hàng hóa của họ giảm mạnh vượt qua giá hàng hóa họ muốn nhập khẩu. Ở châu Âu, các khoản nợ và bồi thường liên quan tới chiến tranh về cơ bản đều rất bất ổn. Trong khi đó ché độ bản vị vàng dường như lại làm lan rộng suy thoái hơn là chống lại nó.

Vào tháng 4 năm 1933, nước Mỹ dưới thời tổng thống Rooservelt đã rời bỏ chế độ bản vị vàng. Vị tổng thống này thật sự đặt vấn đề khôi phục kinh tế nội địa lên hàng đầu. Hướng giảm giá để kích thích nền kinh tế Mỹ và là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội mới New Deal nhằm tăng giá nông sản hướng về xuất khẩu. Thật sự, sự giảm giá đồng đôla Mỹ được người nông dân Mỹ hoan nghênh và họ cũng cũng mong rằng sẽ được hưởng lợi từ đó.

Năm 1931, có 47 quốc gia áp dụng chế độ bản vị vàng. Đến cuối năm 1933 chỉ còn một nhóm nhỏ các quốc gia như Bỉ, Pháp, Hà Lan và Thụy Sĩ còn duy trì hệ thống này. Để duy trì sự cạnh tranh, các nước này lại phải sử dụng các biện pháp giảm phát, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội. Đồng tiên các quốc gia này phải chịu một sức ép lớn của đầu cơ. Hàng rào thuế quan cũng không phải là biện pháp tốt vì các quốc gia sẽ sử dụng nó để trả đũa lẫn nhau. Năm 1936, Đức không tiếp tục trả bồi thường chiến tranh, Anh và Pháp từ chối trả các khoản nợ chiến tranh cho Mỹ. Vào năm này, 77% nợ của các nước Mỹ Latin không trả được, trong đó Chile và Peru chiếm 100%. Tháng 9 năm 1935, chế độ bản vị vàng đã bị các quốc gia Pháp, Hà Lan và Thụy Sĩ từ bỏ. Các chính phủ thoát khỏi chế độ bản vị vàng, dễ dàng hơn trong việc điều chính nền kinh tế quốc gia.

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)