Cũng giống như các quốc gia Mỹ Latin, Trung Quốc và Nhật Bản là những nước có chủ quyền và có thể tự giải quyết các cuộc khủng hoảng, nhưng các nước này cũng phụ thuộc vào các thế lực phương Tây mặc dù theo một cách khách. Trung Quốc nằm trong tình trạng nửa thuộc địa vì Anh kiểm soát các cửa khẩu trọng yếu, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Vào thời điểm này, Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn nhung chỉ tham gia vào thị trường thế giới rất hạn chế. Hơn nữa, Trung Quốc dùng đồng bạc, không tham gia chế độ bản vị vàng. Đối lập với Trung Quốc, Nhật Bản toàn quyền quyết định thương mại quốc tế và chính sách tiền tệ của quốc gia, và quay lại chế độ bản vị vàng vào thời điểm năm 1930. Thực tế rằng Nhật Bản phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ, Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi cuộc Đại suy thoái. Thêm vào đó, từ suy thoái chuyển sang chiến tranh gần ở Đông Á xảy ra nhanh hơn do Nhật Bản tấn công Trung Quốc năm 1937 sau khi đã xâm lược Manchuria năm 1931.
Nếu chỉ nhìn vào nền sản xuất công nghiệp nhỏ bé của Trung Quốc vào thời điểm này có thể kết luận rằng Đại suy thoái không hề ảnh hưởng tới Trung Quốc tuy nhiên cũng không hẳn như vậy. Trung Quốc đã trải qua một cuộc suy giảm kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Đồng bạc rớt giá và các nhà đầu tư Trung Quốc không
có khả năng chi trả cho hàng hóa nhập khẩu. Xuất khẩu cũng suy giảm và các ngân hàng không có khả năng giải quyết tình trạng này. Mất cân bằng thương mại ở Trung Quốc khiến cho đồng bạc mất giá và Trung Quốc phải phụ thuộc nhiều hơn vào việc nhập khẩu bạc và giá bạc trên thị trường thế giới. Ngoài đồng bạc, đồng cũng được sử dụng trong lưu thông hàng hóa. Người dân Trung Quốc cũng phải gánh chịu những hậu quả do suy thoái mang tới nợ nần, không chi trả được cho các chi phí do giá cả hàng hóa tăng lên. Cuộc suy thoái lại ảnh hưởng tới Trung Quốc chỉ trong năm 1933 và sau đó có ảnh hưởng tới nền kinh tế quốc gia lớn hơn ở bất cứ nước nào khác trong khu vực, nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng về giá đồng bạc. Sau khi Anh từ bỏ chế độ bản vị vàng, giá bạc tăng lên và Hoa Kiều không gửi bạc về nước và tử bỏ nó trong khi vào thời điểm trước đó khi chế độ bản vị vàng còn áp dụng thì giá bạc lại rẻ hơn và Hoa kiều thường mua bạc và gửi về nước. Năm 1932, nhập khẩu bạc chững lại và Trung Quốc bắt đầu xuất khẩu bạc và tăng lên rất nhanh nhưng chủ yếu là hàng trốn thuế. Điều này gây tổn hại rất lớn đối với nền kinh tế của Trung Quốc.
Nhật Bản tham gia chế độ bản vị vàng quốc tế năm 1897 và rời bỏ vào tháng 9 năm 1916 do chiến tranh. Sau khi Anh quay trở lại chế độ này vào năm 1925, Nhật Bản cũng muốn đi theo hình mẫu này nhưng lại không thể do những vấn đề về kinh tế buộc Nhật phải sử dụng hảng rào xuất khẩu vàng, hình thức không phù hợp với việc áp dụng chế độ bản vị vàng. Trong viễn cảnh sau Thế chiến thứ nhất với sự suy giảm kinh tế chung, Nhật đã sử dụng đô-la dự trữ của mình trong chiến tranh để bảo vệ đồng Yên. Trận động đất vào năm 1923 đã hoàn toàn làm sụp đổ chính sách tiền tệ của chính phủ, Nhật bắt buộc phải chi tiền để tái xây dựng và chấp nhận để đồng Yên phá giá. Nhưng hàng hóa xuất khẩu của Nhật lại tăng nhanh đặc biệt là mặt hàng tơ lụa sang Mỹ. Chính phủ Nhật bắt đầu xuất khẩu vàng, giá đồng yên tăng lên và giá cả trong nước giảm xuống. Như một hệ quả tất yến của chính sách giảm phát là nhiều ngân hàng đóng cửa năm 1927 và chính phủ lại phải điều chỉnh chính sách tiền tệ một lần nữa là hoãn lại việc áp dụng chế độ bản vị vàng. Năm 1929, chính phủ mới được thành lập và bộ trưởng bộ tài chính mới của Nhật đã quay lại những chính sách truyền
thống cân bằng ngân sách, dỡ bỏ rào cản xuất khẩu vàng và thực hiện cân bằng thương mại. Tháng 1 năm 1930, Nhật đã đạt được mục tiêu và quay trở lại áp dụng chế độ bản vị vàng chỉ vài tháng trước khi các nước rũ bỏ nó. Nhật đã cố gắng hết sức để giữ đồng Yên, áp dụng chính sách giảm phát và mất rất nhiều lượng vàng dự trữ. Kết quả là sự rớt giá đồng bạc vào tháng 10 năm 1930 đã ảnh hưởng tới giá gạo trên thị trường thế giới, gây hậu quả nghiêm trọng tại Ấn Độ. Nhật đã không tính toán được sự giảm giá của đồng Yên, càng không thể ngờ tới việc Anh bỏ chế độ bản vị vàng vào tháng 9 năm 1931. Lượng vàng dự trữ của Nhật dần mất đi và tháng 12 năm 1931, Nhật quyết định bỏ chế độ bản vị vàng khi đồng Yên đã mất đi khoảng 60% giá trị. [33]
Tình hình còn căng thẳng hơn bởi những sức ép trong xã hội Nhật Bản. Quân đội được sử dụng như lực lượng chính trị quyết định, chống lại quyền lợi của những người nông dân đi ngược lại quyền lợi của các tập đoàn lớn. Đây là những hành động tiếp nối những chính sách hiếu chiến trong việc mở rộng lãnh thổ và xâm lược Manchuria tháng 9 năm 1931 mà không được sự chấp thuận của chính quyền. Nhật Bản thời kỳ này đi theo những chính sách tương tự như ở Đức, tiêu một số tiền lớn vào việc tái vũ trang, có thời kỳ năm 1936 lên tới một nửa ngân sách.
Các nước Đông Nam Á hầu hết đều là thuộc địa của các nước phương Tây vào thời điểm diễn ra Đại suy thoái. Các nước này xuất khẩu nguyên liệu thô như đường, cao su, gạo. Các hình thức thay thế nhập khẩu đều bị cấm ở đây. Quan hệ ruộng đất nông nghiệp và thu nhập chênh lệch nhau rất nhiều nên tác động của suy thoái kinh tê ở đây rất khác nhau. Philippine là thuộc địa của Mỹ với chính sách cai quản có phần lỏng tay hơn, chính quyền được chỉ định là người bản địa do vậy người dân chống đối trực tiếp tầng lớp lãnh đạo bản địa, nhưng họ không khó khăn trong việc đối phó với tình huống này bởi mối quan hệ với Mỹ đã mang lại cho họ một thị trường tốt trong thời kỳ diễn ra khủng hoảng. Xuất khẩu đường hàng nam tăng từ 0,7 triệu tấn (1929 – 31) lên 1 triệu tấn (1932 – 34). Ở đây gần như không có khả năng xảy ra xung đột. Một quốc gia khác là Myanmar phải đối mặt với một cuộc khủng khoảng xuất khẩu gạo khiến người dân rơi vào tình cảnh điêu đứng và nhiều bạo loạn xã hội. Ở Việt
Nam, các cuộc nổi dậy diễn ra nhiều do việc đóng thuế. Đây không chỉ là phản ứng đối với việc tăng giá gạo mà còn do cuộc khủng hoảng của nhiều yếu tố khác. Ở miền trung, do thời tiết làm mất mùa, người dân không có tiền để đóng thuế. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi chính quyền thuộc địa Phát quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ bản địa vào năm 1931 để đảm bảo đầu tư của Pháp vào Việt Nam. Xã hội Việt Nam trở nên nhiều rối loạn với nhiều cuộc nổi dậy và đời sống người nông dân trở nên cùng cực.
Tác động của Đại suy thoái tại vài quốc gia Đông Nam Á điểm hình đã cho thấy một cục diện phức tạp. Dưới chế độ thuộc địa và mối quan hệ nông nghiệp lâu đời, cũng như sự phụ thuộc lớn vào xuất khẩu gạo khiến cho các quốc gia có những phản ứng khác nhau đói với những thách thức mà suy thoái chung đặt ra. Các cuộc nổi dậy vũ trang diễn ra ở nhiều nơi nhưng cũng không lật đổ được chính quyền do thời điểm chưa thích hợp. Các cuộc đấu tranh của người nông dân tại Ấn Độ dưới thời Gandhi cũng không thích hợp đối với những người dân tại khu vực Đông Nam Á này.
Đại suy thoái bắt đầu từ những quốc gia có nền kinh tế phát tiển, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới, sau đó đã lan rộng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Có thể thấy rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, có một cuộc khủng hoảng kinh tế từ một quốc gia lan rộng và làm ảnh hưởng tới toàn cầu. Có thể vào thời kỳ này, xu hướng toàn cầu hóa hay khu vực hóa chưa hình thành rõ nét nhưng không thể phủ nhận những tác động mang tính dây chuyền và mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị mà Đại suy thoái gây ra trong thời điểm này.
Chương II: Tác động của cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933