Suy thoái kinh tế thế giới 3 9-

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 40)

Đại suy thoái đã làm cho nền kinh tế thế giới trải qua một thời kỳ với một tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lịch sử. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra một con số chính xác nhất về tỷ lệ thất nghiệp nhưng chưa bao giờ đưa ra được một con số thực sự chính xác.

Sự tàn phá do nạn suy thoái gây ra rõ ràng nhất ở những khu vực công nghiệp. Ở đó là những người chờ cứu tế, những người không bà con họ hàng, những người bị bỏ rơi rách rưới; những nhà máy lặng im đánh dấu sự sụp đổ của nền kinh tế. Ba khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Đại suy thoái đó là Bắc Mỹ mà cụ thể là quốc gia nơi Đại suy thoái bắt đầu – Nước Mỹ; châu Âu và Mỹ Latin.

Cuộc suy thoái 1930 đã phá hủy nền kinh tế của Mỹ và hầu hết các quốc gia ở châu Âu. Một nghiên cứu vào những năm 1980 đã về tình trạng kinh tế các quốc gia vào thời điểm giữa hai cuộc chiến tranh đã chỉ ra những tình hình kinh tế trượt dốc ở các quốc gia trong khu vực kinh tế chủ chốt của thế giới vào thời kỳ đó. Một số biểu đồ dưới đây chỉ ra tình hình kinh tế của khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu thông qua tỉ lệ thất nghiệp và sản xuất công nghiệp trong thời kỳ này ở một số nền kinh tế chủ chốt.

Bảng 2.1 Ảnh hưởng của Đại suy thoái tại khu vực Bắc Mỹ Nguồn: About The Great Depression http://www.english.illinois.edu/maps/depression/about.htm

Bảng 2.2 Ảnh hưởng của Đại suy thoái tại châu Âu Nguồn: About The Great Depression http://www.english.illinois.edu/maps/depression/about.htm

Từ hai biểu đồ trên có thể nhận thấy mức độ nghiêm trọng của nền kinh tế thế giới vào thởi điểm này. Tỷ lệ thất nghiệp tăng gấp hàng chục lần vào năm 1932 so với năm 1929 và không suy giảm nhiều cho tới năm 1934. Các khu vực phải gánh chịu suy giảm công nghiệp lan rộng trên toàn châu Âu và các khu vực được phục hồi sau suy giảm làm rất hạn chế.

Bảng số liệu và các biểu đồ dưới đây sẽ mang tới những con số cụ thể về mức độ suy giảm kinh tế của các quốc gia trong nhiều khu vực khác nhau của thế giới. Có thể nhận thấy rõ ràng mức độ suy giảm lớn ở Bắc Mỹ và thấp hơn một chút ở châu Âu, trong khi đó nền kinh tế tiêu biểu của châu Á vào thời kỳ này là Nhật Bản chịu thiệt hại ít hơn, nhưng nó chỉ có thể cho thấy sự liên quan chưa chặt chẽ của nền kinh tế khu vực này vào nền kinh tế thế giới vào thời điểm những năm 30 của thế kỷ 20.

Quốc gia Suy giảm công nghiệp

Mỹ 46.8 % Anh 16.2 % Đức 41.8 % Pháp 31.3 % Canada 42.4 % Czechslovakia 40.4 % Italia 33.0 % Bỉ 30.6 % Hà Lan 37.4 % Thụy Điển 10.3 % Đan Mạch 16.5 % Ba Lan 46.6 % Argentina 17.0 % Brazil 7.0 % Nhật Bản 8.5 %

Bảng 2.3 Mức độ suy giảm sản xuất công nghiệp trong thời kỳ Đại suy thoái ở một số nước Nguồn: Christina D. Romer, Forthcoming in the Encyclopædia

Bảng 2.4 Sản lượng công nghiệp của Đức, Áo, Bỉ, Hà Lan, Pháp và Anh trong những năm 1930 Nguồn: Ekkart Zimmermann and Thomas Saalfeld, Economic and

Political Reactions to the World Economic Crisis of the 1930s in Six European Countries, International Studies Quarterly, Vol.32, No.3 (Sep 1988), trang 320 – 325

Bảng 2.5 Tỷ lệ thất nghiệp ở Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Anh 1929 – 1938

Bảng 2.6 Sản lượng công nghiệp của Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Anh 1929 – 1938 Nguồn: Ekkart Zimmermann and Thomas Saalfeld, Economic and Political Reactions to the World Economic Crisis of the 1930s in Six European Countries,

Bảng 2.7 GNP của Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Anh 1929 – 1938 Nguồn: Ekkart Zimmermann and Thomas Saalfeld, Economic and Political Reactions to the World

Economic Crisis of the 1930s in Six European Countries, International Studies Quarterly, Vol.32, No.3 (Sep 1988), trang 320 – 325

Bảng 2.8 Tỉ lệ % thay đổi sản lượng công nghiệp và GDP của Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Anh 1929 – 1938 Nguồn: Ekkart Zimmermann and Thomas Saalfeld, Economic and Political Reactions to the World Economic Crisis of the 1930s in Six European Countries, International Studies Quarterly, Vol.32, No.3 (Sep 1988), trang

Bảng 2.9 Sản lượng công nghiệp của 5 nước châu Âu trong những năm 1930 Nguồn: Ekkart Zimmermann and Thomas Saalfeld, Economic and Political Reactions

to the World Economic Crisis of the 1930s in Six European Countries, International Studies Quarterly, Vol.32, No.3 (Sep 1988), trang 320 – 325

Trong bảng 2 số liệu về tỉ lệ thất nghiệp, sản xuất công nghiệp và GNP được vẽ lần đầu tiên bởi Mitchell (1981) và các số liệu chi tiết được đưa ra ở những bảng dưới. Các biểu đồ trên đã chỉ ra sự giảm sút và phục hồi của 6 nền kinh tế chính của châu Âu.

Sự sụt giảm và phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Đức được nhận thấy một cách rõ ràng. Chỉ ba năm sau khi suy thoái (từ năm 1932), mức sản lượng công nghiệp của năm 1929 đã đạt được vào năm 1935 và vượt qua nhanh chóng ngay sau đó. Điều này cũng được nhận thấy khi xem xét tỉ lệ thất nghiệp. Sự suy thoái trong nền kinh tế Áo là một bằng chứng rõ ràng về những gì rất nhỏ mà nền kinh tế có được cho tới năm 1936, ít nhất là đối với tỉ lệ thất nghiệp. Khác với Pháp, đồ thị kinh tế của Bỉ cho thấy

sự dao động mạnh. Sụt giảm mạnh trong sản lượng công nghiệp và tỉ lệ người có việc làm cho tới năm 1934 phản ánh sự khó khăn lớn của Bỉ khi phải vượt qua cuộc khủng hoảng này. Nước Pháp vẫn duy trì một tỉ lệ người có việc làm và sản lượng công nghiệp tương đối cao cho tới năm 1931, nhưng trong những năm sau đó nước Pháp đã thất bại trong việc vượt qua khủng hoảng. Kể từ sau năm 1931, không có một năm nào mà cả tỉ lệ người có việc làm và sản lượng công nghiệp cùng tăng. Đồ thị của nền kinh tế Hà Lan lại có đặc điểm với khoảng cách lớn nhất và tỉ lệ thất nghiệp cao nhất, tăng từ năm 1929 tới năm 1936. Cũng vào thời điểm đó, sản lượng công nghiệp phục hồi nhẹ trong năm 1933 và trải qua một lần suy giảm khác vào năm 1935. Trong và sau năm 1937, mức sản lượng công nghiệp của năm 1929 đã được vượt qua và tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 8% vào năm 1938. Cuối cùng, nước Anh theo hướng tương tự như trường hợp của nước Đức, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ trong khi sản lượng công nghiệp lại gần như không thay đổi trong thời gian 1931 - 1932. Trong những năm sau sản lượng công nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp của Anh đã phục hồi mạnh mẽ. [21, tr 320 – 325]

Ở châu Á, nền kinh tế Nhật Bản không bị ảnh hưởng quá nặng nề tuy nhiên cũng chịu mức sụt giảm tới 8% trong khoảng thời gian 1929 – 1931. Bộ trưởng tài chính Nhật bản đã sử dụng các biện pháp kinh tế theo quan điểm của Keynes: kích thích tài chính và hạ giá đồng Yên. Việc hạ giá đồng Yên có tác dụng ngay lập tức. Nhật Bản thay thế vị trí của anh về xuất khẩu hàng dệt may. Nhật tăng cường chi tiêu cho việc trang bị vũ khí và đến năm 1933, Nhật Bản đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Nguồn: Tim Wright, Chinese Business in a Globalizing World: The Impact of the 1930s World Depression, University of Sheffield, 25 February 2010

Ở Trung Quốc, cuộc khủng hoảng cũng chỉ có tác động rất nhỏ đối với nền kinh tế Trung Quốc, kể cả sản lượng công nghiệp và GDP. Tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng lớn tới các sự kiện mang tính chính trị, bởi sự tác động của nó lên hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc, của người nước ngoài lẫn người Trung Quốc. Sự thay đổi trong trị giá tiền tệ của Trung Quốc (đồng bạc) là yếu tố quyết định tới số phận của các công ty vào thời điểm này. Đặc biệt là các công ty của người Nhật sử dụng đồng Yên như một công cụ cạnh tranh trong suy thoái. Điều này đã dẫn tới các phản ứng lên tới đỉnh điểm của Nhật Bản khi từ bỏ chế độ bản vị vàng và Nhật chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931. Ngược lại, các công ty cả của người nước ngoài và người Trung Quốc đều hưởng lợi trong khoảng thời gian này. Các công ty này chỉ gặp vấn đề vào những năm 1930 khi trị giá tiền tệ của Trung Quốc tăng mạnh so với những đồng tiền khác khi các quốc gia từ bỏ chế độ bản vị vàng. Điều này dẫn tới một cuộc khủng hoảng với các doanh nghiệp của Trung Quốc, và họ có xu hưởng giảm lợi nhuận hơn

là giảm sản xuất. Phản ứng của các công ty có liên quan tới sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, đặc biệt là chính sách Cải cách tiền tệ của Quốc dân Đảng.

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 40)