Thị trường chứng khoán 24

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 25)

Herbert Hoover đã từng nhấn mạnh với một nhà báo là Mark Sullivan rằng “bạn biết đấy, vấn đề của chủ nghĩa tư bản là các nhà tư bản, họ quá tham lam.” Và đó đã trở thành một xu hướng được coi như một bệnh dịch vào giữa và cuối thập kỉ 20 của thế kỉ 20. Bùng phát đầu tiên là ở Florida với hiện tượng đầu cơ bất động sản. Rất nhanh, thị trường bất động sản Florida trở thành một hiện tượng bong bóng cổ điển khi giá trị mua bán vượt qua rất nhiều lần giá trị thực tế chỉ đơn thuần là nó được tăng lên. Đầu tiên ở Florida, Mỹ hình thức đầu cơ bất động sản diễn ra. Nó bắt đầu với sự tăng giá của các khu vực gần biển với mùa đông ấm áp hơn và là khu vực dễ tiếp cận đối với những người dân ở khu vực Đông Bắc do sự phát triển của xe cộ và đường cao tốc.

Bất động sản ở Florida nhanh chóng trở thành một bong bóng dễ vỡ khi giá cả tăng cao hơn nhiều lần so với giá trị thực. Những người mua với giá cao tin tưởng rằng họ sẽ bán được với giá cao hơn trong vài tuần hoặc một tháng sau đó. Và bong bóng bất động sản này đã vỡ vào năm 1926 nhưng hiệu ứng đã lan tới phố Wall.

Thị trường The Great Bull vào cuối những năm 1920 đã được kích thích tín dụng dễ dàng bằng cách hình thức ký quỹ. Trong một thị trường tăng nhanh chóng như vậy, các đòn bẩy tài chính đã tạo ra một khoản lợi nhuận khổng lồ. Vào thời điểm Cục dự trữ liên bang tìm cách giảm cơn sốt đầu cơ vào đầu năm 1928 và 1929 bawgnf cách tăng lãi suất, thì cơn sốt này đã ăn sâu vào cuộc sosongs. Theo tờ New York World đăng tin “không có gì quan trọng miễn là cổ phiếu tiếp tục tăng”, “thị trường có luật lệ của riêng nó. Các lực lượng phía sau nó không thể cưỡng lại được”.

Nhà sử học Maury Klein đã tổng hợp tình hình thời điểm này trong cuốn sách Cuối cầu vồng (2001) như sau: “Nói một cách đơn giản, quá nhiều nhiều nắm giữ cổ phiếu bằng tiền vay mượn”. Khi nền kinh tế bắt đầu chững lại vào mùa hè năm 1929, tín hiệu đã được gửi tới phố Wall đã bị hầu hết các nhà đầu tư bỏ qua, nhưng lại được những nhà đầu tư lớn nhất chú ý. Trong những người lặng lẽ rời khỏi thị trường trước khi nó sự đổ có Raskob (người bị coi là vẫn giàu có ngay cả khi tất cả mọi người không còn gì), Bernard Baruch, Joseph P. Kennedy, và bản thân Tổng tống Hoover. [14]

Đổ vỡ thị trường chứng khoán như một kết quả tất yếu, và một sự kết thúc thảm hại cho thời kỳ mới của sự thịnh vượng mà các nhà kinh tế đã đưa ra chỉ vài năm trước. Cuộc khủng hoảng đẩy nhanh tốc độ đi xuống của nền kinh tế, nó đã tiêu diệt phần lớn sự giàu có của các nhà đầu tư dựa trên giấy tờ và làm thay đổi hy vọng vào nền kinh tế của nhiều người, khiến họ trở nên bi quan vào nền kinh tế, và cẩn trọng hơn rất nhiều trong việc đầu tư và chi tiêu. Cả hai hậu quả này xói mòn hơn nữa những nhu cầu trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Đại suy thoái 1929 - 1933 và những tác động của nó đối với thế giới (Trang 25)