Chụp ảnh X-quang vú chẩn đoán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển giải pháp hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu tổn thương hình khối trên ảnh chụp Xquang vú (Trang 32)

Một ca chụp ảnh X-quang vú chẩn đoán sử dụng cùng kỹ thuật giống như chụp X- quang vú sàng lọc. Tuy nhiên, nó thực hiện ở phụ nữ mà đã xác định được một tổn thương hoặc khối u. Các bác sĩ tìm thấy một số bất thường trong quá trình kiểm tra lâm sàng, là một khối cứng trong vú hoặc trong các hạch bạch huyết, những thay đổi trong cấu trúc hoặc màu sắc của da, biến dạng của các núm vú hoặc thay đổi hình dạng và kích thước của

ngực. Cũng có thể là các phát hiện đáng ngờ nhất định trong một ca chụp ảnh X-quang vú sàng lọc một người phụ nữ, mà việc chẩn đoán chúng sẽ được hoàn tất bằng cách tiến hành chụp X-quang vú chẩn đoán. Vì vậy, mục đích của chụp ảnh X-quang vú chẩn đoán là để làm nổi bật các đặc điểm nhất định của tổn thương cục bộ. Điều này sẽ giúp các chuyên gia chẩn đoán bệnh lý nghi ngờ. Để làm nổi bật các đặc điểm nhất định của tổn thương cục bộ, kỹ thuật vùng áp lực hay nén điểm (spot compression) và kỹ thuật phóng đại (magnification) được sử dụng.

Hình 1.7.Các hướng chụp ảnh X-quang vú. (a):hướng chụp phổ biến nhất, trên xuống CC và chéo xiên MLO. (b): chụp vuông góc từ biên vào giữa 90LAT-LM.

(c): chụp vuông góc từ giữa ra biên 90LAT-ML (nguồn [55]).

Trong hình 1.8(trái) là ảnh chụp X-quang vú của một phụ nữ trong đó có một tổn thương hình khối (mũi tên đơn) v à tổn thương vôi hóa (mũi tên kép). Để làm nổi bật các ranh giới và đặc điểm của tổn thương hình khối, kỹ thuật vùng áp lực được sử dụng. Theo đó, chỉ một vùng cục bộ của vú tương ứng với tổn thương hình khối bị nén thay cho toàn bộ vú như chụp ảnh X-quang vú sàng lọc. Thiết bị đặc biệt cho kỹ thuật này được minh họa ở hình 1.8(giữa). Vú được đặt trên mặt phẳng (mũi tên kép) và vùng cục bộ mong muốn được nén bằng khung nén đặc biệt (mũi tên đơn). Nhờ đó, tổn thương hình khối được phân lập, tách biệt rõ ràng hơn khỏi các mô bình thường. Thiết bị như trong hình 1.8(phải) được sử dụng để phóng đại tổn thương vôi hóa. Khi đó, vú không được đặt trên mặt phẳng như ở kỹ thuật vùng áp lực mà được đặt trên một bệ phóng đại (mũi tên kép), tiếp cận nguồn phát tia X. Kết quả thu được là sự phóng đại của khu vực chứa tổn thương vôi hóa quan tâm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển giải pháp hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu tổn thương hình khối trên ảnh chụp Xquang vú (Trang 32)