Phương pháp đối sánh mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển giải pháp hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu tổn thương hình khối trên ảnh chụp Xquang vú (Trang 71)

Ở đây, mẫu đối sánh được sử dụng cũng là mẫu sech tương tự như mẫu sech được sử dụng trong [32] (phương trình 3.15). Điểm khác biệt duy nhất là ở đây hệ số điều khiển tốc độ thay đổi mức xám từ tâm của mẫu ra ngoài là 1 chứ không phải là 0.08.

   2 2  2 2 2 , exp exp T x y x y x y     (3.24)

Lưu đồ thuật toán của phương pháp như ở hình 3.5, gồm các bước chính sau: + Lựa chọn mẫu và kích thước mẫu

+ Tính hệ số tương quan giữa mẫu với các vùng tương ứng trên ảnh. + Lấy ngưỡng ảnh tương quan thu được các vùng thô ban đầu

+ Phát triển vùng từ những vùng thô này thu được vùng nghi ngờ cuối cùng. + Đánh số hiệu từng vùng; xác định tọa độ tâm, bán kính, diện tích từng vùng

Mẫu được chọn cần có hình dạng, kích thước và tính thống kế gần giống với tổn thương hình khối nhất. Thực tế cho thấy, khi kích thước mẫu bằng kích thước của tổn thương hình khối thì tương quan giữa chúng là cao nhất. Sample [60] thống kê trên cơ sở dữ liệu mini-MIAS [47] nhận thấy: nếu mẫu nhỏ hơn 2 lần kích thương tổn thương thì giá trị tương quan chúng sẽ giảm đi đáng kể so với khi dùng mẫu có kích thước lớn hơn 2 lần kích thước tổn thương. Tuy nhiên mẫu càng lớn thì thời gian xử lý càng lâu. Mẫu có kích thước tăng gấp 2 thì thời gian cần xử lý tăng gấp 4 lần. Vì vậy, việc lựa chọn mẫu và kích thước mẫu cần phải bù trừ giữa tính tương quan và thời gian xử lý. Một điều cần chú ý nữa là độ tương phản của mẫu (hình 3.6). Độ tương phản của mẫu lớn, phân bố mức sáng trong mẫu đồng đều hơn thì tương quan cao với tổn thương hình khối ở ảnh mô tuyến dầy đặc. Độ tương phản mẫu thấp thì tương quan cao với tổn thương hình khối ở ảnh mô tuyến. Độ tương phản của mẫu phụ thuộc vào kích thước của mẫu.

Sau khi thực hiện tương quan, thu được ảnh mới có kích thước như ảnh ban đầu. Các điểm ảnh mới này có giá trị nằm trong khoảng [-1,1]. Giá trị càng gần 1 có nghĩa độ tương

quan giữa mẫu và vùng tương ứng trên ảnh chụp X-quang vú càng cao. Điều đó đồng nghĩa với điểm ảnh trên càng giống với mẫu.

Hình 3.5.Lưu đồ thuật toán phát hiện vùng nghi ngờ tổn thương khối dùng thuật toán đối sánh mẫu

Lấy ngưỡng ảnh tương quan ta thu được các vùng nghi ngờ tổn thương ban đầu. Chọn ngưỡng Th1 quá bé thì số vùng nghi ngờ phát hiện ra là cao dẫn đến số vùng dương tính giả là cao. Chọn ngưỡng quá cao thì số dương tính giả thấp nhưng vùng dương tính thật cũng thấp. Như vậy, ngưỡng phải được chọn sao cho hiệu suất phát hiện vùng nghi ngờ là lớn nhất có thể và số vùng dương tính giả thấp có thể. Giá trị ngưỡng thường nằm trong khoảng từ 0.6 đến 1. Hình 3.7 minh họa ảnh hưởng của việc chọn mức ngưỡng.

Tiếp theo, thực hiện phát triển vùng với hạt nhân là những vùng nghi ngờ ban đầu vừa được phát hiện ra. Mục đích là để ghép các vùng nghi ngờ nhỏ thành vùng to hơn, giảm bớt vùng dương tính giả. Tiêu chí phát triển vùng đó là chênh lệch giữa điểm ảnh

đang xét với hạt nhân phát triển vùng không vượt quá mức Th2. Hình 3.8 minh họa cho quá trình phát triển vùng này.

Hình 3.6.Hai mẫu có độ tương phản khác nhau

Hình 3.7.Từ trái sang phải: mức ngưỡng T=0.7, 0.65 và 0.6. Số vùng nghi ngờ phát hiện ra lần lượt là N=2, N=6, N=15

Hình 3.8.Trái: vùng nghi ngờ ban đầu. Giữa: vùng đang được phát triển. Phải: vùng cuối cùng thu được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển giải pháp hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu tổn thương hình khối trên ảnh chụp Xquang vú (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)