Phương pháp tìm kiếm đường biên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển giải pháp hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu tổn thương hình khối trên ảnh chụp Xquang vú (Trang 73)

Theo phương pháp tìm kiếm đường biên để phát hiện nghi ngờ chứa tổn thương hình khối mà Belloti [80] (mục 3.1.2) đề xuất thì mức ngưỡng Ithsẽ được tăng hay giảm đi một lượng bằng 1/2 lượng tăng trước đó tùy thuộc vào việc diện tích ARcủa vùng ROI (xác định

bởi đường đồng giá trị với mức ngưỡng Ith) là lớn hơn hay nhỏ hơn một diện tích giới hạn AL

cho đến khi lượng thay đổi này nhỏ hơn Imức. Xét trường hợp diện tích ARcủa một vùng ROI lớn hơn diện tích giới hạn AL, mức ngưỡng Ithlúc này được tăng lên. Đường đồng giá trị với mức ngưỡng Ithmới lúc này có thể tạo ra vùng ROI mới có diện tích lớn hơn diện tích tới hạn AL. Khi đó mức ngưỡng Ithlại bị giảm xuống. Hoàn toàn tương tự với trường hợp diện tích AR của một vùng ROI nhỏ hơn diện tích giới hạn AL, mức ngưỡng Ith đầu tiên được giảm xuống rồi lại được tăng lên. Như vậy, có thể nhận thấy quá trình tìm kiếm đường biên ở đây là quá trình tìm kiếm 2 chiều lồng nhau. Trong tìm kiếm theo chiều thuận (tăng mức ngưỡng) có tìm kiếm theo chiều thuận (giảm mức ngưỡng) và ngược lại. Điều này làm cho phương pháp này chỉ có thể thực hiện được trên hệ thống tính toán có cấu hình mạnh mà cụ thể là hệ thống tính toán phân tán [80].

Để có thể chạy trên máy tính cá nhân cấu hình vừa phải, phù hợp với điều kiện Việt Nam, một phương pháp phát hiện vùng nghi ngờ chứa tổn thương hình khối mới được đề xuất. Phương pháp này cũng dựa trên việc tìm kiếm đường biên như phương pháp đề xuất bởi Belloti [80]. Phương pháp đề xuất gồm các bước sau:

Bước 1: tìm mức xám lớn nhất IMtrong phần ảnh vú

Bước 2: xác định đường đồng giá trị với mức ngưỡng bắt đầu Ith = IM/2, thu được các vùng quan tâm ROI có diện tích AR.

Bước 3: nếu AR≥ diện tích giới hạn ALthì mức ngưỡng Ithđược tăng + 1 lượng bằng 1/8 chênh lệch giữa IMvà Ithtrước đó nếu Ith< IS= 3IM/4 + 1 lượng bằng 1/4 chênh lệch giữa IMvà Ithtrước đó nếu Ith≥ IS= 3IM/4 Vòng lặp dừng lại nếu AR< ALvà độ tăng IN< I.

Bước 4: tách vùng ROI vừa được xử lý khỏi danh sách quan tâm và lưu lại Bước 5: lập lại bước 3 cho từng vùng ROI còn lại.

Lưu đồ thuật toán của phương pháp đề xuất được minh họa ở hình 3.10.

Điểm cải tiến của phương pháp được đề xuất so với phương pháp của Belloti [80] là nằm ở bước 3 của thuật toán. Ở bước 3 này, một mức ngưỡng so sánh ISđược sử dụng và chỉ tìm kiếm theo chiều thuận. Mức ngưỡng ISđược chọn bằng 3IM/4 là dựa trên phân tích phân bố mức xám của vùng chứa tổn thương hình khối. Trong hình 3.9 là hình ảnh của một vùng có chứa tổn thương hình khối được tách ra từ một ảnh chụp X-quang vú cùng với mức xám đồ của nó. Có thể nhận thấy rằng, các điểm ảnh thuộc tổn thương hình khối có giá trị mức xám phân bố ở nửa trên của dải động. Và nếu xét trên toàn bộ vùng ảnh vú thu được từ chương 2 thì các ảnh này cũng sẽ phân bố ở nửa trên của dải động ảnh. Do đó, Ith được so sánh với IS

Các tham số ALvà I được điều chỉnh để độ nhạy phát hiện vùng nghi ngờ của thuật toán là lớn nhất. Hình 3.11 minh họa một số kết quả của phương pháp đề xuất.

Hình 3.9.Một vùng tổn thương hình khối và mức xám đồ của nó (nguồn [86]).

Hình 3.10.Lưu đồ thuật toán phương pháp phát hiện vùng nghi ngờ dựa vào tìm kiếm đường biên được đề xuất.

Xác định IMtrong ảnh mô vú Xác định ROI với Ith=IM/2 Tính diện tích ROI AR AR< AL? Ith≥ IS? |Ith– IM|/8 <I? |Ith– IM|/4 <I? S S Đ S S Đ Đ Ith+:=|Ith– IM|/8 Đ Ith+:=|Ith– IM|/4 Kết thúc phân tích, chuyển tới ROI tiếp

Hình 3.11.Một số ví dụ minh họa kết quả của thuật toán đề xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, phát triển giải pháp hỗ trợ phát hiện các dấu hiệu tổn thương hình khối trên ảnh chụp Xquang vú (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)