3. Những đặc trƣng cơ bản của báo chí trực tuyến: 1 Đặc trƣng cập nhật phi định kỳ:
3.6. Đặc trƣng tƣơng tác (1)
Những ngày đầu tháng 11/2006, báo trực tuyến VietnamNet đã đƣa lên mạng lời chào mời cho một diễn đàn: “Bây giờ! sau 11 năm đàm phán, cánh cửa WTO đã mở, chào đón Viêt Nam! Đất nƣớc chúng ta đã bƣớc lên con tàu để ra biển lớn! Vận hội rất to lớn, nhƣng thách thức cũng hết sức gay gắt! Bạn nghĩ gì lúc này? Sẽ phải làm gì khi bƣớc vào ngôi nhà mới! Mời quý vị bày tỏ ý kiến tại đây…”. Diễn đàn này đã nhanh chóng đón nhận hàng trăm lƣợt ý kiến từ nhiều nơi trên thế giới sau vài ngày ra thông báo.
Cách đó vài tháng, báo Tuổi trẻ online đã nhận đƣợc hơn 2000 ý kiến từ diễn đàn “Tuổi trẻ và lễ chào cờ”, Diễn đàn "Nuớc Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?" báo Thanh Niên mở ra từ ngày 27/3 - 30/6/2006, thu hút hàng vạn lƣợt ý kiến trong và ngoài nuớc, thể hiện tâm huyết, sự trăn trở của mọi tầng lớp nguời Việt Nam mong muốn đất nuớc ngày càng hùng mạnh (trong đó, số lƣợt ý kiến
(1) Có người gọi đây là đặc thù “hồi âm độc giả” – chúng tôi cho rằng cụm từ này không diễn giải được hết bản chất của đặc trưng này của báo trực tuyến, Khái niệm tương tác (interactivity) diễn đạt sự tác động, ảnh hưởng qua lại với nhau, khái niệm “hồi âm độc giả” (feedback) diễn tả một chiều và không nêu được vai trò tích cực của công chúng truyền thông trong báo chí trực tuyến.
đóng góp qua Thanh niên online là 9276). Đã có 200 ý kiến đƣợc đăng báo và Nhà xuất bản Thông tấn in thành sách (1). Điều thú vị là những ý kiến đó khởi đi từ khắp nơi trên thế giới để đến với tòa soạn chỉ vài giờ sau khi báo mở ra diễn đàn và đóng góp nhiều ý kiến hết sức sâu sắc đến không ngờ. Chỉ sau khi đi vào hoạt động không lâu, VietnamNet đã mở ra chuyên mục phỏng vấn trực tuyến, rồi bàn tròn trực tuyến; Tuổi trẻ online hiện nay có trang giao lƣu trực truyến…
VietnamNet từ đầu năm 2006 đến nay đƣợc tạo ấn tuợng với độc giả của mình qua các bàn tròn trực tuyến với các nhân vật nổi tiếng (2) hoặc các bàn tròn "Góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng X": Tận dụng thời cơ vàng để đột phá
Điều đáng nói là nhiều cuộc bàn tròn trực tuyến của VietnamNet đã thực hiện bằng cả phát thanh, truyền hình và văn bản trên mạng. Ngƣời khai thác Internet có thể nghe (nhƣ nghe phát thanh), xem nhƣ xem truyền hình trực tiếp và đọc văn bản cuộc trò chuyện. Mỗi cuộc bàn tròn của VietnamNet thu hút
(1) Số liệu do nhà báo Nguyễn Quang Thông – Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Thư ký Tòa soạn báo Thanh niên online cung cấp.
(2) Như phỏng vấn trực tuyến nguyên Phó Thủ tuớng Vũ Khoan với chủ đề “Hội nhập WTO và APEC”; Phó Hiệu truởng Truờng Kinh doanh Harvard với chủ đề “Xây dựng thuong hiệu Việt theo cách nào?”; Đại sứ Israel tại VN và nguyên Đại sứ VN tại Trung Đông với chủ đề “Khủng hoảng Trung Đông: Một góc nhìn từ nguời trong cuộc”; Đại sứ Anh, ông Robert Gordon với chủ đề "Chống tham nhung cần kiểm soát và cân bằng"; Nhà tỉ phú Patrick McGovern, Chủ tịch tập đoàn truyền thông và công nghệ cao IDG (Hoa Kỳ); Đại sứ Thụy Sĩ, ngài Bénédict de Cerjat; Đại sứ Trung Quốc Tề Kiến Quốc…
hàng trăm lƣợt ý kiến. Các bài tổng thuật sau đó phải chia thành nhiều kỳ để đăng tải lại. Nhân mùa 20/11/2006, đầu tháng, Tuổi trẻ online phát động viết bài về chủ đề biết ơn thầy cô mang tên “Ngƣời đƣa đò thầm lặng”. Chỉ trong một tuần đầu phát động, báo đã nhận đƣợc hàng 215 bài gửi tới tòa soạn (1
).
Công nghệ còn giúp báo trực tuyến hỗ trợ khả năng giao tiếp hai chiều với công chúng trở nên cực kỳ thuận lợi mà không một loại hình truyền thông nào có đƣợc. Ngƣời sử dụng có thể gửi ngay ý kiến bình luận hay nhận xét cá nhân vào bất cứ một vấn đề, một bản tin, một bài viết nào đã đƣợc đăng tải. Tin tức đƣợc phát hành trên báo trực tuyến có thể nhanh chóng nhận ngay phản hồi của rất nhiều ngƣời về nội dung thông tin, chia sẻ tình cảm với ngƣời trong cuộc hoặc thậm chí phản ứng ngay về cách đƣa tin của báo (2).
Hiểu theo nghĩa rộng, báo in cũng có khả năng tƣơng tác qua việc xây dựng các hình thức trả lời thƣ bạn đọc, ý kiến độc giả v.v… Phát thanh, truyền hình với công nghệ trực tiếp (3) cũng tạo đƣợc khả năng tƣơng tác cao đặc biệt trong các chƣơng trình giao lƣu, tọa đàm (talkshow). Thính giả, khán giả đƣợc mời gọi điện thoại trực tiếp đến phòng thu, trƣờng quay để trao đổi với “nhà Đài” và khách mời. Hoặc hình thức phỏng vấn dƣ luận (vox-pop) trên phát thanh, truyền hình trong chừng mực nào đó cũng có ý nghĩa tƣơng tác.
Tuy nhiên, so với báo trực tuyến, khả năng tƣơng tác của báo in, phát thanh, truyền hình đều có giới hạn. Đó là sự giới hạn về dung lƣợng, giới hạn về không gian giao tiếp, giới hạn về tần suất và mức độ dân chủ trong giao tiếp.
(1) Tuổi trẻ online đã phát hành ngay loạt bài đầu tiên: Mắt ếch của thầy; Nhờ thầy, em đã đủ niềm tin; "Ông ngoại"; Thầy cô là sinh viên tình nguyện!; Cô giáo tôi!; Không có cô, em không thể có ngày hôm nay; Bài học từ những chiếc bánh mì; Mẹ là cô giáo vĩ đại nhất; Ông giáo già và lớp học tình thương; Lời phê cuối cùng v.v…
(2) Ví dụ việc đưa tin về vụ sóng thần hồi cuối năm 2004 rất được quan tâm nhưng không ít người phàn nàn về việc đăng tải các hình ảnh quá thương tâm
(3) Live broadcacsting: Có người đề xuất cách gọi là “phát thẳng”, không gọi là “trực tiếp”. Ở Trung Quốc, “live broadcacsting” được dịch là “trực tuyến”. Công nghệ phát thanh – truyền hình trực tiếp không phải nhìn ở góc độ kỹ thuật mà nhìn ở góc độ phương thức làm phát thanh truyền hình mới, có tính tương tác. Trong thực tiễn phát thanh – truyền hình Việt Nam, ngay từ buổi sơ khai, khi không đủ băng từ lưu trữ, phát thanh – truyền hình đều làm “trực tiếp”: cụ thể là đọc trực tiếp đưa lên sóng.
Với 1 đến 2 line điện thoại, phát thanh - truyền hình không thể cùng một lúc đón nhận nhiều ý kiến vào chƣơng trình (vốn bị giới hạn về thời lƣợng của mình). Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn khán thính giả khác trong cả nƣớc sẽ không có cơ hội tham gia chƣơng trình khi “đƣờng dây đã bận” do một khán thính giả nào đó đang sử dụng. Trong thực tế vì an toàn trên sóng, nhiều biên tập viên đã “giả lập” các cuộc điện thoại gọi đến để tạo sắc thái giao lƣu cho chƣơng trình. Cuộc điện thoại đó không thực sự đại diện cho ý kiến khán thính giả, mà là ý chí chủ quan của những ngƣời làm chƣơng trình. Loại hình phỏng vấn trực tuyến thể hiện rõ nét nhất tính ƣu việt của báo mạng: không giới hạn số ngƣời tham gia, số lƣợng câu hỏi phỏng vấn và nhất là giới hạn khoảng cách địa lý cũng bị loại bỏ. Hiện nay trên thế giới, nhiều báo trực tuyến đã nhận cả câu hỏi, lời bình luận của công chúng qua webcam, hoặc video clip (ghi hình ảnh và tiếng nói của họ).
Đứng ở góc độ quản lý, đặc trƣng này giúp báo trực tuyến dễ dàng thăm dò dƣ luận (và thống kê, xử lý kết quả thăm dò) ngay trên “mặt báo” của mình - điều mà các loại hình báo chí cũ khó có thể làm: Ngƣời đọc có thể điền thông tin và hồi âm lại chỉ bằng vài động tác click chuột. Với báo trực tuyến, có thể đếm chính xác số lƣợt ngƣời truy cập đối với từng trang báo, từng bài báo… một cách cụ thể và khách quan. Chỉ cần những thống kê đó, Ban biên tập có thể kịp thời chấn chỉnh cho phù hợp đối với từng trang báo. Việc điều tra này diễn ra hết sức khách quan, chính xác mà không mất nhiều thời gian, công sức.
Với thế mạnh này, báo trực tuyến thực sự tạo ra một cách “đọc” mới của công chúng truyền thông. Tác phẩm báo chí giờ đây không còn ý nghĩa là một sáng tạo của một nhà báo cụ thể mà là sản phẩm tập thể, trong đó, công chúng báo trực tuyến là đồng chủ thể sáng tạo. Khả năng tƣơng tác cao của báo trực tuyến không chỉ tạo cảm giác gần gũi hơn giữa công chúng báo chí và tòa soạn mà nó có ý nghĩa dân chủ trong thông tin và tiếp nhận thông tin.