2. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển báo chí trực tuyến hiện nay: 1 Xây dựng nội dung phù hợp với đặc trƣng của loại hình
2.3. Vấn đề hạ tầng viễn thông:
Ở nhiều nƣớc phát triển khu vực thuộc khu vực Châu Âu hiện nay, nhiều thành phố lớn đã phủ sóng Internet không dây cho mọi ngƣời cùng sử dụng nhƣ
một tài nguyên chung. Viễn cảnh đó thực ra không quá xa đối với Việt Nam. Internet ở Việt Nam phát triển khá nhanh trong những năm qua, thế nhƣng câu hỏi đặt ra là đến bao giờ có thể phổ biến Internet rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và nhất là những ngƣời có thu nhập thấp?
Câu trả lời quả không dễ. Và bên cạnh đó, tốc độ truy cập Internet ở Việt Nam chƣa đạt chuẩn quốc tế, tốc độ truy nhập vào các website báo trực tuyến đôi lúc còn chậm. Ngoài nguyên nhân chủ quan của các cơ quan báo chí (1
), còn có nguyên nhân hạ tầng viễn thông Việt Nam chƣa tốt. Không phải ngẫu nhiên mà tờ báo trực tuyến có lƣu lƣợng truy cập cao nhất Việt Nam VnExpress phải thuê bao máy chủ ở nƣớc ngoài (và vì thế không thể đổi tên miền của báo có đuôi “vn" theo quy định) để thu hút đƣợc độc giả ngoài nƣớc.
Trong Chỉ thị Số 10/2006/CT-BBCVT của Bộ Bƣu chính Viễn thông về triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010” đã nêu lên nhiệm vụ của ngành là: “Tăng cường đầu tư và phát triển hạ tầng viễn thông, Internet có công nghệ hiện đại, chất lượng tốt. Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ viễn thông và Internet hiện đại, đa dạng với giá cước tương đương hoặc thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Thực hiện phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet đến tất cả các vùng, miền trong nước với chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng cao. Đến năm 2010, mật độ điện thoại đạt từ 32 đến 42 máy/100 dân (trong đó mật độ điện thoại cố định là 14 đến 16 máy/100 dân); mật độ thuê bao Internet đạt từ 8 đến 12 thuê bao/100 dân (trong đó có 30% là thuê bao Internet băng rộng); tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 25% đến 35% dân số; mật độ điện thoại tại các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đạt trên 5 máy/100 dân; 100% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng; 70% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập dịch vụ
(1) Kênh truyền dẫn kết nối từ các IXP hoặc ISP đến máy chủ lưu trữ trang báo còn hẹp, thiết kế website chưa hợp lý
Internet công cộng; mọi người dân được truy nhập miễn phí khi sử dụng các dịch vụ viễn thông bắt buộc”. Nhƣ vậy, đến năm 2010, hạ tầng viễn thông sẽ cải thiện hơn nhiều nhƣng việc phổ cập internet trong nhân dân không chỉ có hạ tầng kỹ thuật mà còn các yêu cầu về đào tạo và các chính sách, cơ chế liên quan nhƣ giá cả chẳng hạn.
Vấn đề đặt ra trong việc phát triển báo chí trực tuyến những năm tới để phục vụ cho công tác tƣ tƣởng chính là việc đẩy nhanh phổ cập internet trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng với chất lƣợng tốt, giá cả thấp hơn hoặc tƣơng đƣơng các nƣớc trong khu vực. Hạ tầng internet phải thực sự trở thành môi trƣờng ứng dụng thuận lợi cho các loại hình dịch vụ điện tử về thƣơng mại, hành chính, báo chí, bƣu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng, giáo dục đào tạo từ xa, y tế qua mạng... Song song đó là những vấn đề đã từng đƣợc giải quyết nhiều năm trƣớc nhƣng chƣa rốt ráo và cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Đó là xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng công nghệ thông tin, mạng lƣới và dịch vụ internet; chuẩn hoá tiếng Việt trên Internet (Unicode 1 byte hiện cũng bộc lộ một số khuyết điểm); hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, phòng chống tin tặc, virus nhằm đảm bảo chất lƣợng mạng cho hoạt động của báo chí trực tuyến.
Hiện nay, theo các chuyên gia viễn thông, Internet Việt Nam chƣa đạt mức trung bình của khu vực về dung lƣợng cổng kết nối Internet quốc tế; chƣa đáp ứng đủ số lƣợng, chất lƣợng đƣờng truyền. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy nỗ lực cải thiện hạ tầng viễn thông cho phát triển Internet nói chung và báo chí trực tuyến nói riêng nhƣ việc nâng dung lƣợng mạng cáp đồng và cáp quang hoá từng phần đƣờng truyền Internet tốc độ cao tại các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung. Hoặc sự tham gia của nhiều doanh nghiệp (nhƣ Vietel, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam EVN) những năm gần đây trong việc mở rộng khả năng truy cập Internet ngoài mạng viễn thông (qua truyền hình cáp, mạng điện lực...) và sự phát triển dịch vụ internet trong thông tin di động là những dấu hiệu khả quan.
Sự phát triển của báo chí trực tuyến Việt Nam trong những năm tới sẽ tỉ lệ thuận với quá trình cải thiện và hoàn thiện hạ tầng viễn thông Việt Nam. Vấn đề này không nằm ngoài quỹ đạo mà Đảng và Nhà nƣớc đã vạch ra cho ngành bƣu chính – viễn thông, vấn đề là những giải pháp hữu hiệu cho nỗ lực tăng tốc ấy.