5 Ngƣời lao động online nld.com.vn 129.23 6 Nhân dân điện tử nhandan.com.vn 46
2.3. Những báo trực tuyến tiêu biểu:
Quá trình phát triển báo chí trực tuyến Việt Nam 9 năm qua có thể tạm chia thành 2 giai đoạn dựa trên bƣớc phát triển về chất những thành tựu truyền
(1) Ở Thuỵ Điển, báo in phát triển rất mạnh, nhưng dân số Thuỵ Điển thấp hơn Việt Nam (trên 9 triệu người) và báo chí Thuỵ Điển hầu như không có ấn bản giấy và “ấn bản” trực tuyến bằng tiếng Anh. Trong quá trình tham gia học tập ở đây, chúng tôi đã có dịp tìm hiểu hoạt động của một số cơ quan báo in, Đài phát thanh quốc gia (SR) và Đài truyền hình quốc gia (SVT) tại khu vực Orebro và khu vực thành phố Kalmar.
thông cũng nhƣ thành tựu công nghệ của nó (mà chúng ta đã phân tích ở mục II.1). Báo chí trực tuyến Việt Nam từ 1997 đến 2001 (1) là giai đoạn hình thành hệ thống báo chí mới với sự ra đời của các phiên bản báo trực tuyến thuộc các cơ quan báo chí Trung ƣơng. Đặc điểm của giai đoạn này là sự phát triển Internet Việt Nam còn chậm (đến năm 2000 cả nƣớc có khoảng 50.000 thuê bao internet, đƣờng truyền chậm, giá cƣớc cao). Báo chí trực tuyến giai đoạn này là phiên bản số của những tờ báo giấy. Dữ liệu cập nhật chậm sau báo in. Giai đoạn từ 2001 đến nay là giai đoạn hoàn thiện và phát triển của báo chí trực tuyến Việt Nam với sự ứng dụng các đặc trƣng của báo trực tuyến và ứng dụng thành tựu công nghệ vào công việc thu thập, phân phối và tiếp nhận thông tin, với sự ra đời một lớp công chúng báo chí trực tuyến đa dạng, phong phú, sự ra đời các tòa soạn báo trực tuyến độc lập. Đây cũng là giai đoạn có sự ra đời của Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001 về “Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet” và “Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet” (QCQL), ban hành theo Quyết định 27/2002/QĐ- BVHTT ngày 10-10-2002, một dấu ấn đặc biệt trong một đặc điểm phát triển báo chí trực tuyến Việt Nam khác: “phát triển song hành với quản lý”.
Trong 2 giai đoạn đó, chúng tôi chọn 2 tờ báo trực tuyến tiêu biểu để minh họa. Báo Nhân dân điện tử thuộc nhóm “tiền bối” trong “làng” báo chí trực tuyến ở nƣớc ta (ra đời cách đây 8 năm, đại diện cho nhóm báo trực tuyến giai đoạn đầu) và báo trực tuyến VnExpress – một đại diện cho sự phát triển về chất của báo chí trực tuyến Việt Nam giai đoạn từ 2001 đến nay.
2.3.1. Báo Nhân Dân điện tử:
8 tháng sau khi Việt Nam đăng nhập Internet quốc tế, báo Nhân dân điện tử chính thức ra mắt (21- 6 - 1998). Lúc đầu thành lập, báo Nhân dân điện tử là một bản online của báo Nhân dân hằng ngày. Sau hơn tám năm hoạt động, đến nay, báo Nhân Dân điện tử đã trải qua nhiều giai đoạn đổi mới cả về nội dung lẫn công nghệ. Từ một website tĩnh ban đầu, cập nhật “nguội” đến nay, Nhân
dân điện tử đã xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc xuất bản báo hàng ngày, cập nhật thông tin liên tục, bảo đảm an toàn mạng, chƣa bị hacker phá hoại. Toàn bộ quy trình xuất bản báo hiện nay đƣợc cải thiện bằng phần mềm chuyên dụng và từ ba năm nay Nhân dân điện tử đã có thể chủ động cập nhật thông tin bất cứ lúc nào. Nếu trƣớc đó, website của báo đƣợc đặt tại nhà cung cấp dịch vụ VDC thì hiện nay Nhân dân điện tử đã có máy chủ làm việc xuất bản riêng tại tòa soạn và có đƣờng thuê kênh riêng (lease line) dung lƣợng 1MB/s dẫn đến ISP. Tất cả cán bộ, biên tập viên, biên dịch viên, kỹ thuật viên đều làm việc trên máy tính nối mạng. Năm 2005, báo Nhân dân điện tử đƣợc trang bị hệ thống dựng hình phi tuyến tính để sản xuất chƣơng trình truyền hình và phát lên mạng.
Trung bình mỗi ngày, Nhân Dân điện tử tiếng Việt và Nhân Dân điện tử tiếng Anh phát hành khoảng một trăm tin bài. Trong đó, Nhân Dân điện tử tiếng Việt mỗi ngày đƣa lên mạng hơn sáu chục tin bài, gồm hơn hai chục bài và bốn chục tin, kèm ảnh và video clip. Gần một nửa số tin và một phần ba số bài lấy từ các ấn phẩm của báo Nhân Dân. Số còn lại lấy từ các báo khác và tin bài riêng của Nhân Dân điện tử. Nhân Dân điện tử tiếng Việt trung bình mỗi ngày có từ 10 đến 15 tin do nhóm phóng viên – biên tập viên của báo sản xuất, gồm tin thời sự trong nƣớc, tin thế giới, tin thể thao và tin khoa học - giáo dục. Trung bình mỗi ngày báo Nhân Dân điện tử tiếng Anh đƣa lên mạng hơn ba chục tin bài, trong đó hơn một nửa là tin bài dịch.
Quy trình xuất bản đƣợc tiến hành một cách chặt chẽ qua bốn cấp duyệt biên tập: Biên tập viên từng trang chuyên đề, Kíp trƣởng, Trƣởng ban Nhân Dân điện tử, rồi đến đại diện Ban Biên tập thay mặt Tổng Biên tập báo Nhân Dân duyệt cuối cùng. Mặc dù quy trình xuất bản chặt chẽ qua nhiều bƣớc nhƣ vậy, những thông tin thời sự nóng hổi vẫn đƣợc cập nhật kịp thời nhờ chế độ ƣu tiên duyệt nhanh theo “qui trình đặc biệt”.
Trong 2005, trung bình mỗi ngày Nhân Dân điện tử có 690 nghìn lƣợt truy cập, cả tháng có 21,4 triệu lƣợt truy cập, tăng hơn 30% so với năm 2004. Theo
thống kê đánh giá của Alexa, năm 2004, Nhân dân điện tử xếp trong số 32.000 website có nhiều ngƣời đọc nhất trên thế giới. Năm 2005, Nhân Dân điện tử lọt vào top 15.000. Và hiện nay, nằm trong top 20.000. Theo thống kê kỹ thuật của báo, hơn 90% số ngƣời đọc/nghe/xem Nhân dân điện tử là từ nƣớc ngoài. Trong số này, 2/3 là từ Mỹ. Số còn lại chia đều trên nhiều khu vực trên thế giới trong đó nhiều nhất là Hồng Kông, Canada, Australia và châu Âu. Những trang đƣợc truy cập nhiều nhất là Thời sự, Pháp luật, Văn hoá, Kinh tế, Đời sống, Thế giới, Khoa giáo. Giờ cao điểm có nhiều lƣợt ngƣời truy cập nhất là từ 0 giờ đến 4 giờ sáng, ngày cao điểm trong tuần là thứ ba, thứ tƣ, thứ năm.
Bộ máy tổ chức của Nhân dân điện tử hiện nay nhƣ sau: Tổng nhân sự trong biên chế 32 ngƣời (trong đó có 3 cán bộ phụ trách, 12 phóng viên - biên tập viên tiếng Việt, bảy biên tập viên tiếng Anh, 10 kỹ thuật viên) và 2 lao động hợp đồng (trong đó có một hiệu đính viên ngƣời Anh). Cơ cấu tổ chức: Gồm ba bộ phận là Phòng biên tập báo Nhân Dân điện tử tiếng Việt; Phòng biên tập báo Nhân Dân điện tử tiếng Anh; Phòng Kỹ thuật). Cộng tác viên chủ yếu của báo là các phóng viên trong toà soạn báo Nhân Dân và các cộng tác viên khác ở trong và ngoài nƣớc.
So với báo trực tuyến các nƣớc, số lƣợng tin bài của báo Nhân Dân điện tử còn ít, chƣa tƣơng xứng với tầm vóc của một tờ báo trực tuyến lớn (có cơ quan chủ quản là Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng). Trên thế giới hiện nay, có những tờ báo trực tuyến mỗi ngày đƣa lên phát hành trên 200 tin bài, thậm chí trên 1000 tin bài (nhƣ Nhân Dân nhật báo Trung Quốc điện tử, hay tờ BBC Online). Thông tin thời sự trên báo Nhân Dân điện tử chƣa nhanh, cách viết tin bài và trình bày còn chƣa hấp dẫn theo phong cách hiện đại. Đội ngũ phóng viên của toà soạn Nhân Dân (báo in) quen viết tin cho báo in hằng ngày, chƣa đƣợc huấn luyện đào tạo về nghiệp vụ báo trực tuyến, do đó việc đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh cũng nhƣ yêu cầu viết tin bài theo phong cách hiện đại của loại hình báo chí mới này là nhiệm vụ khó khăn, nhất là đối với những phóng viên lớn tuổi. Ông Lê Văn Nghiêm, Trƣởng ban báo điện tử của báo Nhân dân (trực tiếp phụ
trách Nhân dân điện tử) cho biết: “Có rất nhiều tin bài phải khai thác từ các báo chí trong nƣớc vì không đủ nhân lực. Ví dụ: Đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam tại đảo Hòn Ngọc Việt - Nha Trang, biên tập viên Nhân dân điện tử phải theo dõi qua truyền hình, capture ảnh qua sóng truyền hình Việt Nam (VTV) để đƣa tin lên báo mạng ngay sau khi Mai Phƣơng Thuý đăng quang. Trong khi đó, tại tỉnh Khánh Hòa, có 2 phóng viên thƣờng trú của báo Nhân dân theo dõi sự kiện này, nhƣng bản tin của họ ngày hôm sau mới đƣa về tòa soạn (báo in) bằng… fax và đƣợc in trên báo giấy 1 ngày sau đó!”. Đó cũng là lý do vì sao tỷ lệ tin bài riêng của báo Nhân Dân điện tử hiện còn thấp (Mới chiếm một phần ba số bài trên báo Nhân Dân điện tử và gần một nửa số tin thời sự trong nƣớc đƣợc phát trên mạng). Báo Nhân dân điện tử hiện cũng chƣa phát huy tốt các đặc trƣng của loại hình báo chí trực tuyến nhƣ tổ chức các hình thức tƣơng tác với ngƣời sử dụng, ghi nhận các phản hồi của ngƣời khai thác đối với từng tin bài mà họ quan tâm qua các hình thức diễn đàn, giao lƣu trực tuyến. Cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu của báo Nhân dân điện tử còn nhiều lỗi kỹ thuật trong việc tìm kiếm tin bài cũ. Giao diện báo tuy đã đƣợc cải tiến một bƣớc nhƣng vẫn chƣa hợp lý, hấp dẫn.
Điểm mạnh của Nhân dân điện tử là tin, bài, video clip (tự sản xuất và khai thác) đƣợc đƣa lên mạng có giá trị tuyên truyền và giá trị tƣ liệu cao, bám sát các yêu cầu tuyên truyền của Đảng, chƣa bị sai sót và có sự chuẩn hóa trong hình thức tin, bài.
2.3.2. Báo trực tuyến VnExpress:
Tháng 6 - 2006 vừa qua, báo trực tuyến VnExpress của Việt Nam đã lọt vào top 300 website có nhiều ngƣời đọc nhất toàn cầu, sánh vai cùng nhiều trang web thông tin nổi tiếng thế giới. Theo ông Thang Đức Thắng – Tổng biên tập VnExpress – tờ báo này có đến 1,5 triệu “độc giả” hằng ngày trong và ngoài nƣớc. 292 là vị trí của VnExpress trong bảng Global Top 500 Sites tháng 6 còn theo thống kê tại thời điểm tháng 11 – 2006 của chúng tôi, VnExpress đã vƣợt lên vị trí 188. Với thành quả đó, VnExpress đƣợc xếp “chung chiếu” với nhiều
báo trực tuyến nổi tiếng thế giới nhƣ USA Today (276), Guardian.co.uk (281) tại thời điểm đó…
Sự kiện VnExpress lọt vào top 300 trang web hàng đầu thế giới là mốc đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc về sự phát triển Internet nói chung và báo trực tuyến nói riêng ở Việt Nam. Giới công nghệ thông tin trong nƣớc và quốc tế đánh giá cao việc một website báo chí Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng các website lớn nhất trên toàn cầu. Ra mắt trên Internet ngày 26/2/2001, 6 tháng sau, VnExpress đã lên vị trí đầu bảng trong số các website tiếng Việt trên toàn cầu và chiếm giữ vị trí này cho đến ngày hôm nay. VnExpress là tờ báo trực tuyến không đƣợc bao cấp với nguồn thu duy nhất để báo hoạt động là từ quảng cáo.
Biểu đồ thống kê số lượng độc giả truy cập VnExpress.
Chỉ sau 2 năm thành lập, không dựa trên thƣơng hiệu của một tờ báo truyền thống nào, VnExpress đã đạt con số nhiều tờ báo khác mong đợi: trung bình mỗi tháng có khoảng 12 triệu lƣợt ngƣời truy cập với khoảng 800.000 ngƣời khai thác (1). Con số 800.000 này rất lớn nếu biết rằng vào thời điểm 2003, website tin tức số một ở một nƣớc mạnh về Internet nhƣ Australia là news.com.au (tập hợp tin tức từ 2/3 số nhật báo mạnh nhất ở Australia) chỉ mới ở ngƣỡng 1 triệu ngƣời truy cập/tháng. Và tổ hợp truyền thông lớn nhất nhì thế giới BBC vào thời điểm đó cũng chỉ có khoảng 3 triệu ngƣời truy cập từ khắp
(1) Khái niệm người truy cập (user) là số đo dựa trên 1 địa chỉ IP cụ thể, còn số lần truy cập (hit) thường lớn hơn số người truy cập bởi 1 user có thể có nhiều lần truy cập trong ngày.
nơi trên thế giới. Còn hiện nay, sau 5 năm thành lập và phát triển, vào thời điểm tháng 11/2006, trung bình một ngày VnExpress có 1,5 triệu ngƣời truy cập. VnExpress là một biểu tƣợng thành công về mặt thu hút độc giả. Cũng theo thống kê của VnExpress, hiện nay, trung bình ngƣời truy cập thƣờng xuyên của báo này chia đều giữa hai nhóm trong và ngoài nƣớc. Con số hơn 750.000 “độc giả”/ngày trong nƣớc cũng quá lớn so với số phát hành của nhiều tờ báo in ở Việt Nam. Theo khảo sát của chúng tôi, có đến 30% ngƣời sử dụng Internet ở Việt Nam là độc giả thƣờng xuyên của VnExpress.
Thế mạnh của VnExpress chính là tin tức. Các nhà quản lý báo trực tuyến này đã tìm thấy thế mạnh cho mình từ ý tƣởng: tin tức là một trong những động lực chính để công chúng vào mạng. Một thế mạnh đáng kể khác của VnExpress là sự thu hút một lực lƣợng công chúng Internet khá quan trọng: cộng đồng hơn 2,5 triệu ngƣời Việt ở nƣớc ngoài. Ý tƣởng thành công của các nhà quản lý VnExpress trong việc giành “thị phần” công chúng Internet ở nƣớc ngoài khá sắc sảo: Tâm lý chung của ngƣời Việt ở nƣớc ngoài là luôn canh cánh một lòng hƣớng về quê hƣơng đất nƣớc và muốn đƣợc đóng góp phụng sự cho quê hƣơng. Một tờ báo trực tuyến làm tốt chức năng cầu nối là tạo chỗ đứng trong lòng cộng đồng này. Và ngay sau khi thành lập không lâu, VnExpress đã xây dựng một máy chủ (server mirror) ở nƣớc ngoài để báo trực tuyến của mình dễ truy cập hơn, hạn chế nghẽn mạch do nút “thắt cổ chai” của các cổng (gate) Internet quốc tế của Việt Nam.
Du học sinh Việt Nam ở những nƣớc ngoài hiện nay nắm tin tức ở đất nƣớc có khi nhanh hơn cả những ngƣời đang ở quê nhà nhờ VnExpress (do chênh lệch múi giờ, những tin tức cập nhật ban đêm ở Việt Nam có khi đƣợc ngƣời ở Châu Âu biết sớm hơn ngƣời trong nƣớc). Rất nhiều diễn đàn trên VnExpress sau đó đón nhận nhiều ý kiến của các bạn sinh viên Việt Nam từ Sydney, Washington, Paris… Vụ cháy ITC diễn ra, vài giờ đồng hồ sau, có ngƣời trong nƣớc biết tin này qua… Việt kiều vì họ vừa đọc trên VnExpress. Những cuộc phỏng vấn trực tuyến xuyên đại dƣơng với những nhân vật thời sự
của báo đƣợc công chúng Internet trên khắp thế giới hết sức quan tâm. VnExpress nhanh chóng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với công chúng trẻ và bà con Việt kiều định cƣ ở nƣớc ngoài.
Bên cạnh việc tổ chức trang mục phù hợp với nhiều đối tƣợng, khai thác một số đặc trƣng của báo chí trực tuyến, VnExpress đã có chủ trƣơng nhất quán ngay từ ngày đầu: đƣa tin nhanh, nhiều và đƣa những thông tin nhiều ngƣời quan tâm nhƣ đúng tên gọi và khẩu hiệu của báo. Ngay từ đầu thành lập, VnExpress chƣa thể có một toà soạn báo với các phóng viên lành nghề, hoạt động săn tin trên cả nƣớc, vì cần một khoản đầu tƣ lớn. Con đƣờng VnExpress đã chọn để đƣợc xã hội dần dần thừa nhận, đƣợc coi nhƣ một chủ thể báo chí đã tồn tại là làm sao có độc giả bằng cách ít tốn kém nhất. Tin tức trên VnExpress đầu tiên là tin tức khai thác từ những tờ báo đã phát hành mà nói nhƣ ông Thang Đức Thắng là “lấy nguồn tài nguyên miễn phí - chế biến thành hàng hoá”. Hai nguyên tắc khai thác và sử dụng tin tức của VnExpress: lựa chọn tin tức theo giá trị của nó, và đƣa tin một cách khách quan. Hai nguyên tắc trên đƣợc coi là "phong cách đƣa tin" của VnExpress. Về sau, VnExpress có đội ngũ phóng viên, có văn phòng đại diện ở một số nơi và bƣớc vào làm báo thực thụ. Thông tin phát hiện của VnExpress đƣợc khá nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình đăng tải lại. Một trong những điều tạo nên “phong cách VnExpress” là khả năng thu hút ngƣời sử dụng Internet qua việc khai thác đặc trƣng trình bày của báo