Thời điểm 2004 69,5% 23,2% 7,3%
Thời điểm 2005 67,5% 21,6% 11,9%
Thời điểm 2006 51,1% 32,6% 16,3%
Thống kê từ các cuộc khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ những ngƣời trẻ tuổi lựa chọn Internet đang dần cao hơn so với lựa chọn truyền hình (xét về thời gian dành cho 2 loại phƣơng tiện truyền thông này bình quân một ngày). 40% những ngƣời đuợc hỏi nói rằng họ “lƣớt” web trung bình từ 2 đến 3 giờ mỗi tuần, chƣa kể thời gian dành cho việc đọc email và chat với bạn bè. 19% khác khẳng định họ ngồi trƣớc màn hình 4 đến 5 giờ mỗi ngày chỉ để download nhạc và chat. Trong khi đó, chỉ có 10% số ngƣơì đƣợc hỏi vẫn còn xem truyền hình hơn 3 giờ mỗi ngày. Thật vậy, thời gian online của họ tăng 2,5 lần và so với thời gian xem truyền hình là 1,25 lần. Đây chắc chắn là một con số liên tục biến động trong thời gian tới.
Lý do đƣợc nhiều bạn trẻ giải thích cho việc sử dụng nhiều thời gian vào Internet – báo chí trực tuyến: Lƣớt web là một hoạt động mang lại nhiều thông tin bổ ích chứ không phải chỉ là giải trí một cách đơn thuần. Mặt khác, “đọc báo mạng” là hành vi sáng tạo, chủ động chứ không thụ động đƣợc giải trí nhƣ xem những chƣơng trình truyền hình. Internet và báo trực tuyến với họ nhƣ một phƣơng tiện thông tin và giải trí đầy đủ, việc tiếp nhận thời sự, đọc truyện, nghe nhạc, xem film, mua bán, giao dịch trên mạng rất tiện lợi so với bình thƣờng vì họ không phải di chuyển nhiều mà chỉ cần click chuột tại nhà. Báo chí trực tuyến đã dần dần làm thay đổi thói quen đọc báo, nghe đài, xem truyền hình theo cách cũ. Khẩu hiệu của công chúng truyền thông hôm nay là: “Tôi muốn (đọc, xem, nghe) những gì tôi muốn, vào thời điểm tôi lựa chọn và theo cách thức của tôi” (1
). Một xu thế đang dần hình thành: công chúng trực tuyến nhấn mạnh yếu tố “thời gian theo ý tôi” và vấn đề đặt ra không còn là trực tuyến hay không trực tuyến (online/offline) mà là “thời gian thực của tôi với thời gian thực của bạn”
(my time vs. your/real-time). Ngƣời sử dụng báo chí trực tuyến không chỉ đơn thuần tiếp nhận nội dung mà còn góp phần xây dựng nội dung cho báo chí.
Sự phát triển chóng mặt của Internet đã ảnh hƣởng đến nhiều lứa tuổi trong xã hội, nhƣng đặc biệt vẫn là giới trẻ. Chân dung cƣ dân Internet tƣơng lai cũng vẫn là những thế hệ trẻ bởi cuộc sống trực tuyến sẽ tạo ra một thế hệ trẻ sáng tạo hơn. Và tất nhiên, trong bức tranh công chúng báo chí trực tuyến Việt Nam những năm tới, không thể không nhắc đến những cộng đồng cƣ dân, đặc biệt là trí thức Việt kiều, sinh viên Việt Nam sinh sống ở nƣớc ngoài. Phác thảo một cách đầy đủ về những đặc điểm của đối tƣợng tiếp nhận báo chí trực tuyến trong tƣơng lai là vấn đề có ý nghĩa trong việc hoạch định kế hoạch chiến lƣợc cho phát triển loại hình truyền thông này, thậm chí, có thể xác định tốt mục tiêu tiềm năng cho các nhà quảng cáo và các nhà báo.
***
Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 này, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, chắc chắn rằng, báo chí trực tuyến Việt Nam sẽ có sự vƣơn lên thật mạnh mẽ, sẽ trở thành niềm tự hào của nền báo chí Việt Nam. Sức mạnh của kênh truyền thông mới trên internet là không thể phủ nhận và một điều hết sức quan trọng là những chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo điều kiện để Internet thực sự là môi trƣờng đối với tất cả các hoạt động, là cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của đất nƣớc, trong đó có truyền thông. Từ khi mới ra đời, mới chỉ đơn thuần là bản tổng hợp hoặc bản sao của các tờ báo viết, báo chí trực tuyến Việt Nam cũng đã chứng tỏ tác dụng của nó về phổ cập, truyền tải thông tin. Và đến nay, nhiều báo trực tuyến Việt Nam đã dần hình thành một đội ngũ phóng viên tƣơng đối mạnh, sánh vai cùng giới truyền thông cả nƣớc trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Những tìm tòi khai thác thế mạnh, đặc trƣng của báo chí trực tuyến ngày càng tạo ra nhiều hiệu quả xã hội và cho phép chúng ta có thể nghĩ đến những thay đổi sâu sắc của báo chí trực tuyến Việt Nam những năm tới. Những thay đổi đó sẽ góp phần thay đổi bộ mặt của xã hội, góp phần tích cực vào quá trình hội nhập cũng nhƣ xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, bảo vệ bản
sắc văn hóa dân tộc. Có thể hình dung đƣợc rằng đến những năm cuối thập niên này, từ một ngƣời dân bình thƣờng nhất của Việt Nam cũng có thể tiếp cận với báo chí trực tuyến bằng các thiết bị cầm tay di động để thƣ giãn, xem tin tức hoặc học tiếng Anh… Điều đó hoàn toàn không chỉ là dự cảm. Tuy nhiên, trƣớc mắt, báo chí trực tuyến Việt Nam cần phải có nhiều đổi mới hơn nữa để theo kịp xu thế phát triển chung, khắc phục những hạn chế hiện nay.