Giải pháp quản lý:

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 125)

3. Một số giải pháp chủ yếu trong việc phát triển báo chí trực tuyến (1):

3.1. Giải pháp quản lý:

Tổ chức sắp xếp, quy hoạch mạng lƣới báo trực tuyến trong cả nƣớc, xây dựng một số báo trực tuyến trọng điểm có chất lƣợng, mang bản sắc Việt Nam và ứng dụng nhanh nhất thành tựu công nghệ của thế giới, sánh vai với những tờ báo hàng đầu trên thế giới, đáp ứng yêu cầu thông tin đối nội và đối ngoại.

Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với báo trực tuyến mà cụ thể là phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của các cơ quan chỉ đạo và quản lý thông tin nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này; khắc phục tình trạng chồng chéo, phân công, phân cấp không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý, giữa Trung ƣơng với địa phƣơng; bảo đảm sự tập trung, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý trong phạm vi cả nƣớc. Nâng cao năng lực quản lý báo trực tuyến của các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan quản

(1) Nội dung phần này dựa trên các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý báo chí trực tuyến

lý nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Có nhiều biện pháp công nghệ, kỹ thuật để khắc phục hoạt động dịch vụ Internet trái phép, ngăn chặn các trang tin trực tuyến phản động, đồi trụy, xâm phạm đời tƣ, làm tha hóa đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục; Xây dựng chiến lƣợc quản lý tài nguyên thông tin, quản lý tên miền, bản quyền tên và thiết kế báo, bảo đảm an ninh và an toàn mạng.

Một nội dung quản lý cần gấp rút thực hiện là việc tiến hành rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ trong các cơ quan báo chí trực tuyến, trƣớc hết tập trung củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, các tổng biên tập và phó tổng biên tập báo. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, phóng viên báo chí, nhanh chóng hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, quản trị kinh doanh báo trực tuyến có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ nghiệp vụ và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, kiên quyết thay thế những ngƣời không đủ phẩm chất, năng lực. Quan tâm làm tốt công tác xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong các cơ quan báo trực tuyến, các cơ quan báo chí có báo trực tuyến, các cơ quan, đơn vị có website.

Trong nhóm giải pháp quản lý, một yêu cầu đƣợc đặt ra nhiều năm qua là sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách phát triển, quản lý báo trực tuyến và mạng Internet nhằm tạo cơ sở pháp lý trong quản lý và hành lang pháp lý cho hoạt động thông tin. Nghiên cứu và sớm có giải pháp hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi của các quy phạm pháp luật về quản lý thông tin trên Internet thông qua hình thức một pháp lệnh thay cho hình thức nghị định nhƣ hiện nay. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện phƣơng thức và cơ chế phối hợp để xử lý có hiệu quả thông tin phản hồi của nhân dân đóng góp, phản ánh với Đảng và Nhà nƣớc; nâng cao chất lƣợng điều tra dƣ luận xã hội; tăng cƣờng hệ thống thông tin đối ngoại, chủ động đấu tranh với quan điểm sai trái, thù địch. Xây dựng cơ chế phối hợp về phân công nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc (Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Bƣu chính, Viễn thông, Bộ Khoa học và Công nghệ) trong quản lý các khâu của các loại hình báo chí (phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến) nhằm tăng cƣờng công tác quản lý

nhà nƣớc về các loại hình truyền thông này. Cụ thể hơn: cần sớm xây dựng và ban hành các quy chế trong hoạt động thông tin nhƣ: Quy chế về chức danh báo chí (đặc biệt là chức danh Tổng biên tập: Tiêu chuẩn hoá các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các cơ quan báo chí, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tại các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí của Đảng và Nhà nƣớc); Quy chế về cung cấp và quản lý thông tin cho báo chí; Quy chế về tổ chức và điều kiện thành lập các cơ quan báo chí…, sửa đổi và ban hành Nghị định về "Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nƣớc ngoài, các cơ quan tổ chức nƣớc ngoài tại Việt Nam" cho phù hợp với thực tế phát triển của xu thế mới trong hoạt động truyền thông. Và những vấn đề mới nảy sinh nhƣ sự hình thành các tập đoàn báo chí, cần nghiên cứu để có các quy định cho mô hình hoạt động của cơ quan báo chí có nhiều loại hình báo chí.

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)