Đặc trƣng chi phí thấp:

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 41)

3. Những đặc trƣng cơ bản của báo chí trực tuyến: 1 Đặc trƣng cập nhật phi định kỳ:

3.7. Đặc trƣng chi phí thấp:

Một trong những lợi thế của báo trực tuyến so với báo in là không mất chi phí và thời gian cho công việc in ấn. Đối với báo trực tuyến, chi phí sản xuất

không tỷ lệ thuận với số lƣợng phát hành (không có chi phí về giấy, in ấn, chi phí phát hành…) nhƣ báo in, cũng không tỷ lệ thuận với vùng phủ sóng nhƣ truyền hình analog (tƣơng tự), truyền hình số vệ tinh và truyền hình cáp (1

). Một tòa soạn báo in hằng ngày phải đối mặt với chuyện chi phí nhƣ số lƣợng trang in màu, đơn sắc, cách thức chế bản, số lƣợng in, loại giấy. Bên cạnh đó, với đặc trƣng phát hành toàn cầu, báo chí trực tuyến đã khắc phục đƣợc cơ bản những trở ngại đối với báo in khi đƣa ra nƣớc ngoài.

Khi phóng viên báo trực tuyến tác nghiệp ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, việc truyền dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video, âm thanh…) về tòa soạn… chỉ cần những cú click chuột. Trong khi đó, truyền hình phải thuê bao vệ tinh hoặc đƣờng truyền cáp quang để có thể đƣa một bản tin ngắn với chi phí cao (2). Dây chuyền sản xuất báo trực tuyến rất đơn giản, chỉ cần một máy vi tính nối mạng, là có thể xuất bản một tờ báo. Với báo trực tuyến, khái niệm trụ sở tòa soạn cụ thể chỉ còn có ý nghĩa pháp lý và giao dịch (Đây cũng là mặt trái của loại hình truyền thông này nhìn từ góc độ quản lý). Quân đội Mỹ đã không thể tìm đƣợc “tòa soạn” nhiều báo trực tuyến của Al Qaeda khi họ tung lên Internet hình ảnh những con tin để đòi các yêu sách. Đặc trƣng thông tin “đa nguồn – đa tiếp nhận” (3) của Internet cho phép báo trực tuyến xây dựng mô hình sản xuất online trên phạm vi toàn cầu với chi phí rẻ. Cả hệ thống nhân viên của một tòa soạn trực tuyến trên toàn thế giới có thể “giao ban”, trao đổi, biên tập, làm việc với nhau dễ dàng trên không gian mạng. Báo trực tuyến có chi phí rẻ vì nó phát triển dựa trên tài nguyên chung của hạ tầng kỹ thuật Internet.

Việc ứng dụng công nghệ truyền hình trực tuyến băng thông rộng và việc phải

(1) Chi phí tiền điện, chi phí cho truyền dẫn, hạ tầng kỹ thuật, chi phí thuê bao đường truyền, chi phí khấu hao máy móc phát sóng v.v…

(2) Có thể đưa ra một con số: truyền dữ liệu video qua cáp quang từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội phải chi phí 750.000 đồng / phút (giá của Công ty Viễn thông liên tỉnh – VTN), nhưng chỉ có một chiều. Trong trường hợp làm cầu truyền hình, tín hiệu thuận nghịch, giá sẽ gấp đôi. Truyền dữ liệu qua vệ tinh rẻ hơn nhưng cần có thiết bị đầu – cuối và chất lượng hình ảnh, độ an toàn thấp hơn so với truyền cáp quang nên truyền cáp quang được ưu tiên hơn khi làm các cầu truyền hình trực tiếp. Vệ tinh là phương cách khai thác khi truyền dữ liệu từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại

tạo ra nhiều khoảng trống hơn cho quảng cáo cũng nhƣ nội dung có đẩy chi phí sản xuất báo trực tuyến tăng lên, nhƣng nó cũng không đáng kể so với chi phí in ấn và phát hành báo in, càng không đáng kể so với truyền hình. Trong khi đó, nguồn thu từ quảng cáo của báo trực tuyến ngày càng tăng lên. (1)

Ngày nay, với một vài phút tìm kiếm, nhà báo có thể có đƣợc thông tin mà nếu cách đây một thập kỷ phải mất hàng giờ gọi điện đƣờng dài đắt đỏ, có thể phỏng vấn một ngƣời mà không cần phải tiến hành trò chuyện nếu không thể liên lạc bằng điện thoại, điện tín hay thƣ từ. Nhƣng bên cạnh mặt tích cực, chi phí thấp trong việc sản xuất của loại hình báo chí trực tuyến này cũng có mặt trái. Vì thế, càng tiện lợi trong sản xuất, phân phối và thu thập thông tin, vai trò của ngƣời làm báo trực tuyến càng phải nâng cao hơn nhiều để đáp ứng thực sự yêu cầu chân chính của truyền thông.

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)