Một tƣơng lai hoàng kim của báo trực tuyến

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 95)

1. Xu thế phát triển của báo chí trực tuyến: Một sự phát triển vƣợt bậc về Internet

1.2. Một tƣơng lai hoàng kim của báo trực tuyến

Nhiều chuyên gia nhận định rằng: chỉ trong vòng 5 năm tới, báo trực tuyến sẽ trở thành một phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc nhiều ngƣời khai thác nhất trên thế giới. Đó là khi mạng Internet toàn cầu đã có mặt ở khắp mọi nơi và máy tính (và các thiết bị tƣơng đƣơng) đã đƣợc phổ cập tới tất cả mọi gia đình, đặc biệt là khi nó đã đƣợc kết hợp với hàng loạt các chức năng khác nhƣ xem phim, mua bán, kết bạn, tƣ vấn, giáo dục, quản lý...

Hãy còn quá sớm để có một dự báo chính xác rằng đến bao lâu nữa thì Việt Nam sẽ “xóa vùng trắng” về Internet, song những nỗ lực của Đảng và Nhà nƣớc trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin bằng nhiều chủ trƣơng và giải pháp cho phép chúng ta tin rằng thời gian “phủ sóng” Internet toàn cõi Việt Nam sẽ không còn xa nữa. Công chúng của báo trực tuyến Việt Nam hiện chƣa nhiều, khoảng hơn 13 triệu ngƣời trong số 83 triệu dân trong và ngoài nƣớc, nhƣng đó là con số liên tục gia tăng. Và số lƣợng công chúng báo chí trực tuyến tiềm năng đang ẩn chứa một sự bùng phát lớn trong thời gian tới là điều không khó chứng minh. Sự bùng phát này xuất phát từ chính yêu cầu của cuộc sống, của thế hệ trẻ: khi sản xuất, quản lý gắn liền với sự phát triển của Internet và máy tính. Số lƣợng ngƣời có máy tính và truy cập Internet ở Việt Nam, hiện nay, dù vẫn còn nhỏ so với thế giới, song chắc chắn sẽ tăng trƣởng rất nhanh trong vài năm tới, trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện chiến lƣợc phổ cập máy tính và Internet. Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin lên tới 32,5%, Việt Nam vẫn đang đƣợc đánh giá là một thị trƣờng đầy tiềm năng tất cả các lĩnh vực có liên quan tới công nghệ thông tin và truyền thông. Và nhƣ vậy, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, báo trực tuyến cũng đang trong quá trình chuẩn bị và khởi động, chờ đón một tƣơng lai sáng còn ở phía trƣớc.

Tuy nhiên sự phát triển của báo chí trực tuyến trong tƣơng lai đi kèm với nhiều thử thách. Đó là các vấn đề bản quyền (phần mềm, nội dung thông tin, chƣơng trình phát thanh – truyền hình, cạnh tranh thị phần quảng cáo… ), vấn đề thách thức trong việc chiếm lĩnh công nghệ

Báo chí trực tuyến trong những năm tới sẽ là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với cộng đồng. Và gƣơng mặt của làng báo trực tuyến những năm tới không dừng lại ở hình ảnh những portal, website trên mạng thông tin toàn cầu mà nó đi liền với nhiều hình thức truyền thông mới trong quá trình hội tụ công nghệ. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống báo chí trực tuyến trong tƣơng lai sẽ làm thay đổi diện mạo của hệ thống truyền thông đại chúng cũ, đặc biệt là báo in, phát thanh và truyền hình. “Tƣơng lai cho phát thanh, truyền hình và báo in

nhƣ thế nào?” là một câu hỏi khó. Giờ đây trƣớc thách thức gay gắt của Internet, của các dịch vụ đa phƣơng tiện và sự hội tụ của công nghệ số, các phƣơng tiện truyền thông cũ đang đứng trƣớc một khúc ngoặt của lịch sử, từng bƣớc định hình sự phát triển tƣơng lai của mình thông qua các chiến lƣợc và giải pháp về nội dung, công nghệ, tác động xã hội và chính sách phù hợp. Vấn đề ở đây là để vƣợt qua thách thức, các loại hình báo chí truyền thống có khả năng “hòa tan” trong lòng truyền thông trực tuyến hay không? Ví dụ: phát thanh – truyền hình tƣơng lai (và đã bắt đầu từ hôm nay) nhiều phƣơng thức truyền dẫn đa dạng nhƣ DAB, DRM, DMB, DVB-T, Internet Radio, Internet Television, truyền dẫn qua điện thoại di động, qua vệ tinh; nhiều nội dung đa dạng hơn trƣớc: phát thanh truyền hình công cộng với các chƣơng trình chất lƣợng cao về thông tin, giáo dục, văn hoá và giải trí, kèm công cụ cho thói quen nghe xem đài, nghe xem đài theo yêu cầu (listening on demand), tăng cƣờng khâu lƣu trữ tƣ liệu video - audio. Tại các phiên họp thuộc Ủy ban Nội dung và Kỹ thuật cũng nhƣ các phiên họp toàn thể trong khuôn khổ Đại hội đồng Hiệp hội Phát thanh - Truyền hình Châu Á - Thái Bình Dƣơng (ABU) tổ chức tại Hà Nội cuối tháng 11 năm 2005, nhiều hình thức mới của phát thanh – truyền hình qua mạng, hoặc tích hợp công nghệ mạng đã đƣợc đề cập đến nhƣ một xu thế phát triển và tƣơng lai phát thanh – truyền hình trong tƣơng lai (1).

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)