3. Một số giải pháp chủ yếu trong việc phát triển báo chí trực tuyến (1):
3.3. Giải pháp công nghệ
Phát triển báo chí trực tuyến không tách rời quá trình phát triển công nghệ - kỹ thuật. Khoa học và công nghệ có vai trò to lớn trong việc quyết định việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hoạt động thông tin. Vì thế, để “đi tắt đón đầu” cần có kế hoạch đầu tƣ hợp lý để các báo trực tuyến đƣợc trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sáng tạo trong hội nhập. Tích cực phát triển các dịch vụ đa phƣơng tiện phù hợp với điều kiện của nƣớc ta để phổ cập và mở rộng diện hoạt động của báo trực tuyến tới các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
Phát triển báo chí trực tuyến phải song hành với việc phát triển công chúng báo chí trực tuyến. Vì thế, yêu cầu đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông và hạ tầng Internet hiện đại, đáp ứng nhu cầu giải thông tốc độ đƣờng truyền phục vụ phát triển Internet là yêu cầu quan trọng. Mở rộng mạng lƣới truy nhập Internet trong cả nƣớc; nghiên cứu triển khai các công nghệ mới nhằm mở rộng khả năng truy nhập mạng Internet ngoài mạng viễn thông nhƣ: truyền hình CATV, DTH, mạng điện lực... Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực báo chí tham dự các hội nghị quốc tế, học tập nghiên cứu ở các nƣớc có trình độ tiên tiến; hình thành cơ chế tƣ vấn khoa học công nghệ trong nƣớc và quốc tế và chính sách đầu tƣ cho công tác nghiên cứu khoa học về thông tin, đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với nƣớc ngoài về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật và quản lý báo trực tuyến.
Một trong những giải pháp quan trọng (thuộc nhóm giải pháp về công nghệ) là vấn đề bảo đảm an ninh thông tin trên mạng Internet. Việc bảo đảm an
ninh trên mạng không chỉ phục vụ cho phát triển báo chí trực tuyến mà còn phục vụ cho việc các lĩnh vực kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại, lĩnh vực khoa học - công nghệ, trong lĩnh vực đời sống tinh thần, trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và bảo vệ an ninh thông tin trong điều kiện có hoàn cảnh đặc biệt.
Bên cạnh các nhóm giải pháp nên trên, cần phải có những giải pháp thƣờng xuyên về công tác giáo dục nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên hiểu rõ hơn chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về báo trực tuyến để nhân dân và nhất là thế hệ trẻ sử dụng báo trực tuyến và Internet đúng mục đích, có hiệu quả. Các cơ quan chủ quản báo trực tuyến và toà soạn từng báo trực tuyến phải có kế hoạch dài hạn trong việc nâng cao chất lƣợng nội dung, hình thức, ứng dụng kỹ thuật, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của xã hội, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc tuyên truyền, giáo dục về báo trực tuyến trong các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên không chỉ giúp cho cộng đồng sử dụng có hiệu quả mặt tích cực, đồng thời phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực của loại hình truyền thông mới này mà giúp tạo ra một lớp công chúng trực tuyến mới, tích cực hơn, năng động hơn.
KẾT LUẬN
Giờ đây, trong một bộ phận không nhỏ của cộng đồng Việt Nam, thói quen đọc báo trực tuyến mỗi ngày để “nạp năng lƣợng” thông tin thay cho việc đọc báo, nghe đài, xem truyền hình đã bắt đầu hình thành. Thói quen ấy đã tác động đến sức phát triển của loại hình báo chí phát hành trên mạng. Tuy nhiên, ở một đất nƣớc mà máy tính và Internet trong chừng mực nào đó vẫn còn “sang trọng” so với thu nhập chung, liệu có quá sớm khi nói đến sự phát triển bình đẳng của làng báo trực tuyến Việt Nam cùng với bạn bè năm châu?
Câu trả lời là không. Không quá sớm. Bởi với Internet, một trật tự thông tin thế giới mới có thể hình thành và Việt Nam đủ điều kiện để “đi tắt đón đầu” trong tiến trình ấy… Ngƣời Việt Nam năng động, sáng tạo, thông minh trong hội nhập, trong việc tiếp thu thành quả văn hóa của nhân loại. Internet là một sản phẩm của văn minh, Internet là một phƣơng tiện chuyên chở văn hóa Việt, Internet đang và sẽ tạo ra một thế hệ trẻ sáng tạo hơn. Và Internet cũng đang đƣợc nhìn nhận là công cụ mũi nhọn hỗ trợ, thúc đẩy tích cực cho các nền kinh tế. Sự phát triển của các quốc gia trong nền kinh tế tri thức phụ thuộc nhiều vào trình độ khai thác, ứng dụng internet của cộng đồng, vào hạ tầng công nghệ thông tin và mức độ xã hội hoá các lĩnh vực trên mạng. Các số liệu thống kê cho thấy Internet ở Việt Nam những năm qua không chỉ tăng trƣởng về lƣợng mà còn tăng trƣởng cả về chất. Chỉ số phổ cập quốc gia, chỉ số phổ cập khu vực thành thị, chỉ số kết nối internet trong giáo dục đào tạo… cho phép dự cảm về một tƣơng lai phát triển Internet cũng nhƣ báo chí trực tuyến ở Việt Nam hết sức khả quan.
Đối tƣợng tham gia khai thác sử dụng Internet đa phần là lớp trẻ, những ngƣời đang trong độ tuổi học tập, làm việc. Điều này tạo ra nền tảng tích cực cho khả năng phổ cập, mở rộng số lƣợng ngƣời sử dụng và nâng cao trình độ ứng dụng Internet, trình độ dân trí… Internet đã và đang tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của báo chí. Nó không chỉ mang lại những cơ hội mới cho sự phát triển mà còn đặt ra nhiều thách thức cho giới truyền thông… Với sự
xuất hiện của báo chí trực tuyến, nhiều khái niệm báo chí truyền thống giờ đây dƣờng nhƣ phải thay đổi. Vai trò của nhà báo cũng nhƣ công chúng truyền thông đang thay đổi. Sự thay đổi đó có vẻ nhƣ chƣa dừng lại. Sẽ còn nhiều những đột phá mới trên không gian mạng vƣợt khỏi tầm suy nghĩ hoặc khả năng tƣởng tƣợng của chúng ta.
Trong những năm cuối thế kỷ XX, hai sự kiện tạo nên sự biến đổi lớn trong lĩnh vực báo chí, đó là việc ứng dụng máy tính (computer) vào công tác chế bản và việc sử dụng Internet phá vỡ rào cản về không gian và thời gian trong truyền thông. Internet đã tạo ra một loại hình báo chí mới với những đặc trƣng ƣu việt. Báo chí trực tuyến đã nhanh chóng hội nhập vào đời sống báo chí Việt Nam. Từ “cái thuở ban đầu” tự phát, thô sơ, qua chặng đƣờng chƣa đầy một thập kỷ, đến nay, báo chí trực tuyến Việt Nam đã dần hoàn thiện về quy mô, phƣơng thức, cung cách quản lý và cả cung cách tiếp nhận thông tin, đã nhanh chóng tiếp thu thành quả của các loại hình báo chí truyền thống trên nhiều phƣơng diện để những đóng góp tích cực trên mặt trận văn hóa tƣ tƣởng.
Thành tựu và tốc độ phát triển trong 9 năm qua của báo chí trực tuyến Việt Nam cho phép chúng ta hy vọng về một tƣơng lai thành công của một nền báo chí Việt Nam hiện đại sánh vai với các nền báo chí lớn trên thế giới. Chúng ta cũng có quyền tin tƣởng rằng sẽ có nhiều thay đổi sâu sắc trong đời sống báo chí Việt Nam hiện đại mà báo chí trực tuyến sẽ là ngƣời lính xung kích trƣớc xu thế tích hợp các loại hình báo chí đã bắt đầu khởi động.
Khi bắt tay gõ những ký tự đầu tiên cho đề cƣơng luận văn này, chúng tôi không thể tƣởng tƣợng rằng, hai năm sau, khi luận văn đƣợc hoàn thành, báo chí trực tuyến ở Việt Nam đã có những bƣớc phát triển quá nhanh, có sự thay đổi mạnh mẽ đến vậy. Và ngay trong lúc này, sự phát triển đó vẫn đang tiếp tục bởi báo chí trực tuyến là một thực thể truyền thông sinh động, nó đã và sẽ còn đem đến cho chúng ta nhiều điều bất ngờ.
Với khả năng có hạn, với dung lƣợng khảo sát chƣa nhiều, những vấn đề đặt ra trong luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều bất cập và cần tiếp tục nghiên cứu.