2. Sự ra đời và phát triển của báo chí trực tuyến, bƣớc phát triển của hệ thống báo chí Việt Nam đƣơng đại:
2.1. Báo chí trực tuyến Việt Nam qua 9 năm hình thành và phát triển:
Theo một thống kê trong “Chiến lƣợc phát triển thông tin đến năm 2010” (Ban hành kèm theo Quyết định số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ), thì “trong những năm qua, Việt Nam là nƣớc có tốc độ tăng trƣởng viễn thông Internet cao nhất trong khu vực ASEAN với tốc độ bình quân là 32,5% năm. Hiện đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP), khoảng 20 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), hơn 50 nhà cung cấp thông tin (ICP) và báo điện tử trên Internet, có khoảng 2.500 trang tin điện tử (website) đang hoạt động. Ngƣời sử dụng có thể truy cập Internet gián tiếp qua mạng điện thoại cố định tại tất cả 64 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc với hình thức dịch vụ rất đa dạng: Internet trả trƣớc, Internet trả sau, các dịch vụ truy cập Internet qua mạng điện thoại di động”. Việt Nam – theo đánh giá của Liên hiệp quốc - là một trong những nơi có mức tăng trƣởng Internet cao nhất thế giới.
Trong số hàng vạn website ra đời ở Việt Nam 9 năm qua, chỉ có một tỷ lệ nhỏ những website đƣợc xem là báo trực tuyến. (Tất nhiên tiêu chí để coi một trang web là tờ báo trực tuyến cũng còn nhiều tranh cãi và trong thực tế (xem chƣơng I) nhiều trang web ở Việt Nam có ranh giới mập mờ giữa một tờ báo và là website nội bộ của một đơn vị, địa phƣơng, trƣờng học hoặc thậm chí, một cá nhân v.v…) Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có khoảng trên 50 tờ báo trực tuyến. Phần lớn các tờ báo in của các ngành, đoàn thể, địa phƣơng, một số Đài phát thanh, Đài truyền hình trong nƣớc đều có “trang tin điện tử” (chữ dùng trong các văn bản pháp quy). Số lƣợng báo trực tuyến ở Việt Nam có tốc độ cập nhật cao, có sức thu hút “độc giả” (1) cao chƣa nhiều tuy nhiên, điều đáng mừng là trong hệ thống báo chí trực tuyến Việt Nam, đã có những báo thành công về thu hút ngƣời sử dụng sánh ngang với nhiều website báo chí lớn trên thế giới.
(1) Thực ra cách dùng chữ “độc giả” để chỉ đối tượng tiếp nhận thông tin (media target) từ báo chí trực tuyến chưa hoàn toàn chính xác. Vì báo trực tuyến không chỉ có văn bản mà còn có cả âm thanh, hình ảnh động v.v…
Nếu với loại hình báo in, tờ báo đầu tiên ở Việt Nam đƣợc ra đời tại Nam kỳ vào 1865 mang một cái tên có rất địa phƣơng: “Gia định báo” đã cắm dấu mốc vào lịch sử báo chí thì với loại hình báo chí trực tuyến, những website đầu tiên lại ra đời từ khu vực Trung ƣơng nhƣ một nỗ lực chuẩn bị cho việc đi tắt đón đầu về lĩnh vực truyền thông cũng nhƣ công nghệ làm báo. Gần 8 năm trƣớc, những “tờ báo” trực tuyến đầu tiên online trên mạng ở Việt Nam còn rất đơn giản và thô sơ. “Nhân dân điện tử”, Website Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, “Lao động điện tử” v.v… buổi đầu chỉ có những thông tin “chết” đƣợc cập nhật rất trễ, rất ít và nội dung chủ yếu lấy từ một phần trong nội dung thông tin của báo “chủ quản”. Ngoài ra, những website đó thƣờng xây dựng một số module dữ liệu tĩnh (nhƣ ca nhạc Việt Nam, nhạc không lời Việt Nam, lịch sử Việt Nam, danh lam thắng cảnh Việt Nam, nhân vật lịch sử Việt Nam v.v…) cho công chúng truy cập, khai thác nhƣ một thƣ viện online.
Bƣớc ngoặt của báo trực tuyến ở Việt Nam đã đƣợc đánh dấu bằng sự ra đời của VnExpress cách đây hơn 5 năm, ngày 26/2/2001. Sự ra đời của VnExpress đã kéo theo sau đó cuộc trình diễn của Vietnamnet và một số báo trực tuyến của các tòa soạn báo in phía Nam tạo ra một diện mạo mới cho làng báo chí trực tuyến Việt Nam. Gọi đây là bước ngoặt không phải vì VnExpress là tờ báo trực tuyến đầu tiên độc lập hoàn toàn với một cơ quan báo chí truyền thống nhƣ các báo xuất hiện trƣớc nó (Thậm chí hiện nay vẫn còn quan điểm cho rằng mô hình VnExpress mới là báo trực tuyến; các báo điện tử trực thuộc các tờ báo truyền thống không phải là báo trực tuyến). Lý do chúng tôi đƣa ra nhận định này là do: VnExpress là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu vào việc thiết kế portal (chứ không phải website) (1) để tận dụng nhiều đặc trƣng của báo trực tuyến, mở ra tƣ duy mới về cách làm báo trong môi trƣờng internet ở Việt Nam. Phần mềm xuất bản của VnExpress mang tính cách mạng đối với báo chí trực tuyến ở Việt Nam. Trƣớc hết, đó là
(1) Portal là cổng thông tin điện tử, cho phép người sử dụng tuỳ biến theo yêu cầu, mục đích và khả năng; như cho người dùng khai thác qua PC, laptop, pocket PC, PDA, mobile-phone
cách thức phát hành mỗi bài báo đều theo con đƣờng độc lập. Hay nói cách khác, các bài báo sẽ không chờ đợi trang báo nhƣ báo in (ví dụ bài về thể thao thì phải chờ các bài khác để dàn trang (layout) cho trang thể thao hoàn chỉnh), và các trang cũng sẽ không chờ đợi số báo của nó nhƣ báo in. Cần nói thêm, cho đến nay, khi nói đến báo in, chúng ta thƣờng nghĩ đến tính định kỳ nhƣ một đặc trƣng quan trọng. Định nghĩa báo, tạp chí trong các giáo trình thƣờng viết: "Báo, tạp chí là một loại hình thông tin đại chúng thực hiện các chức năng cơ bản nhƣ thông tin, định hƣớng dƣ luận, giải trí..., và được phát hành định kỳ". Não trạng về đặc trƣng báo in truyền thống (tính định kỳ) còn in đậm trong cách làm báo trực tuyến thời gian đầu. Thậm chí hiện nay, một số báo trực tuyến vẫn còn “lên mạng” theo "số báo" Ví dụ, "báo Nhân Dân Điện tử số ra ngày...", “báo Giáo dục – Thời đại điện tử số… ra ngày…”.
Cách thức xuất bản của VnExpress thể hiện đặc thù phi định kỳ của báo trực tuyến, tạo ra đƣợc lợi thế về tốc độ cập nhật thông tin. Nhờ phần mềm xuất bản này, VnExpress có thể thực hiện mô hình "bài báo mở" - tức là bài báo sau
Báo Nhân dân điện tử, báo Giáo dục và Thời đại điện tử vẫn để ngày ra báo, số báo trên bản online
khi đã phát hành vẫn còn tiếp tục đƣợc cập nhật. Và điều này làm VnExpress nhanh chóng tạo ƣu thế trong các thể loại tƣờng thuật trực tiếp và phỏng vấn trực tuyến ngay từ ngày đầu thành lập. Bên cạnh đó, cấu trúc portal của VnExpress giúp họ giải quyết khá tốt "bài toán trang nhất". Phƣơng thức làm báo của VnExpress nhanh chóng đƣợc giới báo chí đón nhận và tờ báo này từ con số không ban đầu đã trở thành một hiện tƣợng trong làng báo Việt Nam (hiện nay, VnExpress vẫn đƣợc xếp thứ hạng cao trên thế giới: top 300, và cao nhất Việt Nam)
Tuy nhiên, cũng nhƣ nhiều báo trực tuyến trƣớc đó, VnExpress khi mới ra đời chỉ đơn thuần làm công tác chọn lọc, biên tập rồi chuyển tải những thông tin của báo viết, báo hình, báo nói lên mạng Internet. Các biên tập viên của báo trực tuyến bấy giờ chỉ làm một công việc là đọc, chọn lựa các bài trên báo viết, báo hình, báo nói rồi cập nhật lên báo trực tuyến. Đến cuối 2002, nhiều tòa soạn báo trực tuyến đã có phóng viên tác nghiệp độc lập, đã thực hiện đƣợc các hình thức phỏng vấn – tƣờng thuật trực tuyến. Đầu năm 2003, nhiều tờ báo trực tuyến Việt Nam đồng loạt thay đổi giao diện (do việc thay đổi phần mềm xuất bản) và bắt đầu đa dạng hóa nội dung thông tin đƣợc cập nhập theo hƣớng chuyên nghiệp. Có thể thấy đƣợc sự lột xác từ “tƣ duy giấy mực” sang “tƣ duy siêu văn bản” ở nhandan.com.vn, laodong.com.vn, sggp.org.vn, vov.org.com, vtv.vn (trƣớc đó là vtv.org.vn) và nhiều tờ khác, dù chỉ ở giai đoạn đầu (1). Đỉnh cao hoạt động (về nội dung thông tin cũng nhƣ nghiệp vụ) của báo chí trực tuyến thời điểm này là việc tƣờng thuật sự kiện Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEAGAMES 22 năm 2003) đƣợc tổ chức tại Việt Nam. Sự đổi mới của các tờ báo trực tuyến “tiền bối” nhƣ Nhân dân điện tử, Website Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Lao động điện tử bắt đầu bằng việc xây dựng đội ngũ, lập ra các bộ phận tòa soạn. Các tờ báo trực tuyến ra đời sau giai đoạn này cũng nhanh chóng tiếp thu thành quả của giai đoạn “tổng diễn tập” trƣớc đó. Tiêu biểu cho sự phát triển rực rỡ của báo trực tuyến giai đoạn sau là 2
(1) Theo TS Thang Đức Thắng, phần mềm xuất bản của VnExpress sau đó được chuyển giao cho nhiều báo trực tuyến trong nước.
cái tên giờ đã thành quen thuộc với công chúng Internet Việt Nam: Tuổi trẻ online (ra đời ngày 1 – 12 – 2003) và Thanh niên online (ra đời ngày 23 – 11 - 2004). Vài tuần sau ngày ra mắt, các phóng viên Tuổi trẻ online đã có thể tƣờng thuật trực tuyến nhiều sự kiện lớn. Nhà báo Huy Thọ dùng máy tính xách tay kết nối internet bằng điện thoại di động (lúc bấy giờ công nghệ wifi chƣa phát triển mạnh) để tƣờng thuật diễn biến của các trận đấu bóng đá trong khuôn khổ SEAGAMES 22 khi có đội tuyển Việt Nam tham gia. Những tờ báo trực tuyến của các cơ quan báo chí liên tiếp ra đời sau đó nhƣ: Tiền phong online, Thời báo kinh tế Việt Nam điện tử, Thời báo kinh tế Sài Gòn online, Ngƣời lao động online, Tiếp thị online, báo điện tử Đầu tƣ, báo điện tử Hà Nội mới, báo điện tử Công an nhân dân (bao gồm các báo An ninh thế giới, An ninh thế giới cuối tháng); website Đài truyền hình Việt Nam (phiên bản mới); Đài truyền hình thành phố HCM, Đài Phát thanh – truyền hình Hà Nội và Đài các tỉnh, thành phố nhƣ Hải Phòng, Đồng Nai, Cà Mau, Bình Dƣơng; báo điện tử của các tờ báo Đảng các tỉnh nhƣ Bình Định, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dƣơng, Cần Thơ v.v… hệ thống báo của các ngành nhƣ Giáo dục – Thời đại điện tử, báo Dân trí điện tử, báo Sức khoẻ và đời sống điện tử, Kiến trúc Nhà đẹp online… (1
) ngày càng thu hút số lƣợng ngƣời truy cập cao dần do sự tìm tòi mô hình làm báo thích hợp hơn và do cách quảng bá cho báo trực tuyến ngày càng tốt hơn.
Nếu ngay từ ngày đầu xuất hiện, những Nhân dân điện tử, Lao động điện tử… còn mang đậm phong cách báo in (đặc biệt trong văn phong, trong tổ chức tin bài), thì từ năm 2002 đến nay, báo chí trực tuyến Việt Nam đều nỗ lực tận dụng ƣu thế trực tuyến mà đi đầu là VnExpress và tờ Vasc Orient - tiền thân của báo trực tuyến Vietnamnet. Các đơn vị tiên phong này đã góp phần kéo theo sự thay đổi ở các “báo điện tử” cũ về cung cách làm báo. Và hiện nay, hầu hết những toà soạn báo in truyền thống đã nhận rõ tầm quan trọng và vị trí trong lòng độc giả của báo trực tuyến để lần lƣợt trình làng “ngƣời anh em online” của mình trên mạng với phong cách rất riêng khác hẳn với ấn phẩm báo giấy đang
có. Những bài báo ra đời với tốc độ internet mang đậm sự mới mẻ, sinh động đã thu hút ngày càng đông công chúng truyền thông. Báo trực tuyến cũng trở thành một công cụ tiếp thị hiệu quả cho nhiều báo in tƣơng ứng. Dƣới manchette hoặc trên trang nhất của nhiều tờ báo hiện nay thƣờng ghi địa chỉ website của báo trực tuyến. Nhiều tờ báo in sau khi phát hành “bản trực tuyến” đã thu hút đƣợc số lƣợng độc giả gấp nhiều lần so với báo in.
Alexa.com ra đời từ năm 1996, chuyên theo dõi, đo lƣờng tần suất truy cập và xếp thứ hạng của tất cả website trên Internet theo top 500, top 10.000, top 100.000. Dƣới đây là kết quả đo lƣờng của Alexa vào ngày 13/11/2006 đối với một số báo trực tuyến Việt Nam:
TT Báo trực tuyến Địa chỉ web Số ngƣời truy cập trong ngày
1 VnExpress vnexpress.net 1.485.435
2 Tuổi trẻ Online tuoitre.com.vn 742.512