Doanh thu quảng cáo của báo trực tuyến sẽ tăng

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 97)

1. Xu thế phát triển của báo chí trực tuyến: Một sự phát triển vƣợt bậc về Internet

I.3. Doanh thu quảng cáo của báo trực tuyến sẽ tăng

Doanh thu quảng cáo trên báo chí trực tuyến toàn cầu, nhân tố làm thay đổi và kích thích sự phát triển của loại hình truyền thông này đang tiếp tục tăng và có thể còn tăng nhanh hơn trong thời gian tới. Hoạt động quảng cáo trên các website báo chí Châu Á, theo đánh giá của ADB, tuy chƣa có số liệu cụ thể, nhƣng cũng tăng trƣởng tốt. Sự phát triển đột biến của nguồn thu từ quảng cáo trên báo chí trực tuyến cũng đã kéo doanh thu quảng cáo trên Internet tăng theo. Nhiều báo trực tuyến trên thế giới cho biết họ hoạt động có lãi từ năm 2002.

(1) Theo Nguyễn Tiến Long: “Hội tụ công nghệ và tương lai phát thanh” – Bài đăng trên Nội san nghiệp vụ phát thanh, Đài Tiếng nói Việt Nam, 1/2006.

Hiện nay báo trực tuyến ở Việt Nam đa phần vẫn phải bù lỗ, nhƣng có một vài đơn vị báo trực tuyến độc lập nay đã bắt đầu khởi sắc. Đó có thể là dấu hiệu đáng ngại cho báo in, nhƣng cũng có thể là chiếc phao cho báo in, phát thanh, truyền hình tƣơng lai khi tích hợp truyền thông.

Với sự phát triển nhanh của các hình thức truyền thông trực tuyến, chắc chắn, cả báo in, phát thanh và báo hình đang trải qua thời kỳ khựng lại hoặc giảm lƣợng độc giả, thính giả, khán giả và doanh thu quảng cáo bị chia ra. Tuy nhiên, sự giảm sút này không đáng ngại bằng việc công chúng truyền thông đang có xu hƣớng chuyển sang loại hình báo chí mới. Theo các thống kê của Hiệp hội báo chí quốc tế, khi có một sự kiện thời sự nóng, chẳng hạn chiến tranh Iraq, vụ tấn công Trung tâm Thƣơng mại thế giới, vòng chung kết giải bóng đá thế giới World Cup… lƣợng công chúng trực tuyến sẽ tăng đáng kể bởi khả năng chuyển tin tức liên tục của báo trực tuyến có lợi thế hơn việc đƣa tin theo chu kỳ 12 hoặc 24 giờ/lần nhƣ các phƣơng tiện báo chí truyền thống khác. Nhƣng cũng có nhiều ý kiến cho rằng sự thay đổi này không quá nhanh nhƣ nhiều ngƣời hình dung, đặc biệt là ở Việt Nam. Nói cách khác, mặc dù báo in, phát thanh, truyền hình đƣợc dự đoán sẽ bị báo trực tuyến “qua mặt” về thu nhập quảng cáo, nhƣng điều đó không có nghĩa là doanh thu quảng cáo của các kênh truyền thống sẽ bị chia cho báo trực tuyến. Bởi báo trực tuyến sẽ có đối tƣợng riêng của mình và các loại hình báo chí truyền thống sẽ tìm ra con đƣờng phát triển riêng (1). Một số nghiên cứu cho thấy số giờ trung bình mỗi năm mà ngƣời dân dành để đọc báo in đang có xu hƣớng giảm, song đây không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự gia tăng chậm hoặc giảm quảng cáo trên phƣơng tiện truyền thông này.

Lý do chính xuất phát từ đặc trƣng của báo chí trực tuyến: Quảng cáo trực tuyến đang ngày một phổ biến bởi nó đem lại cho các đơn vị tiếp thị những tính năng đặc biệt mà những kênh thông tin khác không có. Ngƣời sử dụng sản

(1) Theo phân tích của JupiterResearch, trong 5 năm tới, chi tiêu vào quảng cáo trên báo in sẽ dao động ít, chứ không giảm. Các doanh nghiệp sẽ bổ sung kênh online vào ngân sách quảng cáo chứ không điều tiết lại nguồn tiền hiện có.

phẩm, dịch vụ đã dần có thói quen “lƣớt web” để tìm hiểu “săm soi” sản phẩm trƣớc khi mua một cách rất riêng tƣ và thậm chí đƣợc tƣ vấn dễ dàng về chính sản phẩm đó trên mạng. Quảng cáo trực tuyến tạo cho các nhà quảng cáo cơ hội rất tốt để gây ấn tƣợng với khách hàng trƣớc khi họ quyết định. Báo trực tuyến (và Internet) còn đem lại cho nhà quảng cáo khả năng theo dõi phản ứng của ngƣời tiêu dùng trên mạng, nhờ đó đề ra đƣợc những cách tiếp thị thích hợp.

Góp phần vào sự tăng trƣởng của quảng cáo trên báo trực tuyến là sự phổ cập của băng thông rộng, công nghệ giúp tăng mạnh tốc độ truyền và lƣợng thông tin tới độc giả. Nó cho phép các nhà quảng cáo giới thiệu các phim ngắn về sản phẩm, cho phép độc giả tƣơng tác với sản phẩm: nghe đƣợc âm thanh sống động, xem tại nhà để quyết định mua qua công nghệ tạo hiện trường ảo.

Chi phí quảng cáo trên báo trực tuyến thấp hơn nhiều so với quảng cáo truyền thống và khả năng tƣơng tác đa dạng và phong phú cũng khiến cho quảng cáo trên Internet hấp dẫn hơn. Đặc biệt với báo trực tuyến, có thể đo lƣờng đƣợc hiệu quả quảng cáo (bao nhiêu ngƣời có thể nhìn thấy (tiếp cận) thông tin quảng cáo đó 1 lần, 2 lần,… n lần – khái niệm “reach”) và có thể tính ra chi phí cụ thể: mất bao nhiêu USD để đƣa đƣợc thông tin quảng cáo tới 1.000 ngƣời khai thác báo trực tuyến (trong tƣơng quan so sánh với giá quảng cáo qua truyền hình vào giờ cao điểm để đƣa thông tin đó tới 1.000 khán giả).

Với đặc trƣng chi phí thấp trong khâu sản xuất, báo trực tuyến càng có lợi thế hơn trong việc thu hút quảng cáo vì báo in để tăng chất lƣợng thông tin quảng cáo phải tăng chi phí in ấn. Bên cạnh đó, đặc trƣng phát hành toàn cầu cho phép báo trực tuyến không bị giới hạn bởi thời gian và không gian địa lý. Sản phẩm dịch vụ quảng bá đƣợc rộng rãi, tiếp cận tới công chúng/khách hàng bất kỳ lúc nào và bất cứ đâu khắp toàn cầu. Tất nhiên ở Việt Nam hiện nay, một sản phẩm cụ thể nhƣ phân bón, mì chính, dầu gội đầu… dành cho đối tƣợng là nông dân ở những vùng miền cụ thể thì việc quảng cáo trên báo trực tuyến không cần thiết và không hiệu quả (thông tin quảng cáo đó không cần phát hành toàn cầu và nông dân đại đa số chƣa làm quen với báo trực tuyến).

Nhƣng xu thế trên thế giới là lƣợng độc giả, thính giả, khán giả của báo in, phát thanh, truyền hình truyền thống đang bị thu hút dần qua các báo trực tuyến tƣơng ứng ngày càng nhiều hơn, nhất là công chúng trẻ (1

).

Bên cạnh đó, trong tƣơng lai, báo trực tuyến Việt Nam còn có thể bán đƣợc thông tin khi đã đầu tƣ xây dựng thƣơng hiệu, củng cố uy tín cũng nhƣ cung cấp thông tin hấp dẫn để đủ sức thuyết phục ngƣời sử dụng bỏ tiền mua. Và điều đó trên thế giới đã không còn là dự báo bởi từ năm 2003, báo NewYork Times Online (Nytimes.com), không cho phép ngƣời sử dụng khai thác tất cả nội dung miễn phí. Ngoài ra, muốn xem thông tin lƣu trữ trên Nytimes.com cũng phải mất tiền. Một số báo trực tuyến khác nhƣ Wall Street Journal (wsj.com, thuộc Tập đoàn Dow Jones) thậm chí tính phí online cao hơn phí đăng ký báo in dài hạn (79 USD/năm cho báo online, trong khi chỉ 39 USD/năm cho báo in) hoặc Time Online (time.com) từ đầu năm 2004 đã không còn cho khai thác miễn phí tất cả bài báo, đặc biệt các “bài đinh”, chuyên đề (cover story) phát hành thị trƣờng Bắc Mỹ (2).

Bên cạnh việc thu hút ngày càng cao hơn doanh số quảng cáo, tài trợ và dịch vụ, việc bán thông tin trên báo trực tuyến đƣợc xem là một trong những xu hƣớng của loại hình báo chí này trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu Báo chí trực tuyến ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)