Tính chất đa tuyến

Một phần của tài liệu Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 60)

Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương khước từ cấu trúc tuyến tính bằng việc bố trí nhiều mạch truyện vừa song song, vừa xoắn kép, tạo thành kết cấu đa tuyến phức tạp, chồng chéo. Trong đó có thể khu biệt thành mô hình hai thế giới: một tuyến kể về những câu chuyện trong thế giới hiện thực và một tuyến là câu chuyện về thế giới phi thực, huyền ảo, thế giới của cõi âm, cõi mơ, cõi điên, của vô thức, tiềm thức, ký ức… Tất nhiên sự phân định chỉ có tính chất tương đối, bởi lẽ các thế giới này tồn tại vừa song song, vừa đan xen vào nhau và các nhân vật thì hiện diện ở nhiều cõi, kiếp. Vì thế, xây dựng kiểu kết cấu này nhà văn cũng khai thác tối đa thủ pháp đồng hiện ở mọi

cấp độ với sự đan xen hòa quyện của hai yếu tố thực - ảo ở mọi góc độ. Dưới đây là bảng thống kê các mạch truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương được phân theo hai tuyến như trên:

Tiểu thuyết TUYẾN 1 TUYẾN 2

Bả giời

Truyện của Tượng và cuộc sống của người dân làng Phan

Câu chuyện của hồn ma

Vào cõi Truyện về hai chị em Vang,

Vọng về Tuấn và hắn

Câu chuyện của nhân vật xưng tôi

Những đứa trẻ chết già

Truyện về gia đình ông Liêm, ông Trình và người dân làng Phan trong cuộc truy tìm kho báu

Hành trình của những hồn ma trên đường trở về làng

Người đi vắng Truyện về gia đình Thắng,

Hoàn

- Truyện về công chúa Diên Bình, Lưu Nhân Chú

- Cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn - Câu chuyện của những hồn ma

Trí nhớ suy tàn Truyện về nhân vật em Truyện về hai người đàn ông điên

Thoạt kỳ thủy Truyện về Tính và cuộc sống người dân một làng ven song Truyện về cuộc hành trình của con cú bị bắn rụng xuống sông Ngồi

Truyện về Khẩn trong đời sống hiện thực và những đồng nghiệp, những người bạn của Khẩn

Truyện về Khẩn trong thế giới của hồi ức, giấc mơ với Kim.

Nhìn vào bảng thống kê có thể nhận thấy tính đa tuyến là một đặc trưng nổi bật trong kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Trong đó tuyến thứ nhất có tính chất hiện thực, còn tuyến thứ hai lại có tính chất huyền ảo. Song thực chất

màu sắc hiện thực – huyền ảo xâm nhập vào nhau và có mặt ở cả hai tuyến. Ngay từ hai cuốn tiểu thuyết đầu tay Bả giờiVào cõi, Nguyễn Bình Phương đã có ý thức xây dựng kiểu kết cấu này tuy chưa thật đậm nét. Ở Bả giời, mạch truyện về Tượng trong cuộc tìm về với nguồn gốc của mình ở làng Phan là mạch chính, song song với đó là những câu chuyện phảng phất màu sắc huyền thoại, kỳ ảo tạo thành tuyến thứ hai nhưng còn mơ hồ và mờ nhạt. Đến Vào cõi, kết cấu đa tuyến đã trở nên rõ nét và tạo được dấu ấn riêng. Bên cạnh tuyến truyện về các nhân vật trong cõi thực như hai chị em Vang, Vọng, nhân vật Tuấn và hắn, thì còn một tuyến truyện của nhân vật xưng tôi, dường như thuộc về cõi khác, tách rời khỏi hiện thực: một thế giới chỉ tồn tại trong ký ức, ước mơ.

Càng đến những tiểu thuyết sau này, ý thức sử dụng kết cấu đa tuyến như một sáng tạo mô hình hóa thế giới con người thông qua bút pháp hiện thực huyền ảo càng được Nguyễn Bình Phương khai thác triệt để. Trong Những đứa

trẻ chết già, cấu trúc tiểu thuyết được triển khai thành hai mạch chính chạy song

song cạnh nhau. Mạch thứ nhất “Vô thanh” kể về cuộc hành trình của những hồn ma trên chuyến xe trâu trở về làng gồm 4 người đàn ông không quen biết, trong đó nhân vật chính là Ông với dòng tâm tư và ký ức không ngừng được phơi mở. Mạch thứ hai là “Chương” (tạm gọi là “hữu thanh”) kể về cuộc sống của người dân làng Phan ở cõi trần với hai trục nhân vật chính là gia đình ông Trình và đại gia đình Trường hấp, tất cả cùng sôi sục trong cuộc hành trình đi tìm kho báu. Và cuối cùng, tất cả các cõi, các kiếp, các thế hệ cùng gặp nhau ở một điểm: điểm kết thúc với đổ nát, khổ đau và mất mát. Các mạch truyện tưởng tách rời nhau về mặt văn bản, không can hệ gì với nhau về mặt ý nghĩa, nhưng sự quy tụ của hai mạch truyện ở cuối tác phẩm cũng chính là điểm kết tụ của tư tưởng tác phẩm – những thông điệp sâu sắc mà nhà văn muốn chuyển tải.

Tiểu thuyết Người đi vắng có thể coi là tác phẩm có kết cấu phức tạp nhất với đa mạch truyện. Lối tổ chức đa mạch truyện đan xen tạo thành kiến trúc mê lộ - đặc trưng tiêu biểu của cấu trúc tác phẩm hiện thực huyền ảo. Ở mạch đời thường, câu chuyện kể về những sự kiện, biến cố trong gia đình Thắng, Hoàn. Ở mạch lịch sử, câu chuyện trải dài từ công chúa Diên Bình thời Lý, Lưu Nhân Chú thời Lê đến Đội Cấn và Lập Nham thời Pháp thuộc, trong đó trọng tâm kể về cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn ở Thái Nguyên. Mạch

huyền ảo là mạch truyện thứ ba kể câu chuyện của những hồn ma, cả của con người lẫn cỏ cây, vật giới. Vì thế kết cấu tác phẩm rất khó nắm bắt. Trên thực tế, ba tuyến truyện này vừa song hành vừa xoắn quyện vào nhau. Thế giới những con người đời thường ở hiện tại không ngừng được làm dầy thêm bằng những chiều tồn tại khác của nhân vật: Hoàn với thế giới vô thức, Thắng với ám ảnh quá khứ chiến tranh, Kỷ với những hoang mang tự kỷ ám thị, Chung với nỗi sợ hãi bị thiến… Tất cả đang sống ở hiện tại mà dường như phân thân khỏi hiện tại. Quá khứ - hiện tại, hiện thực – giấc mơ, cõi âm – cõi dương, vô thức – hữu thức không ngừng hiện diện trong nhau qua các mạch truyện. Phảng phất trong những con người hiện tại bóng dáng của tiền kiếp. Nguyễn Bình Phương đã đẩy nhân vật của mình vào môi trường đã được làm mờ nhòe tính chất biên niên nhất thời để trở thành một mẫu người văn hóa trong

không – thời gian mang tính huyền thoại [71,72]. Việc xóa mờ đường viền

lịch sử, làm nhòe ranh giới không – thời gian vừa khiến cho nhân vật mang tính khái quát, tính vĩnh viễn, lại vừa đem đến cho thực tại trong tác phẩm một không khí huyền ảo, mơ hồ, khó nắm bắt.

Thoạt kỳ thủy là một tiểu thuyết rất ngắn song rất thành công về mặt kết

cấu. Bố cục ba phần: A – Tiểu sử, B – Chuyện, C – Phụ chú đem đến một cấu trúc lạ, một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Bình Phương. Truyện cũng triển khai nhiều mạch truyện trong đó nổi bật hai tuyến: tuyến một kể về Tính và người dân làng Phan, bao gồm cả những người bình thường và cộng đồng người điên, tuyến hai kể về hành trình của con cú từ lúc bị bắn rụng xuống dòng Linh Nham đến khi cất cánh bay lên. Hai mạch truyện song song tách rời ấy lại cùng biểu hiện một làng Phan ở cả hai cõi âm – dương, sống – chết, vô thức – hữu thức, mà thực chất nhằm khắc họa một hiện trạng xã hội đang dần tiệm tiến đến bờ vực của khủng hoảng, tha hóa.

Đến tiểu thuyết Ngồi, Nguyễn Bình Phương thực sự dụng công trong sáng tạo cấu trúc tuy chưa thật sự thành công. Tác phẩm cũng được kết cấu theo mô hình đa thế giới. Thế giới thực tại tập trung khắc họa cuộc sống của Khẩn trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè, tình nhân; thế giới giấc mơ lại được tái hiện quá khứ êm đềm dịu ngọt trong mối tình đầu với Kim. Tác phẩm còn được “làm dày” thêm bởi yếu tố âm nhạc được gợi lên từ

những tràng tiếng mõ vang suốt dọc tác phẩm, dường như mở ra một thế giới khác không thuộc về quá khứ hay hiện tại: thế giới của tâm linh, của sự cứu rỗi, giác ngộ. Cấu trúc 49 phần của tác phẩm mang ẩn dụ về khoảng thời gian thiêng “thất tuần” cho sự siêu thoát, siêu sinh của linh hồn sau khi chết. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhân vật trong hình hài của pho tượng Tuyết Sơn ở đầu tác phẩm, sự ẩn hiện thấp thoáng của bóng dáng tiền kiếp trong nhân vật ở suốt dọc tác phẩm, đã ngụ ý về vòng Luân hồi, sự Đầu thai theo luận thuyết Phật giáo. Vì thế, tác phẩm còn gợi ra một thế giới nữa: thế giới cõi âm đang hiện diện ngay trong cõi thực hàng ngày.

Ở các tác phẩm, những tuyến truyện đôi khi được nhận biết bởi dấu hiệu như chia hai phần ChươngVô thanh trong Những đứa trẻ chết già, hay sự thay đổi phông chữ in thẳng và in nghiêng trong Người đi vắng, Thoạt kỳ

thủy… Song hầu hết là lẫn lộn, đan xen vào nhau, thậm chí ngay giữa những

phần được khu biệt ấy vẫn có một sự xoắn kép liên kết xuyên suốt. Kiến trúc mê lộ có thể mở ra rất nhiều nhánh rẽ phức tạp, nhưng điểm xuất phát và cái đích thì chỉ có một. Vấn đề cốt lõi vẫn là hiện thực. Kết cấu đa tầng cuối cùng không ngoài mục đích tạo ra một cảm quan đa chiều, một kiến giải phức hợp

về cuộc sống [73, 68]. Kết cấu đa tuyến đồng thời cũng đem đến tính chất đa

giọng điệu, đa góc độ trần thuật. Bằng việc xây dựng nhiều mạch truyện, Nguyễn Bình Phương đã tạo ra nhiều điểm nhìn soi chiếu, nhiều cách kiến giải nhằm cung cấp cách nhìn đa chiều về cuộc sống. Cuộc sống không đơn giản chỉ là những gì nhìn thấy ở bề mặt hiện thực, cuộc sống còn là tầng lớp những điều bí ẩn, phức tạp mà nhiều khi con người bất khả tri và không thể lý giải. Cùng với việc khước từ lối kết cấu truyền thống, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương cũng đòi hỏi độc giải phải giã từ lối đọc truyền thống để có thể tiếp cận và bóc tách các lớp nghĩa từ các tầng kết cấu của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)