Trên thế giới

Một phần của tài liệu Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 32)

Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (tiếng Anh: magic realism, tiếng Pháp: réalisme magique, tiếng Tây Ban Nha: relismo mágico) được Franz Roh – một nhà phê bình người Đức – đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1925 trong lĩnh vực hội hoạ khi ông bàn về chủ nghĩa hậu ấn tượng. Thuật ngữ này được sử dụng trong lĩnh vực văn học lần đầu tiên vào năm 1935 bởi Angel Flores và được ông định nghĩa: Trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chúng ta tìm thấy sự chuyển hoá của cái chung vào cái gây kinh ngạc và cái phi thực. Đó chủ yếu là nghệ thuật của những điều ngạc nhiên. Thời gian tồn tại trong một dạng của dòng chảy phi thời gian và cái phi thực xảy ra như

một phần của hiện thực [74, 17].

Từ điển Văn học (bộ mới) khi định nghĩa về chủ nghĩa hiện thực huyền

ảo lại nhấn mạnh vào khía cạnh cách tân thi pháp tiểu thuyết mà cốt lõi của nó là vấn đề sử dụng thời gian đa tuyến bao gồm cả thời gian cốt truyện (thời gian trong đó cốt truyện được thực hiện, nó mang tính chất biên niên sử, diễn biến từ đầu cho tới cuối) và thời gian ngoài cốt truyện (thời gian tâm lý gắn với những hồi ức, ký ức của nhân vật hay người kể chuyện). (…) Từ đó nảy sinh cấu trúc nhiều tầng của tác phẩm. Việc sử dụng thời gian đa tuyến đòi

hỏi một kỹ thuật tự sự thích hợp. Đó là kỹ thuật tự sự đa chủ thể [55, 215].

Theo PGS.TS Lê Huy Bắc: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là khuynh hướng văn học sử dụng các yếu tố siêu nhiên, huyền ảo, hoang đường… làm cho hiện thực khác lạ, hấp dẫn người đọc, song đằng sau vẻ li kì đó, tác phẩm

vẫn đảm bảo một thực trạng cơ bản của thời đại [34, 28].

Đa số các định nghĩa về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đều gặp nhau ở quan niệm coi đây là một khuynh hướng tự sự được đặc trưng bởi sự kết hợp giữa những sự kiện có thật với những yếu tố kỳ ảo hoặc huyền thoại một cách tự nhiên, khó phân định nhằm phản ánh trạng thái bản thể thời đại – những trạng thái bất an của hiện thực và bất ổn của con người.

Vậy, văn học hiện thực huyền ảo ra đời như thế nào?

Trong nhiều thế kỷ, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ và với thái độ đề cao lý tính thì chủ nghĩa duy lý thật sự lên ngôi, chi phối mọi mặt đời sống, trong đó có văn học nghệ thuật. Nhưng một loạt sự kiện vĩ đại trong nghiên cứu tâm lý học và triết học hiện đại cũng như những biến động của lịch sử nhân loại tiếp theo đó đã làm đảo lộn mọi nhận thức của con người. Lý thuyết phân tâm học của S. Freud và C.G. Jung vào cuối thế kỉ XIX, triết học phản duy lý của Nietzche và Bergson vào đầu thế kỉ XX cùng với Thế chiến I, II đã đánh đổ niềm tin lý tính, đưa nhân loại bước vào thời đại hoài nghi. Và trong văn học nghệ thuật, cảm hứng ngợi ca lý tính ở thế kỷ trước được thay thế bằng khuynh hướng chống lý tính, phản duy lý được phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ XX này. Cùng với việc khám phá ra con người không hoàn toàn thuần lý tính, thuần ý thức, nghệ thuật đã mở rộng biên độ thăm dò vào cả vùng tiềm thức, ký ức, vô thức… và đưa cả vào trong nó những yếu tố huyền ảo, phi thực.

Có thể nói, sự khủng hoảng của chủ nghĩa duy lý trong cả đời sống xã hội lẫn văn học châu Âu chính là tiền đề cho sự xuất hiện trở lại của cái huyền ảo trong sáng tác văn học vào đầu thế kỉ XX. Cái huyền ảo chính là sản phẩm của thời đại hoài nghi, khi mà mọi luật nhân quả và logic lý trí bị phá sản, mọi niềm tin vào trí tưởng tượng và lý trí của con người bị đổ vỡ hoàn toàn. Có thể coi Thomas Mann và James Joyce là những tác giả đầu tiên sáng tạo nên những tác phẩm huyền thoại mới và mở ra khuynh hướng đối lập cơ chế lịch sử xã hội với chiều sâu phổ quát của tâm hồn con người thông qua các tiểu thuyết như Ulysse, Anh em nhà Joseph, Núi thần… Nhưng Kafka, với hàng loạt tác phẩm Biến dạng, Lâu đài, Vụ án, Nước Mỹ…, mới thật sự là người sáng tạo ra một kiểu hình sáng tác mới trong văn học tái huyền thoại hoá

thông qua việc đưa đậm đặc các yếu tố kỳ ảo, huyền hoặc, phi lý xâm nhập vào thế giới thực và khiến cho thế giới ấy dù huyền hoặc mà vẫn như thật, vẫn rất thật. Nhà phê bình Lê Huy Bắc cho rằng Kafka được xem là người khai

sinh ra khuynh hướng hiện thực huyền ảo thế kỷ XX, người sử dụng giọng văn

trắng khi trần thuật và đan cài trong tác phẩm của mình những yếu tố hiện

Song, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo chỉ thật sự trở thành một xu hướng sáng tác nổi bật trong văn học Mỹ Latinh với hàng loạt các cây bút tên tuổi. Trên cơ sở vừa kế thừa các truyền thống văn học cổ điển của người Anh – điêng, vừa dung hợp các phương pháp biểu hiện của huyền thoại và những khuynh hướng hiện đại chủ nghĩa của nghệ thuật phương Tây, các nhà văn Mỹ Latinh đã sáng tạo một khuynh hướng sáng tác mới được định danh là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Đây là một trào lưu văn học quan trọng của văn học châu Mỹ Latinh, xuất hiện vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX với các đại diện tiêu biểu như: Alejo Carpentier, Miguel Angle Asturias, Jorge Louis Borge… và đặc biệt là Gabriel Garcia Marquez với cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Trăm năm cô đơn.

Trào lưu hiện thực huyền ảo đã nhanh chóng lan rộng trong văn học thế kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trên chặng đường thiên di của mình, trào lưu hiện thực huyền ảo đã khơi mở thêm nhiều biểu hiện phong phú, nhiều cách thức độc đáo tạo nên sự đa dạng và hấp dẫn bất tận trên nền tảng nguyên tắc sáng tác cơ bản biến hiện thực thành hoang đường mà không đánh mất đi tính chân thực. Để gây hiệu quả hoang đường, các tác giả thường sử dụng hình tượng biểu trưng, ngụ ý, liên tưởng, ám thị, phóng đại, khoa trương, người và hồn ma bất phân, trật tự thời gian bị xáo

trộn, thực và ảo hoà quyện [54,77]. Ở đó, huyền ảo được xem là một yếu tố

nghệ thuật, được sử dụng hoà trộn với cái hiện thực, được có mặt và chấp nhận trong hiện thực như là điều hiển nhiên, bình thường. Ranh giới thực - ảo bị nhoè mờ, cấu trúc không – thời gian bị phá vỡ, các biểu tượng, ẩn dụ được sử dụng rộng rãi, điểm nhìn và giọng điệu biến chuyển liên tục… là những đặc trưng của bút pháp hiện thực huyền ảo nhằm tạo ấn tượng mạnh trong người đọc và đem lại tính đa nghĩa cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)