Hành trình sáng tác tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Một phần của tài liệu Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 36)

Nguyễn Bình Phương sinh ngày 29/12/1965 tại thị xã Thái Nguyên. Anh học hết phổ thông trung học năm 1985 rồi vào bộ đội. Năm 1989 thi vào Trường viết văn Nguyễn Du, ra trường anh đi công tác một năm tại Đoàn kịch nói Quân đội, sau đó làm biên tập viên cho Nhà xuất bản Quân đội. Hiện anh là Trưởng ban Thơ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nguyễn Bình Phương sáng tác từ rất trẻ. Năm 1986 anh đã xuất bản trường ca Khách của trần gian, sau đó là các tập thơ Xa thân, Lam chướng

cùng một số tiểu luận và truyện ngắn. Song tên tuổi Nguyễn Bình Phương thật sự được biết đến khi anh bước sang sáng tác tiểu thuyết. Trong khoảng 15 năm (từ 1991 đến 2006) anh đã cho ra đời 7 tiểu thuyết: Bả giời (1991), Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Trí nhớ suy tàn (2000), Thoạt kỳ

thuỷ (2004) và Ngồi (2006).

Bả giời, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Bình Phương, là một thử

nghiệm của lối viết mới với sự kết hợp của kỹ thuật tự sự phương Tây hiện đại với tinh thần văn hoá cổ điển phương Đông để tạo thành một “bản sắc” tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương - điều mà ngay từ đầu nhà văn đã xác định hình thành và kiên trì theo đuổi. Thế giới vô thức - hữu thức, không gian tâm lý – tâm linh, hiện thực cõi âm – cõi dương, không khí ma mị với vô số điều huyễn ảo điềm nhiên chen vào cuộc sống thường ngày… đã được xây dựng ngay từ tác phẩm mang tính chất nhập đề này. Tuy chưa đủ sức nặng để ám ảnh người đọc, nhưng Bả giời đã khơi mở cho mạch nguồn tiểu thuyết mang khuynh hướng hiện thực huyền ảo của Nguyễn Bình Phương.

Với Vào cõi, Nguyễn Bình Phương đã thật sự nhập được vào cõi văn

chương chung và sáng tạo ra được một cõi nghệ thuật của riêng mình. Tác phẩm có cấu trúc tiểu thuyết trong tiểu thuyết với kết cấu đan xen nhiều mạch truyện, trong đó nổi bật lên hai tuyến: chuyện về Tuấn (với những mâu thuẫn giữa ước mơ, khát vọng đẹp đẽ và hiện thực tăm tối cũng như con người bản

năng u tối trong mình) và chuyện về 2 chị em Vang, Vọng được kết nối bởi một nhân vật có tên là “hắn” (kẻ trừng phạt đối với Tuấn và kẻ tội đồ đối với Vang, Vọng). Các nhân vật phân thân và vào ra giữa các cõi thực - mơ, làng - phố, sống - chết… Vào cõi đã thực sự để lại được tiếng “vang” bởi những sáng tạo độc đáo trong lối viết và những vấn đề hiện thực đầy sức ám ảnh, day dứt con người được “vọng” lên từ chiều sâu tác phẩm.

Những đứa trẻ chết già là tác phẩm được đánh giá thể hiện rõ nhất đặc

trưng bút pháp hiện thực huyền ảo của Nguyễn Bình Phương trong việc xây dựng kết cấu truyện trong truyện, triển khai 2 mạch song song: hiện thực người sống trong phần các chương và hiện thực người chết trong phần vô thanh. Ở đó âm dương giao hoà đan quyện không tách bạch, các yếu tố kỳ ảo được sử dụng dày đặc, màu sắc truyền thuyết, huyền thoại thấm đẫm không khí tác phẩm. Hai lộ song song gặp nhau ở điểm cuối cùng, cuộc hành trình câm lặng của những hồn ma trên chuyến xe trâu, trở về làng trùng khít với hành trình sống của con người trên cõi thế. Thực chất đó đều là hành trình dằng dặc đi tìm kho báu qua đời đời kiếp kiếp được duy trì bởi tham vọng muôn thuở của con người, để rồi cuối cùng tất cả đều gặp nhau ở cái chết, ở huỷ diệt và hư vô…

Tiểu thuyết Người đi vắng lại mở ra một cách tiếp cận lịch sử theo phương thức huyền thoại hoá. Cấu trúc song song xoắn quyện hai mạch truyện tiếp tục được triển khai: Quá khứ - hiện tại, cõi âm – cõi dương cùng giao hoà, những hậu thân tiền kiếp cùng hiện hữu trong thực tại, những hiện tại lại dường như “đi vắng", biến mất khỏi cuộc đời. Lịch sử kết nối quá khứ và hiện tại nhưng lịch sử lại được nhìn nhận bằng cảm thức đời thường và từ thực tại. Câu chuyện về cuộc binh biến của Đội Cấn ở Thái Nguyên vào đầu thế kỷ XX được triển khai lồng trong câu chuyện về số phận của những con người bình thường ở thời hiện tại, đươc bao phủ trong không khí u mê huyền hoặc thông qua thủ pháp đồng hiện và phương thức huyền thoại độc đáo.

Trí nhớ suy tàn là một tác phẩm được đánh giá có nhiều yếu tố của

tiểu thuyết mới trong lối viết: từ việc gần như khước từ cốt truyện để tạo

tư khắc hoạ chuỗi hồi ức miên man của nhân vật, cùng với lối “nói trống” gồm nhiều mệnh đề phi chủ thể tạo nên tiếng nói mông lung, không xác định. Với 2 thành tố kết cấu cơ bản: trí nhớ và sự suy tàn của trí nhớ, tác phẩm khai thác chuỗi tâm tư của nhân vật “em” trong trạng thái phân vân day dứt giữa hai cuộc tình. Tác phẩm có sự xâm nhập dày đặc của yếu tố thi ca vào tiểu thuyết khiến cho Trí nhớ suy tàn mang dáng dấp của một bài thơ dài, lại vừa chất chứa dòng suy tư dằng dặc của nhân vật nên còn có hình thức của một dạng tiểu thuyết - nhật ký.

Thoạt kỳ thuỷ được nhiều nhà phê bình đánh giá là tiểu thuyết thành công của Nguyễn Bình Phương. Tác phẩm có cấu trúc mang dáng dấp của một tiểu thuyết - điện ảnh với kết cấu 3 phần: A - Tiểu sử, B - Chuyện và C -

Phụ chú. Trong đó phần chính có tên là Chuyện song song triển khai đan lồng

trong nhau câu chuyện về con Cú từ lúc bị bắn rơi trên sông Cái đến lúc cất cánh bay lên (kéo dài 45 phút) với câu chuyện về cuộc đời nhân vật Tính. Trong tác phẩm, Nguyễn Bình Phương đã sử dụng đậm đặc yếu tố vô thức, cùng với sự ám ảnh của trăng và máu, sự đan cài giữa mơ và thực, điên và tỉnh… làm thành một cõi nhân sinh u mê, huyễn hoặc mà vẫn rất hiện thực - thực đến tàn nhẫn, lạnh lùng.

Ngồi là một tác phẩm mà ngay từ khi mới xuất hiện đã gây ra những tranh luận sôi nổi với 2 luồng ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau. Chỉ riêng điểm đó đã thấy được sức sống của tác phẩm cũng như những phân hoá trong cách tiếp nhận văn học - đặc biệt là những tác phẩm văn học viết theo lối mới. Mặc dù không xây dựng những không - thời gian âm dương giao hoà trên mảnh đất Linh Nham huyền ảo quen thuộc như ở hầu hết các tác phẩm trước mà lựa chọn ngay không gian công sở, phố phường Hà Nội ở thời hiện tại nhưng tính chất, không khí huyền ảo vẫn bao phủ câu chuyện thông qua việc khai thác những yếu tố tín ngưỡng dân gian, cấu trúc huyền thoại hay sự xâm nhập thường xuyên của những giấc mơ vào thực tại. Ngồi với lời đề từ Cho sự

đã kiên trì theo đuổi trên hành trình nỗ lực cách tân nghệ thuật tiểu thuyết nhưng không phải là sự đóng lại, sự chấm dứt. Từ cùng dấu (…) ở dòng sau mở ra hy vọng sẽ có một cánh cửa mới để tác giả tiếp tục cuộc hành trình của mình trên một hướng đi mới.

Dù có nhiều luồng đánh giá trái chiều, song về cơ bản các ý kiến đều thống nhất cho rằng: tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có nhiều nỗ lực tìm tòi đổi mới, tạo được một sắc diện riêng từ lối viết lạ và độc đáo. Sự kết hợp hoà quyện hai yếu tố hiện thực và huyền ảo là một đặc điểm nổi bật trong bút pháp của Nguyễn Bình Phương.

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: bút pháp là cách thức hành văn, dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các phương tiện biểu hiện để tạo thành

một hình thức nghệ thuật nào đó. Ở đây bút pháp cũng tức là cách viết, lối

viết. Ngoài ra bút pháp còn được hiểu là một yếu tố của phong cách [54, 29]. Tìm hiểu bút pháp Nguyễn Bình Phương, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu về cách viết, lối viết, những đặc điểm nổi bật tạo thành phong cách tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Mặc dù có nhiều ý kiến đánh giá, nhận định khác nhau về đặc điểm bút pháp, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương như: mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại, có khuynh hướng hiện sinh chủ nghĩa, biểu hiện lối viết của một nhà tiểu thuyết mới…, nhưng không thể không nhận thấy ở cả 7 tiểu thuyết (thậm chí trong cả thơ, truyện ngắn) của Nguyễn Bình Phương đều sử dụng đan quyện không thể tách rời hai yếu tố hiện thực và huyền ảo ở các mức độ đậm nhạt khác nhau. Vì vậy có thể thấy khuynh hướng hiện thực huyền ảo là đặc trưng cơ bản nhất trong các tiểu thuyết của tác giả này. Song đây lại là khía cạnh mà ít nhà phê bình nghiên cứu đề cập đến ngoại trừ một số bài viết của Thuỵ Khuê. Tìm hiểu phương diện này, luận văn hy vọng sẽ đóng góp một tiếng nói làm phong phú thêm những nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương, qua đó ghi nhận thêm những nỗ lực tìm tòi đổi mới trong tiểu thuyết của anh và cũng là để bày tỏ thái độ trân trọng của mình đối với quá trình lao động nghệ thuật nhọc nhằn, nghiêm túc của nhà văn.

TIỂU KẾT

Trên đây chúng tôi vừa trình bày những tiền đề cơ bản làm cơ sở cho những nghiên cứu về đối tượng trong luận văn. Chúng tôi đã tập trung khái quát những thay đổi quan trọng của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ở các mặt đề tài, phương thức phản ánh và kỹ thuật viết để thấy được những đổi mới về tư duy, đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực là một nhu cầu tất yếu xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách của thời đại. Điều đó đã tạo ra môi trường tích cực, cởi mở để các nhà văn phát huy cá tính sáng tạo của mình, học tập các phương thức sáng tác, các kỹ thuật viết hiện đại trên thế giới và khơi mở thêm nhiều biểu hiện, cách thức mới mẻ để làm phong phú thêm cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Và khuynh hướng hiện thực huyền ảo đến Việt Nam cùng sự xuất hiện của nhà văn Nguyễn Bình Phương có tiền đề từ bối cảnh chung ấy. Trong phần này, chúng tôi cũng đã khái quát hành trình sáng tác của Nguyễn Bình Phương gắn với giới thiệu 7 cuốn tiểu thuyết của anh để thấy được những nỗ lực cách tân nghệ thuật tiểu thuyết, tìm ra một lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương. Và một trong những hướng đi cơ bản của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương là con đường sáng tác theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo.

Chương 2

BÚT PHÁP HIỆN THỰC HUYỀN ẢO TRONG TỔ CHỨC TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 36)