Công tác cán bộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tổ chức khoa học tài liệu tại Lưu trữ lịch sử thành phố Đà Nẵng (Trang 73)

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu chung

của công tác cán bộ là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững

vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao và phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể gắn bó với nhân dân dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ có tính kế thừa và phát triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý”

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của nhà nước, cán bộ bộ luôn đóng vai trò quyết định năng suất, chất lượng, kết quả, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý. Công tác lưu trữ là một hoạt động

mang tính khoa học, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có phẩm chất, tư tưởng vững vàng, đặc biệt là phải có trình độ chuyên môn tốt, có kiến thức lý luận, nắm vững và biết vận dụng các quy định của pháp luật về lưu trữ vào thực tiễn, đồng thời phải thành thạo kỹ năng thực hành các khâu nghiệp vụ của công tác lưu trữ và các kỹ năng khác của người cán bộ. Chúng tôi cho rằng, muốn nâng cao chất lượng cán bộ lưu trữ trong thời gian tới, các cơ quan của thành phố cần phải thực hiện triệt để một số vấn đề sau:

Một là, tiến hành kiểm tra, rà soát, thống kê, đánh giá lại đội ngũ cán bộ lưu trữ của các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp lý. Công tác lưu trữ có vị trí quan trọng không kém bất cứ một lĩnh vực nào của nhà nước. Vì vậy, thành phố cần nghiên cứu, xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động này, đặc biệt ưu tiên cho những người có trình độ cao, được đào tạo đúng chuyên môn để đảm nhận những công việc quan trọng liên quan đến ngành nghề. Trung tâm Lưu trữ thành phố cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ viên chức lưu trữ, đảm bảo việc tuyển dụng, sắp xếp bố trí đúng người đúng việc, đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn.

Hai là, về lâu dài, Sở Nội vụ thành phố Đà Nẵng cần tham mưu giúp UBND thành phố xây dựng đề án đào tạo cán bộ lưu trữ cho địa phương. Việc đào tạo cán bộ lưu trữ cần phải được thực hiện trong một thời gian dài, đảm bảo cho người học lĩnh hội được kiến thức và thành thạo kỹ năng thực hành. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để cập nhật thông tin, kiến thức mới; tổ chức các lớp tập huấn cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tổ chức khoa học tài liệu tại Lưu trữ lịch sử thành phố Đà Nẵng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)