Một số nhận xét, đánh giá về tình hình thu thập bổ sung tài liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tổ chức khoa học tài liệu tại Lưu trữ lịch sử thành phố Đà Nẵng (Trang 66)

và tổ chức khoa học tài liệu tại Trung tâm Lƣu trữ thành phố Đà Nẵng

2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc

Có thể nói, sau 15 năm kể từ ngày trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, công tác lưu trữ của thành phố Đà Nẵng cũng có được những bước phát triển đáng khích lệ như sau:

Thứ nhất, được sự tham mưu của các cơ quan, tổ chức, UBND thành phố đã ban hành được một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác lưu trữ tại địa phương. Trong đó có những văn bản quan trọng liên quan đến các hoạt động thu thập bổ sung, xác định giá trị tài liệu. Đây chính là cơ sở pháp lý để các cơ quan tổ chức và Trung tâm Lưu trữ thành phố thực hiện các hoạt động lưu trữ. Đồng thời bước đầu khẳng định sự quan tâm của chính quyền thành phố đối với công tác lưu trữ tại địa phương.

Thứ hai, về công tác cán bộ, thành phố đã và đang chú trọng bố trí cán bộ làm lưu trữ được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Trong những năm qua, UBND thành phố đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, quận huyện kiểm tra, rà soát lại đội ngũ cán bộ lưu trữ của thành phố, duy trì việc tổ chức các khóa học tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề.

Thứ ba, công tác thu thập bổ sung tài liệu bước đầu đã được quan tâm, nhiều tài liệu có giá trị của các cơ quan, tổ chức đã được thu thập vào Trung tâm Lưu trữ thành phố. Trong đó phải kể đến tài liệu của một số cơ quan, tổ chức thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, giai đoạn trước năm 1997, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an toàn và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức khoa học tài liệu.

Thứ tư, đối với việc thực hiện các nghiệp vụ tổ chức khoa học tài liệu. Công tác phân loại bước đầu đã thực hiện được việc phân phông lưu trữ, hầu hết các phông được biên soạn Lịch sử đơn vị hình thành phông và Lịch sử phông; lựa chọn và xây dựng được phương án phân loại; tài liệu bước đầu đã được phân loại thành các nhóm cơ bản đến nhóm lớn đến nhóm nhỏ đến nhóm nhỏ hơn và nhóm nhỏ nhất tương đương với hồ sơ/đơn vị bảo quản.

Tài liệu trong mỗi hồ sơ cũng được sắp xếp theo các phương pháp nhất định và được sắp xếp vào cặp, hộp, giá tủ.

Công tác xác định giá trị tài liệu đã được quan tâm, nhiều loại tài liệu đã được quy định cụ thể về thời hạn bảo quản; tài liệu hết giá trị được tổ chức tiêu hủy đúng quy định; hội đồng xác định giá trị tài liệu được thành lập để giúp Giám đốc Trung tâm xem xét lựa chọn và loại hủy tài liệu.

Công cụ tra cứu đã được xây dựng để phục vụ công tác thống kê, quản lý và tra tìm tài liệu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp tổ chức khoa học tài liệu tại Lưu trữ lịch sử thành phố Đà Nẵng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)