Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) đến năm 2017 (Trang 37)

Môi trường bên trong của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố bên trong của hệ thống doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải phân tích cặn kẽ các yếu tố nội bộ nhằm xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp để đạt được các lợi thế tối đa [20].

30

Lợi nhuận

Michel Porter cho rằng, “Mỗi công ty là một tập hợp các hoạt động để thực hiện nhằm thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm”. Mỗi hoạt động đều làm tăng giá trị sản phẩm. “Chuỗi giá trị” được phân chia thành các hoạt động chính và những hoạt động hỗ trợ. Những hoạt động chính là: Hậu cần nội bộ, sản xuất, hậu cần bên ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ sau bán hàng. Những hoạt động hỗ trợ là: Chức năng quản lý vật tư, chức năng nghiên cứu và phát triển, chức năng quản lý nhân lực, cơ sở hạ tầng của DN. Việc phân chia các hoạt động trong chuỗi giá trị tạo điều kiện kiểm tra chi phí và kết quả thực hiện trong từng hoạt động. Tạo điều kiện cho việc tìm cách cải tiến từng hoạt động cũng như việc phối hợp giữa chúng, tương ứng với chiến lược nhằm tạo ra giá trị của từng sản phẩm cụ thể cũng như của cả DN. Đồng thời, qua thông tin tình báo thu thập được về các đối thủ cạnh tranh, ước tính chi phí, kết quả của họ để có căn cứ so sánh với DN mình, tìm cách tạo ra giá trị vượt trội hơn đối thủ [10,18, 20].

Để phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp thì sử dụng lý thuyết Value chain (chuỗi giá trị), được thể hiện qua Sơ đồ 1.5 dưới đây.

Hoạt động hỗ trợ

Cơ sở hạ tầng (cấu trúc, lãnh đạo) Quản lý nguồn nhân lực Nghiên cứu và phát triển

Quản lý vật tư Hoạt động chính Tài chính Sản xuất, Chế tạo Hậu cần bên ngoài (xuất đi) Bán hàng, Marketing Dịch vụ hậu mãi

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ chuỗi giá trị (Value chain)

(Nguồn: M. Porter, Lợi thế cạnh tranh)

Để nhà quản trị nhận thức tốt hơn về hoàn cảnh nội tại nhờ phân tích các yếu tố chủ yếu sau:

31

1.2.3.1. Yếu tố nguồn nhân sự

Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích môi trường, lựa chọn thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Do đó nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp.

1.2.3.2. Yếu tố nghiên cứu phát triển

Một doanh nghiệp giữ vững vị trí đi đầu trong ngành hay tụt hậu so với các

doanh nghiệp khác trong các lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm… là do chất lượng của các nỗ lực nghiên cứu và triển khai quyết định. Trình độ, kinh nghiệm, năng lực khoa học và việc theo dõi thường xuyên các điều kiện môi trường ngoại lai là cơ sở cho công tác nghiên cứu phát triển tốt.

1.2.3.3. Yếu tố sản xuất

Đây là một trong các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp; nó có ảnh hưởng

mạnh mẽ đến sự thành công của doanh nghiệp. Khả năng sản xuất của doanh nghiệp thường tập trung chủ yếu vào các vấn đề năng lực sản xuất như quy mô, cơ cấu, trình độ kỹ thuật sản xuất, hình thức tổ chức quá trình sản xuất,… Các nhân tố này tác động trực tiếp đến chi phí kinh doanh cũng như thời hạn sản xuất và đáp ứng cầu về sản phẩm dịch vụ. Đây là một trong các điều kiện không thể thiếu tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2.3.4. Yếu tố tài chính

Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh trong

mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Khi phân tích các yếu tố tài chính kế toán, nhà quản trị cần chú trọng những nội dung: phân tích, lập kế hoạch, khả năng huy động vốn ngắn hạn và dài hạn; tổng nguồn vốn của doanh nghiệp; tính linh hoạt của cơ cấu vốn đầu tư; khả năng tận dụng các chiến lược tài chính; khả năng kiểm soát giảm giá thành; hệ thống kế toán có hiệu quả và phục vụ cho việc lập kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính và lợi nhuận,.. Bộ phận này cung cấp cho tất cả các lĩnh vực khác các thông tin rộng rãi qua hệ thống kế toán.

32

1.2.3.5. Yếu tố Marketing

Chức năng của bộ phận này đặt trọng tâm vào việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Mục tiêu của Marketing là thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, đảm bảo được cung cấp sản phẩm ổn định với chất lượng theo yêu cầu của sản xuất và giá cả phù hợp nhằm giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận cao trong dài hạn.

1.2.3.6. Yếu tố quản lý vật tư

Kiểm soát sự lưu chuyển vật tư qua chuỗi giá trị từ cung cấp đến sản xuất và đi vào phân phối. Hiệu quả của việc lưu chuyển này có thể tạo ra giá trị. Góp phần kiểm soát chất lượng đầu vào trong quá trình chế tạo, kết quả làm tăng chất lượng đầu ra, tạo điều kiện tăng giá bán.

1.2.3.7. Yếu tố cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

Có đặc trưng hơi khác biệt với những hoạt động hỗ trợ khác. Nội dung này là khung cảnh chung của toàn DN mà trong đó xảy ra tất cả các hoạt động tạo ra giá trị. Cơ sở hạ tầng bao gồm cơ cấu tổ chức, các hệ thống kiểm soát và văn hóa của DN. Quản lý cấp cao thông qua sức mạnh lãnh đạo có thể chủ động hình thành cơ sở hạ tầng của DN và qua đó tất cả các hoạt động tạo ra giá trị khác được thực hiện.

Tóm lại, sau khi xem xét, đánh giá những mặt mạnh, yếu của các yếu tố chi phối hoạt động bên trong doanh nghiệp, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh cần tiến hành xác định các yếu tố quan trọng nhất bên trong ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai thông qua ma trận các yếu tố bên trong (IFE). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33

Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong Intemal Facor Evaluation Martrix (IFE)

(1) (2) (3) (4) (5)

Sơ đồ 1.6. Tiến trình xây dựng ma trận IFE

(Nguồn: Fred, R.D, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của DN)

Tiến hành xây dựng ma trận IFE bao gồm 5 bước:

+ Bước 1: Liệt kê các yếu tố then chốt như đã xác định trong quá trình đánh giá nội bộ. Danh mục này bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm những điểm mạnh và điểm yếu.

+ Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của công ty trong ngành. Tổng các mức độ quan trọng bằng 1,0.

+ Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 1 là cho điểm yếu lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là điểm mạnh lớn nhất.

+ Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó (= bước 2 x bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng.

+ Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.

Liệt kê yếu tố môi trường bên trong Xác định mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại các yếu tố từ 1 đến 4 Tính điểm từng yếu tố Cộng điểm các yếu tố trên danh mục

34

Bất kể ma trận IEF có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4 và thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm lớn hơn 2,5 cho thấy công ty mạnh về nội bộ, nhỏ hơn 2,5 cho thấy công ty yếu.

Các nội dung này được thể hiện trong bảng 1.3 dưới đây và các kết quả thu được sẽ là cơ sở cho việc lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp.

Bảng 1.3: Ma trận các yếu tố bên trong của doanh nghiệp (IFE) TT Các yếu tố bên trong doanh

nghiệp

Mức độ

quan trọng Phân loại

Số điểm quan trọng 1 2 3 ... Tổng

(Nguồn: Fred, R.D, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của DN)

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) đến năm 2017 (Trang 37)