Trách nhiệm an dân của nhà cầm quyền trong tư tưởng Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân (Trang 70)

ĐỐI VỚI NƢỚC TA HIỆN NAY

2.2.3.Trách nhiệm an dân của nhà cầm quyền trong tư tưởng Nguyễn Trã

Là ngƣời con của đất Việt, sống trong thời kì lịch sử mà đất nƣớc thƣờng xuyên có họa hoạn, thiên tai, chiến tranh, Nguyễn Trãi – cũng nhƣ bao ngƣời dân Việt khác khát khao sống cuộc sống yên bình hơn bất cứ điều gì. Thời thuộc Minh, ông đƣợc tận mắt chứng kiến sự tàn ác của chiến tranh, cùng sống trong nỗi lo sợ trƣớc sự chết chóc, Nguyễn Trãi đã lấy an nguy của nhân dân làm mục đích sống cho bản thân mình. Ông đã tố cáo tội ác làm cùng khốn của quân xâm lƣợc:

“Giặc Minh thừa dịp làm hại dân ta

Bại nghĩa, thƣơng nhân trời đất tƣởng chừng muốn diệt” [37 (Bình Ngô đại cáo); 77]

Thời ấy, có không ít ngƣời dân Việt cũng ấp ủ khát khao ấy, tuy nhiên Nguyễn Trãi là một trong số ít ngƣời có thể biến lí tƣởng thành sự nghiệp và phát triển thành lí luận. Ông tự nguyện từ bỏ danh lợi cá nhân, từ chối làm quan cho quân Minh, đi theo cuộc khởi nghĩa đấu tranh giải phóng dân tộc, lựa chọn cho mình thứ vũ khí sắc nhọn nhất, đó là sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và truyền thống dân tộc, đề ra chiến lƣợc, sách lƣợc cứu dân, cứu nƣớc. Những giá trị tinh thần ấy đã thể hiện sức mạnh dẫn đƣờng qua nhiều thời kì lịch sử, đặc biệt thể hiện rõ nét trong thời kì kháng Minh và thời kì xây dựng thống nhất nƣớc ta dƣới triều Lê Sơ.

Lý tƣởng cuộc sống của Nguyễn Trãi, trƣớc hết là giải phóng đất nƣớc, đem lại hòa bình, ổn định cho dân, xây dựng đất nƣớc thái bình, no ấm giống nhƣ xã hội thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Ông tâm sự:

“Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn. Dƣờng ấy ta đà phỉ thửa nguyền”

[37 (Tự thán IV); 420]

Xã hội Nghiêu, Thuấn đƣợc xem là thời kỳ hoàng kim trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nhà Nho lấy xã hội Nghiêu, Thuấn nhƣ là chuẩn giá trị để hƣớng đến, là mô hình xã hội lý tƣởng và là mức độ thịnh trị đáng mong ƣớc trong những xã hội sau này. Nguyễn Trãi là một nhà Nho chân chính, ông cũng ấp ủ khát vọng xây dựng đất nƣớc với phƣơng pháp quản lý xã hội tràn đầy đạo nhân giống nhƣ xã hội Nghiêu Thuấn. Tuy nhiên giá trị nổi trội trong xã hội Nghiêu Thuấn mà Nguyễn Trãi đề cao không ở chỗ là trật tự tuyệt đối của tôn ti phép tắc, mà đó còn là lối sống an nhiên tự tại, hòa hợp với môi trƣờng tự nhiên. Đó là sức mạnh lan tỏa của tình cảm con ngƣời thể hiện ra bằng các giá trị đạo đức cao cả. Trong thơ văn Nguyễn Trãi sử dụng những điển phạm về thời Nghiêu Thuấn hoàn toàn không phải là thứ quá khứ vì quá khứ, mà là một thứ quá khứ vì hiện tại và tƣơng lai. Bởi vậy, tƣ tƣởng Nguyễn Trãi không thể hiện một lát cắt lịch sử, nó có ý nghĩa mang tầm vóc lớn lao, đó là xác định triết lý phát triển của đất nƣớc trên khía cạnh đạo đức - chính trị - xã hội, trong đó đạo đức là yếu tố quan trọng, có khả năng chi phối yếu tố khác. Có thể hiểu sự coi trọng đạo đức tự nhiên chân thật của Nguyễn Trãi là một hiện tƣợng nằm trong dòng tƣ duy Việt Nam. Trƣớc đó trong lịch sử thậm chí có đại biểu chịu ảnh hƣởng Phật giáo nhƣng cũng mang đậm tinh thần nhập thế của Nho giáo, hơn thế còn nhìn nhận “Đạo” mang tính siêu việt trong tƣ duy, lịch sử, là động lực quyết định sự vận hành của thế giới lịch sử

hiện thực nhƣ Tuệ Trung Thƣợng sĩ, Trần Nhân Tông, Huyền Quang. Với Nguyễn Trãi, tuy quan niệm của ông chịu ảnh hƣởng Nho giáo, sử dụng nhiều khái niệm Nho giáo, quan niệm của ông về đạo đức’tinh thần” khái niệm ấy, có sự gắn kết chặt chẽ Nho – Phật – Đạo. Ông cho rằng ngƣời cầm quyền nhận thức và hành động theo các chuẩn đạo đức chính là cơ sở không thể thiếu của một xã hội thái bình, không những là phƣơng pháp để xây dựng xã hội lý tƣởng mà nó còn là bản chất tự nhiên thuộc về xã hội ấy. Và ở các vị trí khác nhau, con ngƣời thực hiện những hành vi khác nhau để đảm bảo quy tắc đạo đức, đảm bảo sự thống nhất hài hòa của quốc gia. Do đó, trên cƣơng vị là vua và ngƣời cầm quyền - những ngƣời giúp vua phải “ái dân”, “thân dân” để thực hiện thiên mệnh “ƣa sống”, “ghét loạn”, trƣớc hết phải có trách nhiệm an dân.

Nguyễn Trãi dốc sức cùng Lê Lợi và nghĩa quân giải phóng dân khỏi họa bị treo ngƣợc. Ông mong muốn xây dựng một đất nƣớc có vua tài đức, hết lòng chăm lo cho nhân dân, sống gần gũi và thƣơng yêu nhân dân nhƣ những đứa con của mình. Trong xã hội ấy, mọi ngƣời dân đƣợc sống no đủ, sung sƣớng, thuận hòa, không có ai đói khát, oan ức sầu thảm. Giữa con ngƣời với con ngƣời luôn gắn bó san sẻ buồn vui và khó khăn cho nhau, không còn hiện tƣợng trộm cắp, giành giật. Những ngƣời già yếu, bệnh tật và cô độc đƣợc quan tâm chăm sóc. Trong gia đình luôn yên vui, cha mẹ nhân từ, con cái hiếu thảo. Cái tôi cá nhân của con ngƣời đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng. Khi ấy, giá trị cộng đồng trội hơn hết, nó là động cơ và mục đích hƣớng đến của mọi hành vi. Điều đó thể hiện rõ rệt nhất ở đời Trần, việc các ông vua không vì công lao, địa vị, quyền lực và của cải của riêng mình hoặc dòng họ mình mà sẵn sàng nhƣờng lại ngôi báu cho ngƣời giỏi để lập thế, yên ổn cho đất nƣớc. Nếu nhƣ Nho giáo phân chia một cách tuyệt đối và biệt lập các hạng ngƣời trong xã hội nhằm mục đích gìn giữ

tôn ti trật tự ấy phục vụ giai cấp phong kiến thống trị thì Nguyễn Trãi đƣợc chứng kiến những thời kì hào hùng của dân tộc và thấy đƣợc khối thống nhất của nhiều tầng lớp ngƣời. Cách tƣ duy này khiến gợi nhớ đến nguyên lý về mối liên hệ giữa hai mặt đối lập. Trong tƣ duy, Nguyễn Trãi đã nhận thức đƣợc sự khác biệt trong thể gắn bó khăng khít thống nhất không thể tách rời của nhà cầm quyền và dân, còn Nho giáo từ sau Tiên Tần dƣờng nhƣ chỉ nhận thấy sự đối lập một cách tuyệt đối. Nguyễn Trãi tìm thấy vị trí và vai trò riêng của từng lớp ngƣời ấy, để bổ sung và tƣơng trợ lẫn nhau tất cả vì mục đích chung là làm cho đất nƣớc giàu mạnh, toàn thể nhân dân và dân tộc đƣợc sống ấm no, hạnh phúc. Những giáo lí mà Nho giáo đề ra, yêu cầu ngƣời cầm quyền thực hiện cho dân, hƣớng đến việc lấy lòng dân chúng, nhằm thủ tiêu ý thức đấu tranh của nhân dân. Ở nhà Nho Nguyễn Trãi của dân tộc Việt Nam, ông nêu cao ý thức trách nhiệm của những ngƣời cầm quyền, bởi đó là những điều cần thiết và phải thực hiện cho xứng đáng với đạo lý làm ngƣời của dân tộc ta, cho xứng đáng với vị thế cùng những bổng lộc mà họ đã nhận đƣợc. Thông thƣờng, mọi ngƣời nghĩ đến hƣởng bổng lộc khi đƣợc phong quan, nhƣng khi Nguyễn Trãi đƣợc giao trọng trách làm quan cai quản lính vùng Đông Bắc niềm hồ hởi trong ông là đƣợc đem sức lực và hiểu biết của mình để phục vụ nhân dân, phục vụ giang sơn xã tắc. Đồng thời với niềm vui ấy còn là ý thức cao độ về nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Bởi làm quan đồng nghĩa với việc tự ý thức về trách nhiệm mà mình phải thực hiện cho tƣơng xứng với vị thế ấy:

“Giữ chức Đông Đài, thực việc triều đình rất trọng; Việc kiêm Tam quán, ấy điều nho giả cực vinh.

Huống ban quốc tính để rạng tông môn; Lại với công thần xếp cùng hàng liệt.

Cảm mà chảy nƣớc mắt, mừng mà sợ trong lòng.”

[37 (Chiếu về việc làm bài “Hậu tự huấn” để răn bảo thái tử); 206] Mục tiêu cao cả của ngƣời cầm quyền là phải làm mọi cách để an dân. Đó là sự thôi thúc trong nhận thức, trong cốt cách, là sự tự nguyện cống hiến tâm sức cho quê hƣơng của Nguyễn Trãi. Hoàn toàn không phải bởi ham muốn bổng lộc uy quyền, cũng không nhuốm tâm tƣ lợi ích cá nhân.

Khi đất nƣớc rơi vào cảnh loạn lạc, lý tƣởng sống về một xã hội thái bình thời Nghiêu Thuấn càng trở nên mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Ông viết:

“Nuôi con mới biết lòng cha mẹ; Thấy loạn thì hay đời Thuấn, Nghiêu” [37 (Bảo kính cảnh giới VIII); 441]

Ƣớc mong đuổi giặc Minh, dành đƣợc hòa bình hƣớng đến một xã hội yên vui, Nguyễn Trãi đặt ra những yêu cầu thiết thực đối với một đấng quân vƣơng và những ngƣời làm quan coi dân. Bởi ông hiểu đƣợc sự cần thiết phải cống hiến tài và đức của những ngƣời trị vì đất nƣớc để đem lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho nhân dân. Xã hội cần có một đấng quân vƣơng trọn đạo, vẹn tài, bảo đảm đƣợc nền an nƣớc cho dân yên ổn làm ăn, lấy lòng trời và lòng ngƣời là cội nguồn của mọi việc làm và hành động. Ông đã khuyên vua Lê Thái Tông: “Kính mong bệ hạ rủ lòng yêu thƣơng và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu” [38; 428]. Ông thay vua Lê Thái Tổ để khuyên con trai là vua Lê Thái Tông không chỉ lấy coi quan trị dân là nhiệm vụ đƣợc giao phó mà nó còn trở thành nỗi niềm trăn trở sâu trong tiềm thức của mình: “Thờ trời đất phải nghĩ hết thành, thờ tôn miếu phải nghĩ hết hiếu. Cùng anh em phải thân mến, đối tôn tộc phải thuận hòa. Cả đến coi trăm quan, trị muôn dân, không việc gì là

không lo hết đạo. Chớ biến đổi thành pháp của tiên vƣơng; Đừng lãng quên cách ngôn của tiền triết. Chớ gần thanh sắc và ham của tiền; Chớ ham chơi săn và thích dâm dật; Chớ nghe sàm nịnh mà bỏ lời trung thực; Chớ đừng tân tiến mà bỏ kẻ cựu thần” [37 (Chiếu giáng Tƣ tề làm quận vƣơng, đặt con thứ là Nguyên Long nối nghiệp); 201]. Điều này tƣởng chừng đơn giản và dễ thực hiện, nhƣng trong bất cứ thời khắc hay hành động nào cũng phải lấy đó làm nguyên tắc bất di bất dịch, liệu trong xa hoa uy quyền, đôi lúc quân vƣơng có quên đi điều đó? Do vậy, một đấng quân vƣơng - chỉ có thể thực hiện thiên mệnh khi thực lòng yêu thƣơng dân, bất chấp hiểm nguy để bảo vệ an nguy của đất nƣớc. Ông viết: “Ở cảnh yên vui, nghĩ đến việc gian nan từ ngày trƣớc; Hƣởng điều sung sƣớng, nghĩ đến công tích lũy của tổ tông. Phải cẩn thận lúc trƣớc để tính lúc sau; Phải làm nên việc lớn từ ở việc nhỏ. Phải hiểu chí trƣớc mới giữ đƣợc nghiệp trƣớc; Phải thuận lòng trời mới hợp đƣợc lòng ngƣời. Theo thời thế mà thuận vi cơ; Đừng thờ ơ cũng đừng bỏ việc” [37 (Chiếu giáng Tƣ tề làm quận vƣơng, đặt con thứ là Nguyên Long nối nghiệp); 201].

Đối với các quan lại và tƣớng lĩnh không chỉ trong triều đình mà ở các địa phƣơng, Nguyễn Trãi yêu cầu phải rèn đức luyện tài là điều để cho triều chính đƣợc vững bền, dân khỏi bị họa loạn lạc. Trong đó, phẩm chất trung là một trong những phẩm chất đƣợc ông xem trọng hơn cả ở bề tôi. Nội hàm khái niệm “Trung” ở Nguyễn Trãi có sự khác biệt so với khái niệm nguồn gốc của nó – khái niệm “Trung” của Nho giáo. Với Nho giáo, “Trung” là hoàn toàn quy phục trƣớc một ngƣời hay một dòng họ nhất định, là lòng trung thành không bao giờ thay đổi dù cho ngƣời đó làm điều phải hay sai trái. Kể cả ngƣời đó lúc sa cơ lỡ vận, hay khi bị cả xã hội lên án. “Trung” ở Nho giáo gắn liền với báo đáp để trả ơn ngƣời đã cứu giúp và cƣu mang mình, nó là khái niệm thiên về cảm tính cá nhân hơn. Với Nguyễn Trãi, “Trung” là phẩm

chất gắn liền với nhân, song hành với nhân. Trung là hết lòng thành tâm trí với vua, đồng thời với Tổ Quốc và nhân dân. Trung không phải là quy phục trƣớc một ngƣời hay một dòng họ mà là hƣớng theo lẽ phải, theo đạo trời “ƣa sống”, “ghét loạn”. Chính vì lẽ đó, mặc dù trải qua ba triều đại nối tiếp nhau, ông không khăng khăng bảo vệ cái bảo thủ đã bộc lộ ở triều Trần hay nhà Hồ, ông sẵn sàng đứng lên đấu tranh với cái cũ kĩ đã thể hiện tính chất mục ruỗng của nó, hƣớng đến xây dựng xã hội nhân văn và cao cả hơn, hợp quy luật vận động của xã hội. Điều đó thể hiện, khái niệm “Trung” của Nguyễn Trãi đã mang tầm vóc lí luận lớn lao, là một giá trị mang tính chất yêu nƣớc, yêu dân, không còn bó hẹp trong ý nghĩa là phƣơng thức đền đáp công ơn của bất cứ một cá nhân nào, nó là sự thôi thúc bên trong của ý thức con ngƣời.

Không chỉ kế thừa một cách có chọn lọc quan điểm trung của Nho giáo. Nguyễn Trãi còn tiếp thu và phát triển các khái niệm: nhân, trí, dũng theo giá trị truyền thống của dân tộc ta. Lòng nhân ở Nguyễn Trãi vƣợt qua những căm ghét, hận thù đối với tội ác của quân xâm lƣợc. Nó trở thành sức mạnh cảm hóa cái ác, đi đến tận cùng của an vui. Giặc Minh kéo quân sang hòng xâm lƣợc nƣớc ta, gây nên tội ác trời đất phải phẫn nộ. Nguyễn Trãi viết:

“Thui dân đen trên lò bạo ngƣợc, Hãm con đỏ dƣới hố tai ƣơng.

Dối trời lừa ngƣời, kế gian đủ muôn nghìn khóe. Cậy binh gây hấn, ác chứa gần hai chục năm.

Bại nghĩa thƣơng nhân, trời đất tƣởng chừng muốn dứt;” [37 (Bình Ngô đại cáo); 77]

Sau những tháng ngày nếm mật nằm gai, nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng vẻ vang, đuổi quân xâm lƣợc ra khỏi bờ cõi. Thiết nghĩ, nỗi uất ức, căm thù giặc chất chứa của quân dân ta sẽ khiến quân xâm lƣợc không còn đƣờng thoát thân. Tuy nhiên, lòng nhân - đồng thời là lòng yêu thƣơng nhân dân, dân tộc, mở rộng hơn là yêu thƣơng đồng loại – của Nguyễn Trãi và dân tộc ta đã làm nên sự khoan dung cao cả với giặc Minh. Dân tộc ta không những mở đƣờng thoát cho giặc mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho chúng về nƣớc. Nguyễn Trãi viết:

“Tƣớng giặc bị cầm, nó vẫy đuôi cầu sống,

Thần vũ không giết, ta thể lòng trời để tỏ hiếu sinh.

Tham chính Phƣơng Chính, nội quan Mã Kỳ đƣợc cấp năm trăm chiếc thuyền đã vƣợt biển về mà còn hồn kinh phách lạc.

Tổng binh Vƣơng Thông, than chính Mã Anh, đƣợc cấp mấy ngàn ngựa, đã về nƣớc mà còn ngực đập chân run.

Chúng đã sợ chết tham sống mà thực muốn cầu hòa, Ta lấy toàn quân làm cốt mà cho dân đƣợc nghỉ.” [37 (Bình Ngô đại cáo); 81] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy, Nguyễn Trãi đặc biệt xem trọng trách nhiệm nặng nề của nhà cầm quyền, những ngƣời nắm giữ quyền binh trong tay không chỉ trƣớc mắt mà phải nhìn xa trông rộng mà dân đƣợc an. Nguyễn Trãi viết thƣ cho giặc:

“Tôi nghe: Thiên hạ đƣợc yên hay phải nguy, sinh dân bị họa hay hƣởng phúc, thực do việc ở binh, mà giữ quyền lấy hay bỏ, cho hay cƣớp lấy, lại quan hệ ở ngƣời làm tƣớng.”

[37 (Đầu mục nƣớc An Nam là Lê Lợi: Thƣ gửi quan Tổng binh Vƣơng đại nhân cùng 2 vị Thái giám Sơn và Mã soi xét); 183]

Vì vậy, Nguyễn Trãi yêu cầu quan lại tƣớng lĩnh không chỉ trung với vua, nhân dân, dân tộc. Không chỉ nhân với dân, với kẻ đã quy hàng. Mà còn cần trí và dũng. Có trí mới có thể nhận biết đúng sai, mới tùy thời thế mà xây dựng xã hội vì lý tƣởng an dân. Có dũng thì mới dám đấu tranh không quản hy sinh gian khổ để thực hiện khát vọng cao cả cho nhân dân, dân tộc. Trí và dũng là hai thứ gắn liền với nhau, không phải tất cả mọi sự hy sinh đánh đổi vì vua đều là anh hùng, có những hy sinh khiến cả dân tộc biết ơn và thƣơng cảm đến muôn đời, nhƣng cũng có những hy sinh chỉ vì một mƣu đồ hẹp hòi

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân (Trang 70)