Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc và vai trò của dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân (Trang 39)

ĐỐI VỚI NƢỚC TA HIỆN NAY

2.1Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc và vai trò của dân

* Tư tưởng Nguyễn Trãi về quốc gia dân tộc

Khác với cách tiếp cận phƣơng Tây, nằm trong dòng chảy tƣ duy phƣơng Đông, Nguyễn Trãi không luận bàn nhiều về khía cạnh con ngƣời với tƣ cách là sản phẩm phát triển cao của giới tự nhiên mà ông chủ yếu xem xét con ngƣời với tƣ cách con ngƣời xã hội, cá nhân con ngƣời luôn luôn nằm trong mối quan hệ chỉnh thể hữu cơ Thiên – Địa – Nhân hợp nhất trên lập trƣờng dân tộc để kế thừa chọn lọc Tam giáo, trong đó chủ đạo là học thuyết chính trị - xã hội của Nho gia. Chủ thể - con ngƣời trong tƣ tƣởng của ông là cộng đồng ngƣời tộc Việt chịu sự ràng buộc bởi các giá trị đạo đức, giá trị nhân luân. Sauk hi nỗ lực để giải phóng đất nƣớc, ông tận tụy để thực hiện xã hội lý tƣởng vua sáng tội hiền. Sống trong chế độ xã hội phong kiến, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nƣớc quan liêu tập trung có vua quan và dân thƣờng, Nguyễn Trãi chú trọng luận giải về mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và ngƣời dân. Hệ tƣ tƣởng Nho giáo đã ảnh hƣởng sâu sắc đến những nhà trí thức Việt Nam lúc bấy giờ, trong đó có Nguyễn Trãi. Nho giáo thâm nhập vào suy nghĩ, lối tƣ duy của Nguyễn Trãi, thậm chí nó có mặt trong những thói quen sinh hoạt thƣờng ngày của ông. Tuy nhiên, sự hiện diện của Nho giáo trong con ngƣời Nguyễn Trãi đƣợc thay đổi hết sức mới mẻ, những phạm trù cơ bản của Nho giáo đƣợc sử dụng nhƣng nội hàm ý nghĩa của nó lại trở nên phong phú và linh hoạt hơn rất nhiều, có những phạm trù đƣợc hiểu theo cách khác. Tiếp thu khái niệm, phạm trù Nho giáo, ông tập trung phân tích mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và dân, nhƣng bổ sung nội hàm khá mới mẻ, thậm chí có

những luận điểm đối lập Nho giáo. Xuất phát từ quan điểm khác nhau về nội hàm của hai khái niệm dân và nhà cầm quyền, Nho giáo hƣớng đến việc đẩy cao yêu cầu phẩm chất nhân trừu tƣợng của ngƣời quân tử. Từ đời Hán trở về sau chú trọng trách nhiệm mà ngƣời dân cần phải thực hiện “vâng”, “phục” đối với vua và quan lại. Còn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi hƣớng đến điều ngƣợc lại, ông chú ý đề cập nhiều đến trách nhiệm của vua quan đối với dân:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trƣớc lo trừ bạo” [37 (Bình Ngô đại cáo); 77]

Nguyễn Trãi cho rằng bản chất đạo đức, nhân văn của việc nhân đó chính là phải “an dân”. Tức là bảo vệ, che chở cho dân đƣợc yên ổn, thái bình, không bị tổn thƣơng vì bạo ngƣợc, đói rét. Bản chất ấy là cái gốc cốt lõi gắn kết con ngƣời với con ngƣời, tất nhiên nó cũng gắn kết vua quan, tƣớng lĩnh và toàn thể nhân dân lại thành một khối “Dẹp loạn dùng võ, thái bình dùng văn” [38; 428]. Chính vì coi trọng thống nhất lợi ích toàn dân nên Nguyễn Trãi luôn khơi dậy tinh thần trách nhiệm trong mọi hoạt động của vua, quan. Ông nhiều lần khẳng định, vấn đề nhận thức trách nhiệm an dân và thực hiện trách nhiệm an dân là biểu hiện bản chất nhất của phẩm chất đạo đức ngƣời cầm quyền. Vua quan trị dân là trị theo nhân đạo, không lạm quyền tùy ý, chỉ trị theo tôn pháp. Ông khẳng định: “Cả đến coi trăm quan, trị muôn dân, không việc gì là không lo hết đạo. Chớ biến đổi thành pháp của tiên vƣơng; đừng lãng quên cách ngôn của tiền triết” [37 (Chiếu cầu hiền tài); 201]. Bảo đảm quản lý xã hội “an dân” luôn là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu trong lịch sử các dân tộc, đặc biệt ở một nƣớc thƣờng xuyên xảy ra thiên tai địch họa nhƣ Việt Nam, nhu cầu về một phƣơng thức cai trị và quản lý xã hội thích hợp trở nên cần thiết hơn lúc nào hết. Nguyễn Trãi nhấn mạnh việc trị nƣớc

bằng nêu gƣơng đạo đức của ngƣời cầm quyền và tự mình suốt đời thực hiện thi hành hợp nhất “tri và hành”.

Nhƣ vậy, tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi về vấn đề trách nhiệm xã hội của vua quan có điểm xuất phát từ yêu cầu của quốc gia dân tộc và những yếu tố đặc trƣng của quốc gia dân tộc thể hiện cái nhìn vừa sâu sắc vừa mang tính lịch sử cụ thể trong tƣ duy của ông. Có thể thấy, Trung Quốc thời xƣa không có tên nƣớc, mà thƣờng gọi nƣớc theo tên triều đại thống trị, nƣớc mạnh hay yếu phụ thuộc vào triều đại mạnh hay yếu. Điều đó thể hiện rõ nét chế độ triều đại vua quan dòng tộc ở Trung Quốc, khi đó triều đại của một ông vua là chủ thể duy nhất của đất nƣớc. Giang sơn xã tắc là của vua và quan lại, do đó mọi hoạt động của đất nƣớc đều nhìn nhận theo khía cạnh lợi ích của triều đình, tuyệt đối hóa vai trò vị trí và sự tồn tại của triều đình. Học thuyết Nho giáo khá đồ sộ, nhƣng khi luận giải về vấn đề chính trị - xã hội không hề có khái niệm dân tộc, chỉ có khái niệm xã tắc thƣờng đƣợc sử dụng khi nêu ra những quy phạm, nguyên tắc, chuẩn mực luân lý cho nhân dân. Ở phạm trù chính danh, Nho giáo luôn phân định tách biệt giữa hai lực lƣợng nhà cầm quyền và ngƣời dân, sự tách biệt ấy là sự tách biệt mang tính kỳ thị sang hèn, quý tiện, là sự đối lập và trái ngƣợc hoàn toàn. Đối với Nguyễn Trãi, tuy ông là nhà chân nho, song ông là nhà nho của dân tộc Việt Nam, của thời kì lịch sử cụ thể. Thay vì đặt triều đại làm trung tâm của mọi vấn đề, Nguyễn Trãi đã thấy đƣợc yếu tố vƣợt lên trên thiêng liêng và cao cả hơn, đó chính là dân tộc. Dân tộc không chỉ là lãnh thổ bất khả xâm phạm của một triều đại duy nhất, mà đó là kết quả của một quá trình lịch sử với sự vận động biến đổi không ngừng nhƣng thống nhất ở năm yếu tố: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, chính quyền và nhân dân. Trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã khái quát nền văn hóa độc lập của dân tộc Việt Nam với đầy đủ những yếu tố của một dân tộc thống nhất:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân cứu nƣớc trƣớc cần trừ bạo. Xét nhƣ nƣớc Đại Việt ta,

Thật là một nƣớc văn hiến. Bờ cõi sông núi đã riêng,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nƣớc,

Cùng Hán, Đƣờng, Tống, Nguyên đều chủ một phƣơng. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,

Mà hào kiệt không bao giờ thiếu.” [37 (Bình Ngô đại cáo); 77]

Có thể nhận thấy, với Nguyễn Trãi, yếu tố nhân dân là yếu tố trung tâm và là căn cốt trong những yếu tố đặc trƣng cấu thành nên quốc gia dân tộc. Chính vì lẽ đó, nhà cầm quyền phải quán xuyến đƣờng lối cai trị nhân nghĩa tạo điều kiện phát huy tối đa bản sắc và năng lực của nhân dân.

Trong học thuyết Nho giáo, tính đẳng cấp thể hiện hết sức đậm nét, nhƣng ở nhà nho Nguyễn Trãi, tính cộng đồng dân tộc đƣợc thay thế và đề cao. Xã tắc không còn là của riêng những ngƣời cai trị, mà ở đó chứa đựng văn hiến, phong tục, tập tục của cộng đồng ngƣời, đƣợc hình thành trên cơ sở thói quen sinh hoạt và đặc trƣng tâm lý của nhân dân. Đến Nguyễn Trãi, tƣ tƣởng về vấn đề quốc gia dân tộc hiện lên nhƣ một khối thống nhất, là một chỉnh thể bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Tƣ duy chỉnh thể về khối quốc gia dân tộc của Nguyễn Trãi là điểm xuất phát và là sợi chỉ đỏ, là nền tảng gắn lợi ích của cộng đồng lại với nhau, gắn vua, quan lại, binh sĩ, tƣớng lĩnh

và ngƣời dân cày thành một khối chung. Nhƣng, không phải vì thế mà ông đánh đồng mọi tầng lớp ngƣời trong xã hội, trái lại, ông hiểu rõ vị trí và vai trò của từng lớp ngƣời ấy, trong những hoàn cảnh cụ thể của thời chiến hay thời bình. Tính cộng đồng dân tộc là giá trị to lớn chi phối phƣơng thức tƣ duy chỉnh thể của Nguyễn Trãi trong suốt quá trình cứu nƣớc cứu dân của ông. Tuy kế thừa tƣ tƣởng của Nho gia, song Nguyễn Trãi tin vào sứ mệnh của vua – dẫn dắt con đỏ dân đen khỏi hố sâu tai ngƣợc, coi vua là ngƣời đƣợc trời trao thiên mệnh, thay trời hành đạo trị nƣớc, cứu dân, nuôi dân. Bên cạnh vua còn có các quan lại, cận thần là ngƣời giúp việc cho vua thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Tuy nhiên, ông có cách nhìn mới mẻ về vai trò, vị trí của một ông vua, vua phải là ngƣời có công giải phóng nhân dân, đồng cam cộng khổ với dân, là ngƣời khiến cho dân nể phục. Đó là sự thống nhất giữa danh và phận, chỉ khi làm tròn bổn phận chăm dân thì mới trở thành một ông vua, nếu thiếu một trong hai yếu tố này thì không đƣợc coi là vua nữa. Khi bình luận về Hồ Công, Nguyễn Trãi viết: “Sau khi dẹp yên giặc, bầy tôi dâng sớ ra sức can, cho rằng Hồ Ông không có công gì với dân, sao có thể ngồi trên mọi ngƣời. Nên sớm trừ đi.” [37 (Lam Sơn thực lục); 39].

Nguyễn Trãi coi tinh thần chăm dân xuất phát từ tâm đức của vua, vì vậy, ông mong chờ một ông vua sáng ngoài tài giỏi còn rất cần đức độ. Đạo của vua thể hiện trong hoạt động, hành vi mà nhà vua làm bảo vệ và xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân. Bất cứ hoạt động nào của triều đình cũng đều vì dân, vua là ngƣời ở trên, phải là ngƣời có công với dân và đƣợc dân nể phục. Nhƣ vậy, phẩm chất quan trọng của vua đƣợc nhìn nhận theo khía cạnh đạo đức, nhƣng đồng thời cũng là năng lực tài giỏi, bởi có giỏi thì mới có thể xây dựng cuộc sống ấm no cho dân, có đức độ thì mới có thể khiến dân nể phục và thống nhất nƣớc nhà. Sứ mệnh của vua hết sức cao cả và gian truân, đối với trên thì thực hiện mệnh trời, đối với dƣới thì thực hiện tâm nguyện của

dân. Nguyễn Trãi viết cho tƣớng giặc: “Tôi nghe: quân của Vƣơng giả, cốt trên thuận lòng trời, dƣới hợp lòng ngƣời” [37 (Đầu mục nƣớc An Nam kính gửi các vị Tỳ tƣớng của thiên triều); 163]. Ông cũng chỉ ra ý trời, lòng dân: “Đạo trời ƣa sống, lòng ngƣời ghét loạn” [37 (Thƣ của đầu mục nƣớc An Nam kính gửi Tổng binh qan, Thái phó, kiềm quốc công xét); 170] và “ghét chết thích sống, tránh nhọc tìm nhàn là thƣờng tình ngƣời ta” [37 (Thƣ cho Tổng binh cùng quan phủ vệ Thanh Hóa); 103]. Ông đi đến khẳng định, có những ông vua vì không màng đến sự sống chết của dân, chỉ ham mê danh vị và hƣởng lạc trên nỗi cực nhọc của dân. Những ông vua ấy tất yếu sẽ bị diệt vong, bởi Nguyễn Trãi cho rằng:“Đời ngƣời muôn việc thảy do lòng trời” [37 (Ngày hạ làm chơi); 276]. Với Nguyễn Trãi, trời vừa trao thiên mệnh cho vua, vừa yêu cầu vua phải đảm bảo cho thiên mệnh ấy phải đƣợc thực hiện. Vua có một đội ngũ quan lại để giúp việc cho vua trong quá trình cai quản và trị vì đất nƣớc. Quan lại có vai trò hết sức quan trọng, bởi đó chính là cầu nối giữa triều đình với nhân dân. Đất nƣớc chỉ có thể thống nhất khi chiếc cầu nối ấy gắn kết hai bên lại với nhau, đó chính là việc phản ánh một cách chân thực và đầy đủ nhất hiện thực cuộc sống cũng nhƣ nguyện vọng của nhân dân đến vua, và thực thi nhiệm vụ mà vua giao phó. Nhận thức tầm quan trọng và vai trò của vua và tầng lớp quan lại trong khôi phục, bảo vệ, phát triển dân tộc, Nguyễn Trãi đề cao ý thức trách nhiệm của họ, ông đặt ra những yêu cầu mà vua và quan lại phải làm cho dân, tránh việc vua, quan thờ ơ với những thiên tai, địch họa, khó khăn mà nhân dân đang hàng ngày chống chọi. Trách nhiệm cao nhất của vua và quan lại là vì sự nghiệp giải phóng đất nƣớc, thống nhất nƣớc nhà, xây dựng nền thái bình và đời sống no đủ cho dân.

* Khái niệm dân và vai trò của dân trong tư tưởng Nguyễn Trãi

Khái niệm dân đƣợc sử dụng trong tất cả các học thuyết về chính trị - xã hội ở phƣơng Đông. Tuy nhiên, với mỗi học thuyết, trƣờng phái khác nhau,

nội hàm khái niệm mang những ý nghĩa khác nhau. Thậm chí, trong cùng một trƣờng phái, ở mỗi một nhà tƣ tƣởng lại có cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Đối với Nho giáo, nhìn chung khái niệm dân đƣợc đề cập với tƣ cách là đối tƣợng của sự cai trị, là đối tƣợng để ngƣời trên sai khiến, điều khiển. Nho giáo luôn quan tâm đến dân và đặc biệt là vai trò của dân vì các nhà Nho cho rằng, có xác định đƣợc đầy đủ vai trò của dân mới xác định đƣợc địa vị xã hội của họ và định ra đƣợc trách nhiệm của tầng lớp thống trị đối với họ. Dân đƣợc nhìn nhận trong quan hệ đối lập với tầng lớp trị dân. Tầng lớp trị dân là những ngƣời có đầy đủ các phẩm chất: trí, dũng, đức, là ngƣời quân tử. Dân là tầng lớp bị cai trị vô đạo, vô lễ, không có trí dũng, là ngƣời tiểu nhân. Do đó, dân xứng đáng ở địa vị bị cai trị, bị sai khiến, là đối tƣợng của giáo hóa vì họ không hiểu đƣợc cái “linh khí” của trời đất và không hiểu đạo lý. Đại biểu đầu tiên sáng lập ra trƣờng phái Nho giáo là Khổng Tử đã phân chia các hạng ngƣời khác nhau trong xã hội thành quân tử và tiểu nhân. Trong đó, quân tử là những ngƣời tài trí, luôn sống và hành động theo đạo, và có quyền chi phối lấn lƣớt dân vì “quân tử nhƣ gió, tiểu nhân nhƣ cỏ”. Ngƣời quân tử bao gồm những ngƣời nắm quyền cai trị xã hội. Tiểu nhân là những kẻ hám lợi, làm bừa, đố kị, là những ngƣời không có đạo đức. Tiểu nhân đƣợc hiểu là những ngƣời hạ dân. Dân là những ngƣời không hiểu biết đạo, hành động theo lợi lộc cá nhân, vì lợi mà bất chấp, có thể làm bừa. Tuy nhiên, Nho giáo nhìn thấy dân có vai trò hết sức quan trọng. Dân là lực lƣợng to lớn, họ trực tiếp lao động làm ra sản vật nuôi sống bản thân, gia đình và tầng lớp cai trị, Mạnh Tử gọi dân là kẻ “lao lực”, những ngƣời cai trị là kẻ “lao tâm”. Và những kẻ “lao lực” phải chịu sự sai khiến của kẻ “lao tâm” là đạo lý hiển nhiên trong trời đất. Chính vì nhận thấy vai trò to lớn của dân trong lao động nên Nho giáo cũng hƣớng đến việc coi dân là nền tảng của nền chính trị, là lực lƣợng

không thể thiếu cho phụng dƣỡng và bảo vệ triều đình, cung phụng cho vua quan.

Khái niệm “dân” của Nguyễn Trãi có nội hàm rộng rãi bao gồm tất cả cộng đồng “dân nƣớc Việt” thì không có loại trừ thành phần xã hội nào, kể cả nô lệ, nô tì. Đây là điều tƣơng đối khác so với Nho giáo. Ông cũng đánh giá cao vai trò của dân, nhìn nhận dân nhƣ là một lực lƣợng to lớn có vai trò quan trọng đối với sự hƣng thịnh hay bại vong của chế độ, đất nƣớc. Trong thâm trầm cuộc đời mình, Nguyễn Trãi đã có nhiều khoảng thời gian sống gần gũi với nhân dân, do đó hơn ai hết ông thấu hiểu những tâm tƣ nguyện vọng tha thiết của nhân dân. Ông trân trọng những đức tính quý báu và tin tƣởng vào sức mạnh “đẩy thuyền”, “lật thuyền” của dân. Dân là ngƣời lao động tạo ra của cải cho đất nƣớc, đồng thời cũng là những ngƣời lính trung kiên bất khuất chiến đấu với kẻ thù khi đất nƣớc có giặc ngoại xâm. Qua cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi thấy đƣợc sức mạnh vĩ đại của khối đoàn kết toàn dân, khiến ông càng kiên định lập trƣờng gắn dân với nƣớc, cứu nƣớc trƣớc hết

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân (Trang 39)