Tiền đề chủ quan

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân (Trang 30 - 39)

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442. Tổ tiên Nguyễn Trãi vốn quê quán ở xã Chi Ngại, huyện Phƣợng Sơn (nay là huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dƣơng) sau dời về làng Ngọc Ổi (sau đổi tên la làng Nhị Khê), huyện Thƣợng Phúc, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thƣờng Tín, Hà Nội). Ông sinh ra trong một gia tộc có sự kết hợp vừa quý tộc, vừa bình dân. Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long sau đổi tên là Nguyễn Phi Khanh– một nhà Nho thông minh và hiểu biết, nhƣng do xuất thân nghèo nên phải dạy học tại nhà quan Tƣ đồ Trần Nguyên Đán trong kinh thành Thăng Long. Mẹ ông là Trần Thị Thái – con gái quan Tƣ đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi Chiêu Minh vƣơng

Trần Quang Khải – một ngành tôn thất có thế lực của vƣơng triều nhà Trần. Gần gũi thầy đồ Nguyễn Ứng Long, bà Trần Thị Thái nảy sinh tình cảm yêu thƣơng thầy. Khi bà Trần Thị Thái có mang, thầy đồ Nguyễn Ứng Long rất lo sợ bèn bỏ trốn. Nhƣng quan Tƣ đồ Trần Nguyên Đán không hề phản đối, ông tìm Nguyễn Ứng Long về và đồng ý gả con gái cho thầy Nho nghèo tài giỏi.

Trần Nguyên Đán thuộc họ tôn thất, lại thông minh đức độ nên từ sớm đã đƣợc bổ nhậm làm quan theo quy chế tập chức, đến năm 1369 lại có công dẹp loạn Dƣơng Nhật Lễ, đƣợc phong chức Tƣ đồ phụ chính. Ông không chỉ là một vị quan tài năng, hết lòng với dân với nƣớc, mà ông còn có tấm lòng bao dung và nhân hậu. Cũng vì lẽ đó, Nguyễn Ứng Long – một thanh niên, khi đó mƣời chín tuổi, hay chữ, xuất thân từ tầng lớp nghèo khó vẫn đƣợc Trần Nguyên Dán mời về dạy con gái mình là Trần Thị Thái. Hôn nhân giữa Nguyễn Ứng Long và Trần Thị Thái đi ngƣợc lại với chế độ hôn nhân do Trần Thủ Độ lập ra cho những ngƣời trong tôn thất họ Trần – con gái trong họ tôn thất chỉ kết hôn nội tộc với ngƣời đàn ông cùng họ, chứ không đƣợc lấy ngƣời ngoài. Tuy nhiên, quan Tƣ đồ Trần Nguyên Đán – một ngƣời tinh thông Nho – Phật – Đạo không hề phản đối, ông đã cho phép cuộc hôn nhân này diễn ra mặc lời bàn tán của các vƣơng hầu và quan lại. Nguyễn Ứng Long cảm kích tấm lòng bao dung của Trần Nguyên Đán, ông dùi mài đèn sách rèn đức luyện tài. Năm 1374, vua Trần Duệ Tông mở khoa thi ở hành cung, Nguyễn Ứng Long đi thi và ông đỗ Đệ nhất giáp Đệ nhị danh tức Bảng nhãn. Mặc dù vậy, sự tài giỏi của Nguyễn Ứng Long vẫn không đƣợc Thƣợng hoàng Trần Nghệ Tông tin dùng do ông xuất thân từ tầng lớp thƣờng dân mà lại lấy con gái họ tôn thất, điều đó bị cho là phi lễ. Vì vậy, tuy Nguyễn Ứng Long đỗ cao, nhƣng trong suốt một thời gian dài đến hai mƣơi bảy năm trời, ông không làm quan cho nhà Trần.

Vì không đƣợc làm quan, Nguyễn Ứng Long phải trở về quê là làng Nhị Khê rồi mở trƣờng dạy học. Tại đây, ông có rất nhiều học trò và đƣợc mọi ngƣời mến phục. Trong khi Nguyễn Ứng Long dạy học ở Nhị Khê, Nguyễn Trãi vẫn sống với mẹ tại Thăng Long trong dinh quan Tƣ đồ Trần Nguyên Đán.

Năm 1385, đời Trần Đế Nghiễn, Hố Quý Ly tiếm quyền, Trần Nguyên Đán nhìn rõ sự suy vi của nhà Trần, đoán biết chính sự sắp có biến cố lớn, đó là sự tiếm đoạt của Hồ Quý Ly, mà không thể cứu vãn đƣợc, Trần Nguyên Đán cáo quan về hƣu tại động Thanh Hƣ trên núi Côn Sơn. Ông vẫn không nguôi nỗi ƣu thời mẫn thế, vẫn đau đáu tâm sự ƣu tƣ vì nƣớc vì dân. Khi đó, Nguyễn Trãi đã lên năm tuổi, ông cùng mẹ đi theo ông ngoại đến sống ở Côn Sơn. Nguyễn Trãi nhận sự dạy dỗ của mẹ và ông ngoại. Những truyền thống dân tộc, đạo lý làm ngƣời và truyền thống của một gia tộc anh hùng, có văn hóa cao dần dần thấm đẫm trong tâm hồn của ông. Cả niềm trăn trở với dân với nƣớc của ông ngoại cũng đƣợc truyền lại trong định hƣớng lý tƣởng của cậu bé Nguyễn Trãi. Ít lâu sau, bà Trần Thị Thái mất. Vài năm sau ông ngoại là Trần Nguyên Đán cũng qua đời.

Năm 1390, khi Nguyễn Trãi tròn mƣời tuổi, ông rời Côn Sơn quay trở về quê hƣơng sống cùng cha. Tại đây, ông hòa vào cuộc sống của những ngƣời dân nghèo khổ đang sống vất vả và đói rét, sống những ngày cơm không đủ no, áo không đủ ấm. Ông đƣợc cha ra sức rèn cặp. Nền giáo dục Nho học của cha càng nuôi lớn ý chí đấu tranh vì dân của ông. Xuất thân từ hai cội nguồn gia đình gồm hai tầng lớp khác nhau, nhận đƣợc sự giáo dục tinh hoa của cả hai tầng lớp ấy, ở Nguyễn Trãi có sự kết hợp tinh tế giữa hai nền văn hóa, cho phép Nguyễn Trãi hiểu xã hội một cách đa chiều, vừa là con mắt của một bình dân, vừa là cách nhìn của nhà tri thức quí tộc dòng dõi tôn thất. Sự kết hợp ấy tạo nên một con ngƣời mang đầy trách nhiệm vì nhân dân,

vì xã tắc. Ông không bận tâm cho bản thân mình, băn khoăn trƣớc sự mất còn nhỏ nhặt của cuộc sống riêng tƣ, mà trên hết Nguyễn Trãi đặt cuộc sống nhân dân làm lý tƣởng cao cả cho mình. Cả cuộc đời ông luôn xác định trách nhiệm của mình trƣớc vận mệnh Tổ Quốc và nhân dân:

“Quốc phú bình cƣờng chăng có chƣớc; Bằng tôi nào thuở ích chƣng dân.” [37 (Trần tình); 408]

Hiểu đƣợc sự tất yếu sụp đổ của nhà Trần, đến năm 1400, Hồ Quí Ly lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ, dựng ra nƣớc Đại Ngu. Cha ông là Nguyễn Ứng Long đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh, ra nhậm chức Đại lý tự khanh thị lang tòa trung thƣ, Hàn lâm viện học sĩ kiêm lĩnh chức Tƣ nghiệp Quốc tử giám phục vụ nhà Hồ, quản lí công việc về giáo dục khoa cử Nho học. Cũng trong năm đó, nhà Hồ mở khoa thi đầu tiên, Nguyễn Trãi tham gia thi và ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), đƣợc Hồ Quý Ly cử giữ chức Ngự sử đài chánh chƣởng – công việc can gián vua và trông coi các quan. Ông cùng cha giúp Hồ Quý Ly thi hành cải cách về kinh tế, chính trị và văn hóa nhằm giải quyết hiện trạng khủng hoảng của đất nƣớc.

Nhƣ vậy, Nguyễn Trãi đã nhận đƣợc những tinh hoa giáo dục của cả hai họ nội ngoại và cha. Hơn thế, cuộc đời ấu thơ mà ông đã trải qua cùng với nhân dân lao động và giá trị truyền thống dân tộc đã hun đúc nên con ngƣời Nguyễn Trãi. Ông luôn trăn trở với nỗi khổ của dân, và trăn trở với suy nghĩ làm thế nào để dân đƣợc sống an bình, đƣợc ấm no, đƣợc giáo dục. Nỗi suy tƣ trăn trở theo ông suốt năm tháng, chƣa khi nào phai nhạt, mà ngày càng có sức mạnh trƣớc cảnh nhân dân lầm than. Đặc biệt khi nƣớc mất nhà tan, quân thù bạo ngƣợc nỗi suy tƣ ấy biến thành động lực lớn lao nhất để ông tiến vua kế sách chiến thắng quân xâm lƣợc. Xuất phát từ lòng yêu nƣớc và tình yêu

thƣơng nhân dân, dân tộc, ông đã cống hiến cả cuộc đời mình để đấu tranh với họa ngoại xâm và đấu tranh với tệ quan liêu của chế độ phong kiến đƣơng thời vì xã tắc, vì nhân dân.

Năm 1406, nhà Minh đem quân sang xâm lƣợc nƣớc ta. Tháng 6 năm 1407, nhà Hồ bị quân Minh đánh bại, Hồ Quí Ly bị bắt đƣa sang Trung Quốc cùng với một số triều thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh – thân phụ Nguyễn Trãi. Hay tin, Nguyễn Trãi cùng em đi tìm rồi theo đoàn xe tù lên ải Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới hầu hạ cha trong lúc bị cầm tù. Tuy nhiên, sau đó nghe lời răn dạy của cha, Nguyễn Trãi hiểu ra ý nghĩa của sự trung nghĩa hiếu thảo. Đó không phải là sự quy phục và đi theo một ngƣời, mà phải là kế tục thực hiện hoài bão và lý tƣởng cứu nƣớc, cứu dân. Lời dạy của cha đã gieo vào Nguyễn Trãi ý chí kiên định và niềm hi vọng vào ngày độc lập dân tộc. Do vậy, ông quay trở về tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân. Ông bị giặc Minh bắt và dụ ra làm quan nhƣng ông kiên quyết từ chối. Sau đó, ông bị buộc sống quản thúc ở Đông Quan và các hoạt động của ông đều bị giặc Minh theo dõi nhƣng ông tìm cách trốn đi tìm minh chủ cứu nƣớc.

Trong vòng mƣời năm lƣu lạc xa quê hƣơng, trong không khí đất nƣớc sôi sục phong trào khởi nghĩa chống Minh, nhà ái quốc Nguyễn Trãi đã không ngừng suy nghĩ nung nấu con đƣờng cứu dân tộc. Ngay từ khi tuổi còn trẻ, ông đã chứng kiến nhiều sự đổi thay của thời cuộc, đồng thời thấu hiểu và đồng cảm với nỗi thống khổ của nhân dân. Non sông gấm vóc của tổ tiên nằm trong tay giặc, đồng bào lầm than dƣới sự tàn bạo của quân thù, và chính ngƣời thân trong gia đình ông cũng bị giặc chia cắt. Mƣời năm tôi luyện lòng yêu nƣớc căm thù giặc ngoại xâm thành sức mạnh hành động, ông đã viết Bình Ngô sách. Nguyễn Trãi tìm thấy lí tƣởng của mình trong linh khí của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, ông đã dâng Bình Ngô sách, sống và chiến đấu cùng nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi thấy đƣợc nhân cách, tài

năng và khí chất trong con ngƣời Nguyễn Trãi, ông trao cho Nguyễn Trãi chức Tuyên phụng đại phu Hàn lâm viện thừa chỉ, sử dụng Nguyễn Trãi nhƣ một mƣu thần thân cận cùng ông bàn mƣu tính kế đánh quân Minh. Nguyễn Trãi đã không hổ danh là mƣu thần trong màn trƣớng của chủ tƣớng Lê Lợi. Ông không những giúp Lê Lợi vạch ra chiến lƣợc đánh Minh mà còn thay mặt Lê Lợi viết thƣ giao thiệp với giặc thực thi chiến lƣợc “tâm công”. Tƣ tƣởng chính nghĩa nhân văn, nhân đạo của vị mƣu thần Nguyễn Trãi đã cảm hóa dã tâm xâm lƣợc của giặc Minh, truyền đến nhiều tƣớng lĩnh của chúng, làm cho đông đảo ngƣời chỉ huy quân Minh đã rung động nộp vũ khí và đem quân xin hàng. Đƣờng lối đánh giặc cứu nƣớc sáng tạo của Nguyễn Trãi không những gây ít tổn thất về ngƣời và của cho nhân dân ta, giành lại quyền độc lập tự chủ cho dân tộc, mà còn tạo đƣợc nền tảng lâu bền cho mối quan hệ tốt đẹp với nhân dân nƣớc láng giềng.

Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi vua, định công ban thƣởng cho các tƣớng lĩnh đã vào sinh ra tử cùng ông trong cuộc kháng chiến. Công lao của Nguyễn Trãi đƣợc đánh giá cao, Nguyễn Trãi đƣợc ban quốc tính và phong tƣớc Quan Phục hầu. Nguyễn Trãi đƣợc cử giữ chức Nhập nội hành khiển kiêm Thƣợng thƣ Bộ Lại trông nom công việc Viện Cơ mật.

Sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ đã nghe lời xúc xiểm, không còn tin tƣởng vào những tƣớng lĩnh tài giỏi đã giúp ông đánh đuổi quân xâm lƣợc, trong đó có Nguyễn Trãi. Trong triều đình, Nguyễn Trãi ngay thẳng trung chính không đƣợc những kẻ suy thoái ƣa thích, nhƣng ông lại là một công thần rất có uy tín đối với nhân dân. Điều đó có thể dễ dàng hiểu đƣợc, bởi ông không xu nịnh và luôn đấu tranh chống lại thói xa hoa hƣởng lạc của quý tộc quan lại, đồng thời chăm lo vun vén cho cuộc sống của ngƣời dân lao động nghèo khó. Lòng trung với nƣớc với dân của ông bị Lê Thái Tổ nghi oan, và đến năm 1429 vua đã ra lệnh bắt giam ông. Tuy nhiên, không lâu sau đó,

Nguyễn Trãi lại đƣợc minh oan và tha. Mùa hè năm 1433, Lê Thái Tổ ốm nặng rồi từ trần. Sau đó, Lê Nguyên Long lên nối ngôi, lấy hiệu là Lê Thái Tông, khi đó vua mới mƣời một tuổi. Lê Thái Tông thực hiện lời cha dặn về việc bổ nhiệm công thần, ông xuống chiếu phong cho Nguyễn Trãi chức Nhập nội hành khiển môn hạ sảnh tả ty hữu gián nghị đại phu kiêm Hàn lâm viện thừa chỉ học sĩ, Tri tam quán sự. Nguyễn Trãi đã cố gắng hoàn thành tốt vị trí lƣơng thần của mình, ra sức đấu tranh vì cuộc sống của nhân dân. Tuy nhiên, do vua còn ít tuổi, bọn quyền thần cậy thế lộng hành kết bè kéo phái bòn rút của cải trong nhân dân nhằm hƣởng lạc xa hoa. Nguyễn Trãi hết sức tức giận và nhiều lần ông đã thẳng thắn lên án hành động xu nịnh vua, cấu kết bóc lột nhân dân của chúng. Lê Thái Tông còn trẻ chƣa thể thực hiện những biện pháp mạnh đối với quan quyền phạm tội, sự bất lực đó càng làm những ngƣời yêu nƣớc thƣơng dân nhƣ Nguyễn Trãi thất vọng. Và những ngƣời có thể quên đi con đƣờng quan quyền của mình để vì dân nhƣ Nguyễn Trãi không nhiều, Nguyễn Trãi đấu tranh trong đơn độc. Cuối cùng, không thể chịu nhẫn nhục trƣớc sự lộng hành của triều quan, năm 1438, ông đã xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Sau đó ít lâu, vua lại vời Nguyễn Trãi ra làm quan, ngoài công việc trƣớc đó Nguyễn Trãi còn đảm nhiệm thêm công việc cai quản quân dân ở hai đạo Đông và Bắc, giữ chức Trung thƣ sảnh kiêm Tri tam quán sự. Ông đƣợc vua cho phép ở Côn Sơn để điều hành công việc của mình. Đƣợc Lê Thái Tông tin tƣởng và giao trọng trách bảo vệ vùng đất thiêng liêng của đất nƣớc, Nguyễn Trãi rất đỗi vui mừng, đó là niềm hạnh phúc và tự hào khi đƣợc cống hiến sức lực cho dân nƣớc. Nhƣng ông cũng không quên đặt lên vai mình hai chữ trách nhiệm, để làm tròn vị trí mà ông đang nắm giữ:

“Giữ chức Đông đài thực việc triều đình rất trọng, Việc kiêm tam quán, ấy điều Nho giả cực vinh.

Huống ban quốc tính để rạng tông môn, Lại với công thần cùng hàng xếp liệt. Cảm mà chảy nƣớc mắt;

Mừng mà sợ trong lòng.”

[37 (Chiếu về việc làm bài “Hậu tự huấn để răn bảo thái tử); 206]

Dù đƣợc phép ở Côn Sơn lo toan công việc, nhƣng Nguyễn Trãi thƣờng xuyên đi đến các nơi ở hai đạo Đông và Bắc để nắm bắt tình hình, rồi đến Đông Kinh chầu vua báo cáo. Năm 1442, ông đƣợc giao làm Chánh chủ khảo khoa thi Tiến sĩ ở kinh đô. Cũng trong năm đó, vụ án Lệ Chi Viên oan nghiệt xảy ra lấy đi mạng sống của ông cùng toàn thể gia đình. Sử cũ ghi lại, khi đó, vua Lê Thái Tông có việc đi đến huyện Chí Linh – nơi Nguyễn Trãi đang sống. Vua vốn tin tƣởng, trọng dụng Nguyễn Trãi nên sau khi xong việc vua đến thăm gia đình ông tại nhà riêng. Lúc quay trở lại Đông Kinh, vợ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ - một ngƣời phụ nữ rất xinh đẹp và thông minh đƣợc vua quý mến, cũng theo nhà vua về Kinh đô. Trên đƣờng về, đến Trại Vải (tức Lệ Chi Viên) ở làng Đại Lải, huyện Gia Bình vua nghỉ lại, không may nhà vua bị cảm và mất đột ngột. Những kẻ hiềm khích với Nguyễn Trãi không bỏ lỡ cơ hội đã ép vợ chồng ông tội giết vua, sau đó khép vào tội “tru di cửu tộc”. Đó là sự mất mát vô cùng lớn của dân tộc, mất đi một anh hùng không chỉ giành lại độc lập dân tộc mà còn đấu tranh mở ra một thời đại mới cho nhân dân – thời đại nhân nghĩa.

Tiểu kết chƣơng 1:

Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân ra đời là kết quả nhu cầu thực tiễn khách quan của đất nƣớc ta cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỉ XV. Trong vòng bốn mƣơi năm ngắn ngủi với nhiều biến động to lớn của sự thay thế các triều đại, thực tiễn đã thể hiện sự khủng hoảng trong con đƣờng cứu nƣớc. Tƣ tƣởng Nguyễn Trãi ra đời không nằm ngoài

mục đích đáp ứng yêu cầu đó. Tƣ tƣởng của ông là di sản vô giá vƣợt lên tầm tƣ duy của thời đại phong kiến, là sự tiếp thu sáng tạo những tinh hoa giá trị của Tam giáo, đặc biệt là Nho giáo. Và trên hết, sợi chỉ đỏ xuyên suốt làm

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân (Trang 30 - 39)