Trách nhiệm giáo dân của nhà cầm quyền trong tư tưởng Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân (Trang 64)

ĐỐI VỚI NƢỚC TA HIỆN NAY

2.2.2.Trách nhiệm giáo dân của nhà cầm quyền trong tư tưởng Nguyễn Trã

phá ra quy luật của xã hội, ông nhận thấy sự tất yếu diệt vong của các chế độ xã hội không phù hợp với quy luật. Chính vì lẽ đó, Nguyễn Trãi có tham vọng xây dựng một chế độ chính trị - xã hội trƣờng tồn với tinh thần trách nhiệm tối cao của những nhà cầm quyền hết lòng chăm lo cho dân, chỉ có tuân theo quy luật thì đất nƣớc mới có thể thái bình và thịnh trị.

2.2.2. Trách nhiệm giáo dân của nhà cầm quyền trong tư tưởng Nguyễn Trãi Trãi

Nhà tƣ tƣởng Nguyễn Trãi cho rằng dân là tầng lớp quần chúng đông đảo, có vai trò hết sức to lớn, không chỉ trong thời chiến mà còn trong thời bình, không chỉ trong lao động sản xuất mà còn tạo nên phong hóa, giá trị văn hóa tinh thần dân tộc. Dân là những ngƣời cần cù, chịu thƣơng chịu khó, một nắng hai sƣơng để nuôi sống toàn xã hội, tuy vậy dân là những ngƣời còn mê đắm tục thƣờng hiểu biết hạn chế. Do đó trách nhiệm những ngƣời trị vì và cai quản đất nƣớc cần phải xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo nhiều ngƣời tài giỏi và đức hạnh cho đất nƣớc. Là nhà Nho, Nguyễn Trãi đề cao giáo dục, cũng nhƣ đề cao những ngƣời trí thức. Ông luôn coi trọng những ngƣời tài giỏi, mƣu lƣợc và có đức trong xã hội, nhƣng ông cho rằng ngƣời dân cần đƣợc chăm sóc, giáo hóa, đó là tiền đề để triều đại vững bền:

“Đời thái bình thiên tử chính chuộng văn

[38; 309]

Ông muốn có nền giáo dục đào tạo những ngƣời đức độ, thƣơng dân nhƣ cây Tùng che chở cho dân:

“Cội rễ bên đời chẳng động

Tuyết sƣơng thấy đã đặng nhiều ngày” [38; 467]

Nguyễn Trãi đề cao vai trò của nhân dân và sức mạnh đoàn kết dân chúng, nhƣng không vì thế mà ông thỏa mãn với trình độ hiểu biết và tập quán sinh hoạt của ngƣời dân. Là một ngƣời trí thức, đƣợc giáo dục và mở rộng hiểu biết, Nguyễn Trãi nhận thấy vai trò to lớn của tri thức, kiến thức trong đời sống. Ông đã thay vua viết chiếu Cầu hiền tài: “Trẫm nghĩ: Đƣợc thịnh trị tất ở việc cử hiền, đƣợc hiền tài tất do sự tiến cử. Bởi thế ngƣời làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trƣớc tiên” [37 (Chiếu cầu hiền tài); 194]. Tiếp thu và phát triển tƣ tƣởng “khoan thƣ sức dân” làm kế sâu bền gốc rễ của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi muốn nhờ giáo dục khai thác mọi khả năng ngƣời dân để xây dựng đất nƣớc. Ông đã dùng kiến thức và tâm huyết của mình để phục vụ và chăm lo cho dân. Điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm xuất phát từ nhu cầu bên trong của nhà trí thức – Nho sĩ Nguyễn Trãi, không hề mƣu lợi vị kỉ. Ông thƣơng ngƣời dân phải mƣu sinh lo toan cơm ăn áo mặc mà không có điều kiện tiếp xúc với văn hóa đạo lý. Tình thƣơng cảm ấy trái ngƣợc hoàn toàn với thái độ ban ơn, bề trên khinh rẻ, coi thƣờng ngƣời dân của Nho giáo. Nho giáo nhìn dân thƣờng với con mắt của những ngƣời quân tử nhìn kẻ tiểu nhân vô đạo đầy rẻ rúng và thƣơng hại. Công việc cần làm của họ là dạy kẻ tiểu nhân luân thƣờng lễ nghĩa để ngƣời dân biết phép tắc mà phục tùng, cho xứng đáng với những ơn huệ mà ngƣời dân đã đƣợc ngƣời quân tử ban phát. Dƣờng nhƣ giữa ngƣời dân và nhà cầm quyền có một ngăn

cách lớn về đẳng cấp, trong đó ngƣời dân là số đông vô đạo, ngu muội, là bề dƣới cần đƣợc chiếu cố giáo dục lễ nghi giáo lý để biết phục tùng trả ơn đức trời biển của quân vƣơng.

Xuất phát điểm trong tƣ duy Nguyễn Trãi không phải là đảm bảo lợi ích tối cao của ngƣời cầm quyền, cũng không phải đòi hỏi ngƣời dân phải đền đáp công lao của ngƣời cầm quyền. Ngƣợc lại, với ông, ngƣời cầm quyền phải lấy mục tiêu rèn luyện tài đức chăm lo cho dân, tỏ lòng yêu quý, biết ơn những ngƣời lao động nuôi sống xã hội. Dân là những ngƣời vất vả lao động sản xuất, hiểu biết của họ chỉ gói gọn trong những kinh nghiệm sinh hoạt hàng ngày của mỗi ngƣời. Tuy nhiên, hiểu biết hạn chế cùng những thói quen ấy lại là một trong những nguyên nhân khiến ngƣời dân lao động cực nhọc hơn, dễ vƣớng mắc lao lý, chuyện chính sự. Ông thể hiện sự cảm thông với họ: “Ngặt vì dân tâm còn mê đắm ở tục thƣờng; vả lại di tập thật khó khăn cho giáo hóa. Cứ theo thói cũ, nên chịu vạ tai” [37 (Biểu cầu phong); 115]. Chính vì thế, Nguyễn Trãi vô cùng thƣơng cảm ngƣời dân lao động lam lũ, không đƣợc học hành mà phạm điều lầm lỗi. Và cũng bởi, ông muốn xây dựng một quốc gia không chỉ giàu mạnh về kinh tế mà còm thấm đƣợm đạo lý, phong hóa dân tộc. Nguyễn Trãi chủ trƣơng phát triển hệ thống trƣờng lớp, tạo điều kiện cho ngƣời dân có cơ hội tiếp thu mở rộng hiểu biết, định hƣớng giá trị đạo lý, nhân văn cho toàn thể ngƣời dân. Ngƣời dân cần tiếp thu không chỉ giá trị nhân luân mà còn những hiểu biết phục vụ lao động sản xuất, cống hiến tài đức xây dựng đất nƣớc. Ông khuyên vua Lê Thái Tông vào năm 1437, khi bàn về Nhạc: “Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn, không có gốc không thể đứng vững, không có văn không thể lƣu hành. Kính mong bệ hạ rủ lòng thƣơng yêu và chăn nuôi muôn dân khiến cho nơi thôn cùng xóm vắng không còn tiếng oán sầu. Đó tức là giữ cái gốc của Nhạc” [38; 428].

Tiếp thu quan niệm coi trọng giáo dục của Nho giáo, Nguyễn Trãi chú trọng phát triển nền giáo dục rộng khắp cả nƣớc, tổ chức mở rộng hệ thống trƣờng lớp và các quy định thi cử nghiêm ngặt. Sau các cuộc thi, những ngƣời tài đức đƣợc trọng dụng và vinh danh, đƣợc thƣởng bổng lộc và cắt cử làm quan phục vụ triều đình chăm lo dân chúng. Việc coi trọng đề cao nhân tài đã thúc đẩy tinh thần ham học tạo thành phong trào sôi nổi trong nhân dân dƣới thời Lê Sơ. Đồng thời đây cũng là chủ trƣơng có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nguồn các quan lại trong triều đủ đức đủ tài. Có thể khẳng định rằng, tƣ tƣởng đề cao và trọng dụng nhân tài đã có từ những triều đại trƣớc trong lịch sử nƣớc ta, nhƣng chỉ đến thời Lê Sơ, tƣ tƣởng ấy mới đƣợc hiện thực hóa theo nghĩa đầy đủ của nó. Những triều đại trƣớc thƣờng chọn ngƣời trong dòng tộc vua để cắt cử làm quan tƣớng, giữ vị trí quan trọng trong triều đình, nhìn chung đó là các tổ chức khác nhau của chế độ dòng tộc. Cách nhìn của Nguyễn Trãi về khả năng của nhân dân trong hoạt động chính sự, xây dựng đất nƣớc là cách nhìn mới mẻ, thể hiện thái độ trân trọng con ngƣời. Ông từ bỏ lối suy nghĩ đã tồn tại rất lâu trong lịch sử dân tộc về thân phận dân đen con đỏ, để mở ra những cơ hội cho ngƣời dân đƣợc phát triển năng lực của mình, cũng chính là mở ra nguồn lực mới tạo cơ hội phát triển đất nƣớc.

Tâm ý của Nguyễn Trãi không chỉ là xây dựng một đất nƣớc thái hòa giàu truyền thống phong hóa, đạo lý mà còn đem đến đời sống ấm no cho nhân dân. Bởi vậy, nội dung giáo dục mà ông hƣớng đến không chỉ là luân thƣờng đạo lý giữa con ngƣời với con ngƣời, mà còn có kiến thức phục vụ cuộc sống. Những kiến thức ấy dù không phải là kết quả của nghiên cứu khoa học chuyên sâu, nhƣng là kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lao động quý báu đƣợc đúc rút từ thực tiễn. So sánh với Nho giáo, lƣợng nội dung giáo dục của Nho giáo ít hơn ở khía cạnh hiểu biết, kiến thức so với ở Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, cần có tƣ duy sâu sắc để thấy rằng sự khác nhau ấy không chỉ nằm ở số

lƣợng, mà đó là sự khác nhau về tính chất và động cơ của việc giáo dục. Cũng là tiếp thu tƣ tƣởng coi trọng giáo dục của Nho giáo, nhƣng ở Nguyễn Trãi phát triển giáo dục không phải là phƣơng pháp hữu hiệu để tăng tính phục tùng của ngƣời dân, dƣờng nhƣ nó thể hiện mạnh mẽ động cơ vì nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân. Điều đó hợp mệnh trời, cũng chính là hợp lòng toàn thể dân tộc. Nguyễn Trãi đặc biệt coi trọng ngƣời tài giỏi, nhƣng không vì thế ông coi thƣờng, khinh ghét ngƣời không giỏi. Con ngƣời dù giỏi hay không đều là tấm gƣơng cho những ngƣời khác. Những ngƣời giỏi có trách nhiệm là thầy dạy những ngƣời không giỏi, những ngƣời không giỏi là bạn giúp ngƣời giỏi tránh khỏi những điều chƣa tốt của mình, ông hƣớng mọi ngƣời học hỏi theo cái giỏi. Ông viết: “Vì thế ngƣời trị nƣớc giỏi chọn lấy cái giỏi mà theo. Sách truyện có nói: “Ngƣời giỏi là thầy dạy ngƣời không giỏi, ngƣời không giỏi là bạn giúp ngƣời giỏi”. Kinh Thi có câu: “Gƣơng soi chẳng xa, ở đời họ Hạ hậu”. Các bề tôi của ta có thể lấy đó làm khuôn phép mà bắt chƣớc” [37 (Chiếu cấm các đại thần, tổng quản cùng các quan ở viện, sảnh, cục tham lam, lƣời biếng); 196].

Nguyễn Trãi không hề mặc định rằng chỉ có ngƣời cầm quyền mới xứng đáng là ngƣời thầy dạy dỗ ngƣời dân, ông tin rằng trong số ngƣời dân thƣờng có đông đảo những ngƣời có khả năng nổi trội. Ông viết: “Ngƣời tài ở đời vốn không ít” [37 (Chiếu cầu hiền tài); 194]. Trải qua các cuộc binh biến của đất nƣớc, chính tầng lớp nhân dân lao động là những ngƣời đứng lên giành lại độc lập tự do cho dân tộc, các tƣớng sĩ cũng xuất thân từ ngƣời dân thƣờng, bởi căm phẫn trƣớc quân giặc tàn bạo mà cống hiến sức lực và trí tuệ cho đồng bào, cũng chính là cho bản thân và gia đình mình. Sự thống nhất và hòa hợp về mặt lợi ích của toàn thể ngƣời dân thúc đẩy tinh thần đấu tranh ở mỗi cá nhân. Khi bƣớc vào giai đoạn xây dựng nền thịnh trị, Nguyễn Trãi muốn đem tinh thần đấu tranh ấy chuyển từ tự phát sang tự giác, có nghĩa là

ông yêu cầu mọi cá nhân đều phải có trách nhiệm cống hiến tài năng và đức độ giúp vua thực hiện thiên mệnh. Ông e sợ cái giỏi của mỗi ngƣời không có cơ hội phát huy, không đƣợc khai thác sẽ là điều vô cùng đáng tiếc. Chính vì thế, Nguyễn Trãi chỉ ra những ngƣời cầm quyền có trách nhiệm thực hiện tổ chức và mở rộng thi cử, hòng phát hiện nhân tài cho đất nƣớc. Ông thay vua viết chiếu Cầu hiền tài ra giúp chính sự: “Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn nhƣ những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao” làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài” [37 (Chiếu cầu hiền tài); 195].

Trong lịch sử nƣớc ta, bắt đầu từ khi triều Lê Sơ đƣợc thiết lập, học tập và thi cử trở thành phong trào rộng rãi, sôi nổi hơn bao giờ hết, với sự xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống trƣờng lớp, khoa cử nghiêm ngặt, đội ngũ tri thức đƣợc đào luyện nhiều. Nhận thấy chủ trƣơng đúng đắn của Nguyễn Trãi, ngay sau khi lên ngôi Lê Thái Tổ đã chú trọng đến việc đào tạo nhân tài cho đất nƣớc. Ông ra lệnh cho các trấn trong nƣớc đều phải xây trƣờng học, mở mang nền giáo dục trên quy mô rộng khắp. Tại kinh đô, ông cho xây dựng Quốc Tử giám và nhà Thái học. Quốc Tử giám là trƣờng đại học đầu tiên của nƣớc ta, đã đƣợc xây dựng từ thời Lý, đời Hồ. Cha của Nguyễn Trãi là Thái học sinh, năm 1374 đã từng là Tƣ nghiệp ở đây. Lê Thái Tổ nghe theo Nguyễn Trãi đã thay đổi học chế có từ thời Lý , Trần, không chỉ tiếp nhận học trò là con em các quan lại. Mà mở rộng đối tƣợng theo học bao gồm cả những ngƣời có học lực hạng ƣu tú tuyển chọn trong dân. Thầy dạy trong Quốc Tử giám bao gồm các quan văn trong triều hoặc những ngƣời có học vấn uyên bác trong xã hội. Tài liệu học tập ngoài Tứ Thƣ, Ngũ Kinh còn có Văn hiến thông khảo, Ngọc đƣờng văn phạm, Văn tuyển, Cƣơng mục. Có thể thấy từ dƣới thời Lê Sơ, Nho giáo thay thế Phật giáo chiếm vị trí chủ đạo trong hệ tƣ tƣởng, đặc biệt là trong triều đình và khoa cử. Tuy ở đây, Phật giáo và Đạo

giáo bị hạn chế, nhƣng trong tầng sâu của tƣ tƣởng Nguyễn Trãi dễ dàng thấy nó ảnh hƣởng của truyền thống dân tộc, tiếp tục kế thừa các nhân tố nhân văn, nhân đạo khi ông đƣa ra các nhận thứcvề trách nhiệm của nhà cầm quyền. Trong thơ văn cuối đời của ông lại thể hiện rõ nét hơn ảnh hƣởng của Phật giáo và Đạo gia.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân (Trang 64)