Trách nhiệm dưỡng dân của nhà cầm quyền trong quan niệm Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân (Trang 53)

ĐỐI VỚI NƢỚC TA HIỆN NAY

2.2.1. Trách nhiệm dưỡng dân của nhà cầm quyền trong quan niệm Nguyễn Trã

nhà cầm quyền đối với dân

2.2.1. Trách nhiệm dưỡng dân của nhà cầm quyền trong quan niệm Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi

Sống trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV, Nguyễn Trãi đƣợc tận mắt tận tâm chứng kiến nhiều biến động trên con đƣờng chính sự của nƣớc nhà mà mọi tai ƣơng đều do dân gánh chịu. Dƣới con mắt của một nhà trí thức yêu nƣớc thƣơng dân, ông xót xa khi hàng ngày hàng giờ thấy dân đau khổ. Đạo lí làm nhân và đạo lí đồng bào thôi thúc nội tâm con ngƣời ông ra sức đấu tranh cứu dân, cứu nƣớc. Có thể nói, những nội dung tƣ tƣởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm đạo đức chính trị của nhà cầm quyền là đỉnh cao trong những tiến bộ của thời đại phong kiến.

Trọng tâm tƣ tƣởng đạo đức chính trị của Nguyễn Trãi, nội dung cốt lõi chính là tƣ tƣởng yêu nƣớc, thƣơng dân. Ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm nhân là Khổng Tử với nội hàm cơ bản là đạo lí làm ngƣời ở nhiều mặt của đời sống xã hội, và ông luôn luôn gắn nhân với lễ, coi lễ là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá nhân. Khái niệm nghĩa đƣợc đƣa ra vào thời gian sau này, khi Mạnh Tử bổ sung và phát triển khái niệm nhân thành phạm trù nhân nghĩa. Theo đó, phạm trù nhân nghĩa của Mạnh Tử thể hiện ở việc chăm lo cho cha mẹ, cho dòng tộc, cho vua quan. Nhƣng khi phạm trù nhân nghĩa thẩm thấu trong tƣ duy Nguyễn Trãi, nội hàm của nó đã khác đi rất nhiều, cả về nội dung và tính chất. Nguyễn Trãi đặc biệt đề cao trách nhiệm đối với đất nƣớc, nhân dân là yêu cầu cốt lõi của nhân nghĩa. Trong hầu hết các tác phẩm để lại của mình, ông sử dụng nhiều lần khái niệm nhân và khái niệm nghĩa song với một nội hàm rộng rãi hơn. Khác với Nho giáo thƣờng dùng khái niệm nhân và nghĩa trong trƣờng hợp yêu cầu những phẩm chất, đức tính và thái độ cần có

ở ngƣời dân đối với cha mẹ, với vua và quan lại – những ngƣời “bề trên”, nhất là Nho từ sau đời Hán, Tống.

Thực tiễn một đất nƣớc phải thƣờng trực chống thiên tai địch họa đã gắn bó lợi ích ngƣời cầm quyền và ngƣời dân trong thời chiến và ngay trong thời bình. Của cải là do ngƣời dân lao động làm ra, bổng lộc của vua quan cũng do ngƣời dân lao động mà có đƣợc. Do đó, trách nhiệm này thể hiện việc biết ơn những ngƣời đã vất vả dày công lao động mới có đƣợc để cho những ngƣời cầm quyền hƣởng thụ thành quả.

Từ giá trị cộng đồng, trách nhiệm của vua, quan - chính là một trong những giá trị đặc thù, tiêu biểu của Đông Á nói chung , đặc biệt là Đông Nam Á nói riêng. Việt Nam là một quốc gia điển hình của khu vực Đông Nam Á. Giá trị cộng đồng, trách nhiệm thể hiện trong lối sống, lối tƣ duy của ngƣời Việt hết sức đậm nét và có những nét đặc thù riêng. Ở đây có sự tiếp biến tổng hợp Tam giáo Nho - Phật - Đạo và đứng vững trên căn bản yếu tố truyền thống Đông Nam Á - bản địa Việt Nam.

Hầu hết mỗi cá nhân, mỗi thành viên của đất nƣớc Việt Nam, bao gồm cả những ngƣời làm quan, những ngƣời đứng trong hàng ngũ binh lính, hay những ngƣời dân thƣờng lao động, thậm chí là vua đều hƣớng đến chuẩn mực chung ổn định và hòa hợp xã hội, hƣớng đến một nền thái bình an thịnh cho tất cả mọi giai tầng trong đất nƣớc. Tuy lợi ích của các tầng lớp ngƣời này có sự khác biệt, thậm chí có những khía cạnh đối lập nhau, tuy nhiên do thƣờng trực chống thiên tai, họa hoạn toàn cộng đồng, giá trị lợi ích chung vẫn là giá trị đƣợc tâm thế ngƣời Việt nhìn nhận trƣớc hết và đánh giá cao. Đây là cơ sở để Nguyễn Trãi tiếp thu cha ông đi trƣớc và nâng cao thêm trong nhận thức.

Sự sống của con ngƣời đƣợc duy trì trƣớc hết bởi nhu cầu dinh dƣỡng. Ở các nền văn hóa nông nghiệp, nhu cầu này có vai trò quyết định và chi phối

đến các hành vi xã hội của con ngƣời. Chính vì lẽ đó, những tƣ tƣởng Trung Hoa thời xƣa đã lợi dụng nhu cầu này để điều chỉnh hành vi của ngƣời dân, họ xây dựng và thực hiện chủ trƣơng đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng cho dân với mục đích là làm cho ngƣời dân an phận, cam chịu với vị trí “vô đức”, với trách nhiệm “lao lực” trong hàng thế kỉ.

Nho giáo cùng với hệ giá trị của nó lan tỏa và thẩm thấu sang các nền văn hóa khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam, tuy nhiên diện mạo Nho giáo ở Nguyễn Trãi có nhiều điểm khác biệt, ông chủ trƣơng xây dựng trách nhiệm xã hội của vua quan là vì cộng đồng dân tộc, đất nƣớc.

Con ngƣời không ngừng lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất đáp ứng ngày càng cao nhu cầu ăn, mặc, ở. Trong đó tƣ liệu lao động, tƣ liệu sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng đối với năng suất lao động thu đƣợc. Nguyễn Trãi thấy đƣợc tầm quan trọng ấy, chủ trƣơng tạo điều kiện thuận lợi cho dân yên ổn lao động. Ông khuyên những ngƣời cầm quyền phải đảm bảo cho ngƣời dân có ruộng đất để cấy hái. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết. Do vậy, vua quan phải chăm lo xây dựng đê điều, làm tốt công tác thủy lợi. Đối với những năm mất mùa, ngƣời dân đƣợc miễn giảm tô thuế trong nông nghiệp tùy thuộc vào mức độ thiệt hại. Thực hiện những chủ trƣơng này, những vị vua đầu triều Lê Sơ đã chiếm đƣợc niềm tin của ngƣời dân khiến đất nƣớc thịnh trị.

Về thực chất, trong quan niệm Nho giáo bảo vệ và duy trì sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc. Mục đích nhà cầm quyền thực hiện trách nhiệm của mình dựa trên cơ sở nhằm điều hòa những xung đột giữa quyền và lợi ích của ngƣời cầm quyền và ngƣời dân thƣờng lao động, mong muốn xóa bỏ ý chí đấu tranh tìm kiếm tự do của ngƣời dân. Nhƣ vậy, việc thực hiện trách nhiệm của những

ngƣời cầm quyền chỉ là công cụ, là biện pháp, thủ đoạn để trấn an tâm thế nhân dân lao động, gìn giữ lâu dài quyền lực tuyệt đối của vua và quan lại.

Nếu nhƣ ở Trung Hoa cổ đại nhìn nhận hai giai tầng: nhà cầm quyền gồm vua và quan lại, ngƣời dân thƣờng lao động, nhƣ hai cực đối lập và tách biệt hoàn toàn thì ở xã hội Việt Nam, trong làng xã, nhân dân thƣờng có tục trọng lão. Trong xã hội Việt Nam, sự biệt lập giữa ngƣời cầm quyền và dân thƣờng mờ nhạt, nó đƣợc nhìn nhận từ cơ sở thực tiễn yêu cầu thống nhất là lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền sống của con ngƣời. Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi là đại biểu điển hình của phƣơng thức tƣ duy ấy. Ngay cả đối với kẻ địch, mỗi cuối thƣ dụ tƣớng giặc ra hàng, ông luôn khẳng định nhất quán tƣ duy thông qua việc chỉ ra lợi ích chung của việc chấm dứt chiến tranh: “Thế là may cho bọn tôi cùng ngài, mà cũng là may lớn cho vạn dân thiên hạ vậy [37 (Thƣ cho Phƣơng Chính); 104]. Ông nhận thấy rằng tất cả mọi ngƣời trong xã hội, kể cả những kẻ đi xâm lƣợc đều cần hòa bình.

Của cải trong xã hội, bổng lộc của vua quan, triều đình có đƣợc đều do sức lao động của nhân dân làm nên. Nguyễn Trãi chỉ rõ: “Thƣờng nghĩ quy mô lớn lao động lẫy, đều là sức lao khổ của quân dân” [37 (Chiếu truyền bách quan không đƣợc làm những lễ nghi khánh hạ); 196]. Nhƣng đối với ông, đây không phải là kết quả tất yếu của sự phân công lao động giữa những ngƣời có đạo và những ngƣời vô đạo, những ngƣời quân tử và những ngƣời tiểu nhân. Mà đơn giản, sự đấu tranh lao động sản xuất và chiến đấu làm cho ngƣời dân đáp ứng nhu cầu thiết thân, sống và hƣớng đến cuộc sống no ấm, thái bình. Ông không đặt nặng vấn đề những việc ngƣời dân lao động cần làm và phải làm, mà ông đƣa ra luận điểm ấy để hƣớng đến xây dựng đạo của nhà cầm quyền - những ngƣời đƣợc hƣởng bổng lộc do quân dân lao khổ mới có đƣợc, cần làm gì và phải làm gì để xứng đáng với truyền thống “uống nƣớc nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta. Theo đó, những ngƣời cầm

quyền phải tạo điều kiện thuận lợi tạo dựng nền hòa bình cho nhân dân lao động sản xuất, làm cho ngƣời dân không phải vƣớng bận việc chính sự và đối đầu, chí thú làm ăn và cấy hái. Đó chính là biểu hiện của lòng biết ơn với những ngƣời lao động, là đạo cần phải có của những ngƣời là “cha mẹ” của dân.

Trong nhận thức Nguyễn Trãi, vai trò và trách nhiệm của dân và nhà cầm quyền là mối quan hệ tƣơng tác qua lại, không phải là sự đối lập, tách biệt nhƣ ở Nho giáo, mà đó là sự tƣơng hỗ, hỗ trợ lẫn nhau cùng xây dựng nền thịnh trị cho dân tộc, đất nƣớc. Hơn thế ông còn phát biểu trên lập trƣờng của ngƣời dân có địa vị thấp trong xã hội, khả năng thay đổi thế cuộc của họ: “Làm ngƣời chớ cậy chủ quyền thế có thuở bàn cờ tốt đuổi xe” [38; 410].

Nguyễn Trãi nhận thức đƣợc rằng của cải trong xã hội là do ngƣời dân lao động làm ra, ông không hề coi thƣờng lao động chân tay nhƣ Nho giáo nguyên thủy đã từng làm. Ông trân trọng những công lao đó, thƣơng mến và biết ơn những ngƣời nuôi sống xã hội, muốn bù đắp lại những vất vả, nhọc nhằn của nhân dân. Chính vì thế, Nguyễn Trãi khuyên can nhà vua và các quan lại phải làm cho dân giàu, làm tốt vai trò là cha mẹ coi dân nhƣ con, nuôi dƣỡng và thƣơng yêu dân chúng: “Nguyện xin bệ hạ yêu thƣơng nuôi dƣỡng dân đen để nơi làng xóm quê thôn không còn có tiếng sầu than oán giận” [38; 428].

“Nay các quan trấn thủ phủ vệ vâng mệnh Triều đình, chăn nuôi dân chúng, ví nhƣ cha mẹ nuôi con, ai cũng là hết lòng thƣơng yêu” [37 (Thƣ cho Tổng binh cùng quan phủ vệ Thanh Hóa); 103].

Tƣ tƣởng của Nguyễn Trãi về trách nhiệm dƣỡng dân của nhà cầm quyền mang giá trị đạo đức sâu sắc, nó vƣợt qua tính chất hình thức của Nho giáo, trở thành mục tiêu về đạo làm vua, đạo làm quan (đạo của những ngƣời

có quyền lực chính trị) của dân tộc ta. Làm cho dân thoát khỏi đói nghèo không chỉ là phƣơng tiện để đạt đƣợc quyền lực và lợi ích tuyệt đối, mà đó trở thành mục đích của bất cứ chỉ dụ nào. Nguyễn Trãi cho rằng vua quan cần phải: “Coi công việc của quốc gia làm công việc của mình; lấy điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỉ” [37 (Chiếu cấm các đại thần, Tổng quản cùng các quan viện, sảnh, cục tham lam lƣời biếng); 199].

“Tôi nghe quân vƣơng giả, cốt trên thuận lòng trời, dƣới hợp lòng ngƣời” [37 (Đầu mục nƣớc An Nam kính gửi các Tỳ tƣớng của thiên triều); 163].

Sống gắn bó với nhân dân lao động trong thời gian dài, hơn ai hết Nguyễn Trãi thấu hiểu nguyện vọng của nhân dân, ông càng thƣơng cảm cho nỗi cơ cực của ngƣời nông dân khi đất nƣớc xảy ra lũ lụt hay hạn hán. Nƣớc ta những năm đầu thế kỉ XIV kéo dài đến cuối thế kỉ XV liên tiếp xảy ra mất mùa do bão lũ, hạn hán, sâu bọ. Nguyễn Trãi phải thốt lên “hạn hán hoàng trùng, luôn năm tai họa” [37 (Thƣ dụ thành Bắc Giang); 128]. Nhân dân không ngừng rơi vào cảnh chết chóc vì đói, lúa gạo làm ra không đủ nộp tô thuế. Trƣớc tình trạng đó, Nguyễn Trãi kêu gọi nhà vua miễn giảm tô thuế cho nhân dân, với những hộ gia đình có ít ruộng sẽ đƣợc miễn hoàn toàn “Ruộng nào không đầy diện thì đƣợc miễn hoàn toàn” [37 (Dƣ địa chí XXXXVI); 242].

Tác phẩm “Dƣ địa chí” của Nguyễn Trãi ra đời năm 1438, là một quyển sách có giá trị lớn về khía cạnh địa lý học lịch sử, không những thế nó còn thể hiện quan niệm về trách nhiệm của ngƣời cầm quyền đối với dân trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi. Nội dung tác phẩm viết về đặc điểm, tính chất của các vùng đất khác nhau trong cả nƣớc, cùng với đó là những kiến thức chỉ dẫn có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển ngành kinh tế, ngành nghề nông

nghiệp. Mỗi khi nói đến đặc điểm miền đất nào, Nguyễn Trãi đều đƣa ra những lời nhận xét phù hợp với việc nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp “Ở vùng này, đất thì trắng, mềm hợp với bãi trồng dâu; ruộng thì vào hạng thƣợng trung” [37 (Dƣ địa chí XX); 221]. Đây chính là những kiến thức rất có ích, dựa vào đó, vua và quan lại có thể đƣa ra những chính sách tạo điều kiện phát triển thế mạnh cho từng vùng, tăng năng suất lao động nông nghiệp, làm cho “an dân”. Xác định hƣớng đi cho việc nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp để có thể đạt đƣợc hiệu quả cao nhất phù hợp với điều kiện chất đất, khí hậu và nguồn nƣớc của mỗi vùng địa lý khi sử dụng tiết kiệm nhất sức lao động của ngƣời dân. Nhƣ vậy, Nguyễn Trãi đƣa ra tƣ tƣởng về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân không chỉ bằng tƣ duy lí luận suông, mà ông còn biến nó thành hiện thực, bằng việc làm và hành động trong cuộc đời làm quan của mình, hết sức khác biệt với quan niệm Nho giáo.

Tác phẩm “Dƣ địa chí” là kết tinh giá trị tƣ tƣởng trách nhiệm của ngƣời cầm quyền đƣợc hiện thực hóa trong thực tiễn, nó đƣợc coi là công trình nghiên cứu khoa học có ý nghĩa lớn trong việc đề cao trách nhiệm khám phá và tích lũy tri thức, kinh nghiệm lao động sản xuất của những ngƣời trí thức nói chung và tầng lớp những ngƣời cầm quyền nói riêng. Thêm một lần nữa, bản chất khác nhau trong tƣ tƣởng của Nho sĩ Nguyễn Trãi và Nho giáo đƣợc khẳng định. Nếu nhƣ Nho giáo chỉ răn dạy đạo lý của những ngƣời quân tử, những ngƣời tiểu nhân mà không màng đến kiến thức khoa học thì ở Nguyễn Trãi có sự kết hợp một cách thống nhất giữa phẩm chất đạo đức và vai trò to lớn của kiến thức, kinh nghiệm lao động sản xuất. Nguyễn Trãi không chỉ nêu cao trách nhiệm thực hiện các đạo lý nhân luân thuộc lĩnh vực tinh thần mà ông còn đề cao trách nhiệm khám phá, tích lũy tri thức khoa học có tác động trực tiếp và hiệu quả đến hoạt động lao động sản xuất của nhân

dân. Rõ ràng, tính chất thực tồn trong tƣ tƣởng Nguyễn Trãi ở mức độ cao hơn so với Nho giáo.

Đối với việc nộp tô thuế của ngƣời nông dân, Nguyễn Trãi không thực hiện một cách chung chung và cào bằng, mà ông luôn có quan điểm cụ thể khi xem xét. Theo ông, đối với những ruộng có chất đất khác nhau thì mức tô thuế phải khác nhau, và những ruộng có diện tích quá nhỏ hẹp có thể miễn tô thuế để khuyến khích ngƣời nông dân lao động: “Ruộng thƣợng đẳng, mỗi diện nộp 60 thăng thóc, 6 tiền; ruộng trung đẳng, mỗi diện nộp 40 thăng thóc, 3 tiền. Ruộng nào không đầy diện thì đƣợc miễn hoàn toàn” [37 (Dƣ địa chí XXXXVI); 242]. Lối tƣ duy theo quan điểm lịch sử - cụ thể này của Nguyễn Trãi đã tạo điều kiện thúc đẩy ý thức lao động hăng say của nhân dân ta. Đây là lối tƣ duy tƣơng đối gần gũi với xã hội hiện nay, trong khía cạnh xây dựng quan hệ hƣởng thụ lao động mang tính chất công bằng.

Lấy tiêu chí về phẩm chất của ngƣời quân tử “Mình trƣớc lo việc thiên hạ phải lo”, Nguyễn Trãi yêu cầu những ngƣời cầm quyền phải làm tốt mọi công việc theo ý “dân tâm”. Với ông, nguyên lý hành động ấy có vị trí tối cao, thậm chí ông còn đặt nhu cầu của nhân dân lên trên mệnh lệnh của triều đình “Trong lúc thảng thốt, thần không kịp kén chọn, đã phải thuận theo lòng dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng Nguyễn Trãi về trách nhiệm của nhà cầm quyền đối với dân (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)