I. Căn cứ để xây dựng chiến lược ngành công nghiệp thép việt nam
b. Một số dự báo về ngành công nghiệp thép việt nam năm
Với những phân tích như trên Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo về tăng trưởng ngành thép năm 2009 chỉ có thể cố gắng giữ nguyên hoặc tăng không nhiều (từ 2-5%) so với năm 2008. Tức là tổng mức tiêu thụ thép cả nước dự báo ở quanh mức 9 triệu tấn trong đó sản xuất thép xây dựng các loại sẽ ở mức 4 - 4,5 triệu tấn, nhập khẩu ở mức 5,0 - 5,5 triệu tấn. Lượng thép xuất khẩu ở mức 0,5 triệu tấn. Giá thép sẽ không tăng đột biến do cung vượt cầu trên phạm vi toàn cầu.
Nhận xét : Năm 2009 tuy gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế và lạm phát, ngành công nghiệp thép của Việt Nam sẽ phải có nhiều biện pháp để khắc phục. Với các giải pháp mạnh và có hiệu quả trong điều hành chính sách vĩ mô của Việt Nam, tin rằng khó khăn từng bước sẽ vượt qua và ngành thép sẽ được phục hồi cả về sản xuất và tiêu thụ vào cuối năm 2009.
4.2 Dự báo tình hình công nghiệp thép từ nay đến năm 2015 định hướng đến năm2020 2020
Quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2015, tầm nhìn 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt với dự báo nhu cầu tiêu thụ khoảng 15 triệu tấn vào năm 2015 và 20 triệu tấn vào năm 2020.
Nhưng trên thực tế thì hiện đã có tới 32 dự án thép nằm ngoài quy hoạch, với tổng công suất thiết kế vượt xa nhu cầu dự báo. Với tốc độ “vỡ kế hoạch” như vậy, dường như ngành thép đang lặp lại bài học đắt giá của những “mía đường”, “xi măng lò đứng”…
Điều đáng lo ngại nữa là trong số các dự án nêu trên thì hầu hết là các liên hợp 100% vốn nước ngoài sẽ làm cho chúng ta lệ thuộc rất nhiều vào kinh tế của nước ngoài.
Hai năm liên tiếp 2007-2008, ngành thép thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn của cả trong và ngoài nước, trong đó có những dự án lên tới hàng tỷ USD như dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh, dự án thép Cà Ná ở Ninh Thuận... Không chỉ lớn về quy mô, ngành thép còn có sự bùng nổ về tốc độ khi có tới 32 dự án ngoài quy hoạch được cấp phép.
Kết quả kiểm tra quy hoạch ngành thép giai đoạn 2007-2015 của Bộ Công thương cách đây 2 tuần cũng cho thấy, dọc Việt Nam đâu đâu cũng mọc lên các dự án thép. Tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, từ Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh đến Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu… Nhiều nhất là Bà Rịa – Vũng Tàu với 7 dự án, Hải Phòng : 5 dự án, Hải Dương: 4 dự án, Hà Tĩnh: 3 dự án...
Với 32 dự án ngoài quy hoạch, Tiến sĩ Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Chiến lược công nghiệp cho rằng công suất có thể lên đến… 60 triệu tấn. Trong khi quy hoạch ngành thép đã được Thủ tướng phê duyệt chỉ dự báo đến năm 2010 đạt khoảng 10-11 triệu tấn, năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn.
Như vậy, với công suất dư thừa, Việt Nam chắc chắn sẽ phải xuất khẩu thép. Tuy nhiên, chen chân vào thị trường xuất khẩu không hề dễ như các chủ đầu tư hứa hẹn, khi mà Việt Nam ở ngay sát các “nguồn cung” thép khổng lồ là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Dễ hiểu vì sao, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam có lý do để lo ngại
“chỉ vài năm tới, ngành thép sẽ phải đối mặt với một cuộc đại khủng hoảng thừa”.
Nhu cầu thép tấm ở Việt Nam đang ngày càng tăng mạnh. Hiện nay Việt Nam phải nhập khẩu thép tấm khoảng 3,5 triệu tấn/năm. Dự kiến đến năm 2010, nhu cầu sẽ vào khoảng 4,7 triệu tấn; năm 2015 cần 7,2 triệu tấn và đến năm 2020 cần 10,2 triệu
Năng lực hiện nay trong nước sản xuất thép tấm còn rất nhỏ, chỉ có một nhà máy tại Phú Mỹ mới đi vào hoạt động có công suất 400.000 tấn/năm. Thêm vào đó, năng lực sản xuất phôi cũng rất thấp. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhận thấy Việt Nam đang có nhiều cơ hội đầu tư hiệu quả vào lĩnh vực này.
Với nhu cầu cao về thép tấm và thép lá của các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo máy, chế tạo thiết bị thủy công cho ngành thủy điện, gia công đóng tàu thủy xuất khẩu chắc chắn các dự án sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sử dụng những năm tới đây.
Thận trọng các dự án đưa công nghệ và thiết bị cũ, lạc hậu vào Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam khuyến cáo, cần có sự thẩm định các dự án đầu tư thép tấm theo năng lực tài chính của nhà đầu tư, lựa chọn các dự án có xuất xứ từ các nước có trình độ công nghệ luyện kim tiên tiến trên thế giới, có thiết bị và công nghệ hiện đại nhất hiện nay.