Tình hình thị trường trong nước

Một phần của tài liệu Định hướng và phát triển ngành thép giai doạn 2015 đến 2020 (Trang 36)

a. Diễn biến về giá các loại thép trên thị trường thế giới năm 2008 và một số năm gần đây.

2.2 Tình hình thị trường trong nước

Năm 2008 thị trường thép trong nước đã chịu tác động to lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Ngay từ đầu năm, do lạm phát trong nước đã ở mức nguy hiểm, giá cả hàng hóa tăng liên tục, chỉ số CPI 6 tháng đầu năm đã ở mức 18,4%, Chính phủ đã có Nghị quyết số 10/2008 NĐ-CP đưa ra 8 giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, kiểm soát chặt chẽ tài chính, rà soát lại các công trình đầu tư, kiên quyết đình chỉ các công trình đầu tư chưa cần thiết hoặc không có hiệu quả, đồng thời chỉ thị không tăng giá một số mặt hàng trọng yếu, trong đó có sản phẩm thép từ tháng 3/2008 đến tháng 6/2008 không tăng giá, mặc dù ở thời điểm đó, giá nguyên liệu và sản phẩm thép trên thị trường thế giới tăng liên tục và đạt mức kỷ lục

vào tháng 7/2008. Nhiều công ty đã phải bán dưới giá thành hoặc tìm cách xuất nguyên liệu (phôi thép, HRC) và một số sản phẩm thép ra nước ngoài vì giá bán trong nước bị kiềm chế thấp hơn giá thế giới. Trước tình hình đó, các cơ quan quản lý lo ngại thiếu nguyên liệu cho sản xuất thép trong nước nên đã nâng thuế xuất khẩu phôi thép từ 2% lên 10% rồi lên tiếp 20% và ra quy định cấp giấy phép xuất khẩu tự động với sản phẩm thép để để kiểm soát xuất khẩu. Những biện pháp trên đã làm cho một số công ty sản xuất phôi thép và công ty thương mại xuất khẩu thép lâm vào tình trạng khó khăn:

- Tiêu thụ thép trong nước giảm đột biến chỉ còn 1/3 mức tiêu thụ trung bình các tháng đầu năm (từ tháng 8/2008 đến tháng10/2008) nên phôi thép sản xuất trong nước không tiêu thụ được, thép thành phẩm cũng ứ đọng. Một số công ty sau khi xuất khẩu phôi (gần 40 vạn tấn) đã phải dừng lại vì thuế xuất khẩu tăng đột biến lên 10% rồi 20%. Đến khi Bộ Tài chính giảm thuế xuất khẩu phôi thép trở về mức thuế suất là 0% vào tháng 10/2008 thì giá phôi thép thế giới đã hạ quá thấp, không còn thời cơ để xuất khẩu nữa. Lượng tồn kho ở các công ty trong những tháng cuối năm 2008 luôn ở mức 500.000 tấn nên một số nhà máy sản xuất phôi đã phải ngừng sản xuất 2 đến 3 tháng. Vì thế mãi tới tháng 11-2008 mới bắt đầu sản xuất trở lại. Phôi và một số sản phẩm thép tồn kho giá cao đã làm cho nhiều công ty chịu lỗ nặng nề. Giá thép cuộn, thép thanh đang từ mức 20 triệu đồng/tấn đã phải hạ xuống mức 10 triệu đồng/tấn vẫn không tiêu thụ được.

- Do cần có tiền để thanh toán tiền mua thép phế, phôi thép, điện, trả lương cán bộ công nhân viên,..nhưng hàng không bán được. Trong khi đó, ngân hàng thắt chặt việc cho vay. Lãi suất vay ngân hàng tăng từ dưới 10%/năm lên 20-21%/năm cũng không vay được. Vì vậy một số công ty đã phải vay chợ đen để có tiền trả nợ.

- Tỷ giá Đô la Mỹ cũng tăng tới mức ~ 19.000 VNĐ/USD mà cũng không có để mua thanh toán trả nợ nước ngoài.

- Nhiều công ty đang triển khai các dự án đầu tư như xây lò cao, lò điện, lò luyện than cốc để mở rộng sản xuất cũng bị đình hoãn hoặc kéo dài thời gian vì thiếu vốn và lãi suất vay ngân hàng tăng đột biến.

Giải pháp duy nhất mà các công ty sản xuất thép áp dụng những tháng cuối năm 2008 là:

- Bán thép và phôi thép giá hạ, chấp nhận chịu lỗ nặng đề giải phóng tồn kho và có tiền để tiếp tục mua nguyên liệu (thép phế, phôi thép) theo mặt bằng giá mới để duy trì sản xuất, công nhân có việc làm, có lương để duy trì đội ngũ, có tiền trả nợ các công trình xây dựng dở dang.

- Tiếp tục vay ngân hàng để đưa các công trình xây dựng dở dang vào sản xuất để có sản phẩm..

Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2008, sau 3 tháng liên tục CPI giảm, Chính phủ đã đề ra 5 giải pháp để đối phó với tình trạng suy giảm kinh tế, giải quyết những kiến nghị về vốn cho các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ) đang có nguy cơ phá sản. Vì vậy bước đầu có sự chuyển biến trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép.

Từ tháng 11/2008, tiêu thụ thép đã tăng trở lại mức bình thường. Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, thì mức tăng đó chưa bền vững, vì chủ yếu thép mới nằm ở các kho của công ty thương mại, chưa tới các công trình và người sử dụng. Việc mua thép ồ ạt trong 2 tháng cuối năm 2008 cũng có thể để tránh việc tăng thuế VAT từ 5% lên 10% bắt đầu áp dụng từ 1/1/2009 đối với sản phẩm thép.

- Tính chung toàn ngành thép Việt Nam tháng 12 năm 2008, sản xuất được 356.218 tấn, so với tháng trước tăng 34,19%, so với cùng kỳ năm trước giảm 9,39%

- Tính tới hết tháng 12 năm 2008, toàn ngành sản xuất được 3.267.023 tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 1,02%

- Tiêu thụ thép toàn ngành tháng 12 năm 2008 đạt 366.618 tấn, so với tháng 11 giảm 20,5% so với cùng kỳ năm trước giảm 10,4%

Tính chung 12 tháng năm 2008, toàn ngành đã tiêu thụ 3.774.000 tấn, so với cùng kỳ năm 2007 giảm 6,28%

Nhìn vào các bảng biểu đồ thống kê tình hình sản xuất và tiêu thụ các loại thép qua các tháng của năm 2008( biểu đồ ở phần dưới và bảng số liệu phần mục lục) có thể thấy rất rõ vào những tháng cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép của Việt Nam, số lượng sản xuất và tiêu thụ thép đều giảm.

Nếu nhìn vào bảng thống kê giá bán thép xây dựng trung bình qua các tháng cũng thấy biên độ dao động rất lớn. Giá thép xây dựng đã có tháng đạt cao nhất, vượt 20 triệu đồng/tấn vào tháng 7/2008, nhưng tháng 8/2008 lại giảm chỉ còn 16 triệu đồng/tấn và tháng thấp nhất đã xuống dưới 10 triệu đồng/tấn (tháng 11/2008). Hiện tại giá thép xây dựng ở mức 11,5 – 11,7 triệu đồng/tấn.

Nếu nhìn vào bảng thống kê giá bán thép xây dựng trung bình qua các tháng từ đầu năm 2006 đến cuối năm 2008 thì hẳn chúng ta sẽ thấy một xu hướng tăng giá thép khá nhanh và đều trong các tháng ở trong các năm trước. Và đến năm 2008 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế lên chúng ta thấy được biên độ dao động giá của thép xây dựng là rất lớn.

Một phần của tài liệu Định hướng và phát triển ngành thép giai doạn 2015 đến 2020 (Trang 36)