Tác động tới môi trường của ngành công nghiệp thép

Một phần của tài liệu Định hướng và phát triển ngành thép giai doạn 2015 đến 2020 (Trang 27)

1. Tình hình chung về ngành công nghiệp thép ở việt nam

1.5 Tác động tới môi trường của ngành công nghiệp thép

Đầu tư những thiết bị... bỏ đi! Đây là những vấn đề nhức nhối đối với môi trường của chúng ta.

Từ những dự án có suất đầu tư rất thấp được phê duyệt như : Dự án luyện cán thép của tập đoàn Tycoons (Đài Loan) ở Dung Quất, có suất đầu tư khá thấp, chỉ khoảng 200 đô la Mỹ/tấn thép thành phẩm. Một nhà máy thép khác, vừa được Công ty Vạn Lợi và Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh có suất đầu tư cũng rất thấp là - 212 đô la Mỹ/tấn. các dự án này có xuất đầu tư chỉ bằng 1/4 , 1/5 lần hai dự án do tập đoàn Tata (Ấn Độ) và Posco (Hàn Quốc) dự định đầu tư ở Hà Tĩnh và Khánh Hòa. Những dự án luyện cán thép với suất đầu tư ban đầu thấp như thế sẽ không giúp ngành thép cạnh tranh tốt hơn trong tương lai. Trái lại, điều này còn đặt Việt Nam trước nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ lò cao của các nước, đồng thời gây ra những tác hại lớn về môi trường và có thể khiến cho tình hình thiếu hụt năng lượng trở nên trầm trọng hơn.

Các dự án thép với lò cao dung tích dưới 1.000 mét khối và lò luyện thép nhỏ, tuy chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng không có nghĩa là giá thành thép sản xuất sẽ rẻ hơn!

Theo các chuyên gia của Hiệp hội Thép Việt Nam, mức tiêu hao than cốc cho một tấn gang đối với loại lò cao mà Vạn Lợi, Tycoons định đưa vào Việt Nam nhiều gấp đôi so với sử dụng loại lò dung tích 3.000 mét khối trở lên. Đồng thời, lò cao và lò luyện thép (đi từ gang) loại nhỏ cũng tiêu tốn năng lượng, nước nhiều hơn hẳn. Ngoài tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên nhân khiến Chính phủ Trung Quốc đi đến quyết định cấm sử dụng lò cao, lò luyện thép nhỏ là do lượng chất thải và khí gây hiệu ứng nhà kính quá lớn, nhưng khả năng xử lý thì không khả thi về kinh tế. Ông Cường nói: "Chỉ những dự án sử dụng loại lò cao 3.000 mét khối trở lên thì việc đầu tư xử lý chất thải mới có hiệu quả".

Trong khi Trung Quốc đang muốn loại bỏ các lò cao dưới 300 mét khối và cấm sử dụng lò dưới 1.000 mét khối, thì Việt Nam lại dễ dàng bật đèn xanh cho loại thiết bị, công nghệ lạc hậu này. Trong những năm tới rất có khả năng nhiều dây chuyền luyện gang, thép bị loại bỏ ở Trung Quốc sẽ được đưa về lắp đặt ở Việt Nam . Bài học "xương máu" này đã từng xảy ra với ngành sản xuất xi măng.

Trong tình hình thiếu điện như hiện nay, việc chấp nhận dây chuyền sản xuất gang, thép lạc hậu, tiêu thụ nhiều điện, than... sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng của nền kinh tế, đẩy Việt Nam tiến nhanh hơn đến tình trạng mất cân đối về năng lượng.

Ngoài ra, việc gần đây xuất hiện một loạt dự án thép quy mô lớn cũng có thể không phải do tiềm năng thị trường, môi trường đầu tư hấp dẫn, mà có thể vì Việt Nam dễ tiếp nhận các dự án phát sinh nhiều khí thải và các chất thải nguy hại cho môi trường.

Một phần của tài liệu Định hướng và phát triển ngành thép giai doạn 2015 đến 2020 (Trang 27)