Đầu vào của ngành công nghiệp thép

Một phần của tài liệu Định hướng và phát triển ngành thép giai doạn 2015 đến 2020 (Trang 26)

1. Tình hình chung về ngành công nghiệp thép ở việt nam

1.4 Đầu vào của ngành công nghiệp thép

Nhìn chung đầu vào của ngành thép Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào phôi thép nước ngoài đặc biệt là phôi thép Trung quốc. Đây là một vấn đề hết sức đáng lo ngại. Theo thống kê thì năm 2004 lượng phôi thép nhập khẩu của ta là 80% đến năm 2006 lượng phôi thép nhập khẩu của Việt Nam lên tới 70% thì đến cuối năm 2008 thì lượng phôi thép nhập khẩu đã giảm xuống còn có 48.68%. tuy có những tốc độ cải tiến khá lớn về lượng phôi thép nhập khẩu nhưng số lượng phôi thép nhập khẩu đó vẫn là con số rất lớn.Và hệ quả là ngành này đến nay vẫn chịu sự phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu (NK), khiến cho nền kinh tế nhiều phen lao đao.

Cuối năm 2006, đầu năm 2007 hàng loạt dự án xây dựng cơ bản (XDCB) sử dụng nguồn vốn nhà nước và tư nhân đình đốn, chậm tiến độ thi công hoặc phải xin dãn tiến độ thực hiện vì không thể chịu được sự tăng giá "phi mã" của các loại VLXD, trong đó có thép xây dựng.

Theo Hiệp hội Thép VN (VSA), trong nửa đầu năm nay các công trình XDCB của Nhà nước, các dự án đầu tư nước ngoài và xây dựng dân dụng đang gia tăng đáng kể khiến tổng lượng tiêu thụ thép cả nước đã tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thế nhưng, một nghịch lý là, trong khi năng lực sản xuất thép trong nước đang dư thừa thì lại phải nhường thị trường cho lượng thép giá rẻ của Trung Quốc (TQ) được hỗ trợ bởi chính sách khuyến khích XK đã tràn vào VN (đặc biệt là thép cuộn).

Đồng thời với chính sách khuyến khích XK thép thành phẩm, TQ cũng siết lại việc XK phôi thép bằng cách tăng thuế XK phôi năm 2007 từ 5% lên 15% khiến giá phôi NK đã ở mức kỷ lục: Bình quân từ 520-530 USD/tấn, có loại lên tới 540-550USD/tấn.

Do còn phụ thuộc tới 70% vào lượng phôi NK và cũng không dễ mua nên sau khi đã cộng đủ các loại thuế, chi phí thì giá một tấn thép của các DN ngành thép tại xưởng đã là 629 USD/tấn, tương đương 10,13 triệu đ/tấn (tăng 2 triệu đ/tấn so với trước). Điều này đã giội một "gáo nước lạnh" vào các công trình xây dựng đang cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình thực hiện đầu tư XDCB bằng các nguồn vốn nhà nước, vốn tín dụng, trái phiếu chính phủ, vốn ODA... thời gian qua đều rất chậm so với kế hoạch, mà nguyên nhân quan trọng chính là sự tăng giá của các nguyên liệu đầu vào như sắt thép, xăng dầu...

Đầu tư không hiệu quả, năng lực kém và lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK là hiện trạng ngành thép VN.

Một phần của tài liệu Định hướng và phát triển ngành thép giai doạn 2015 đến 2020 (Trang 26)