Phân tích đánh giá về thực trạng ngành công nghiệp thép

Một phần của tài liệu Định hướng và phát triển ngành thép giai doạn 2015 đến 2020 (Trang 56)

nghiệp thép

1. Những thành tựu và nguyên nhân của những thành tựu

1.1. Có tốc độ tăng trưởng cao

Ngành thép của Việt Nam chúng ta những năm gần đây đã có những bước nhảy khá tốt có tốc độ tăng trưởng rất cao đạt tới trên 30% một năm. Và đã dần cải thiện lớn được cán cân xuất nhập khẩu thép ( về phần tỷ trọng). Nguyên nhân chính ngành công nghiệp thép có tốc độ tăng trưởng khá cao trong thập niên gần đây đó là việc nổi lên quá nhiều các dự án thép trong những thập niên gần đây giúp sản lượng thép của Việt Nam gia tăng rất nhanh.

Sự tăng nhanh của các dự án thép có thể kể đến nguyên nhân do thị trường trong nước của chúng ta vần còn rộng. Theo số liệu thống kê năm 2000 Việt Nam có tới gần 70% thép phải nhập khẩu, vì vậy các doạnh nghiệp trong nước chỉ đáp ứng được một phần khá nhỏ thị phần trong nước còn lại là thị phần do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp đặc biệt là các doanh nghiệp Trung Quốc. Vì vậy với nguồn tài nguyên về nguyên liệu và lao động rẻ cộng với thị phần còn khá lớn thì đầu tư vào ngành thép là một dự án khá khả thi.

Mặt khác tốc độ tăng trưởng của Việt Nam từ năm 1995 trở lại đây là rất cao đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cho lên nhu cầu tiêu thụ thép trong nước ngày càng cao.

Một nguyên nhân khác nữa đó là do Việt Nam chưa có những tiêu chuẩn sát xao trong các điều khoản về chất thải, khí thải lên các doanh nghiệp thường đỡ mất một khoản chi phí xử lý chất thải và cũng đồng thời tạo điều kiện cho các dự án chất lượng thấp, các dự án luyện thép lò cao dưới 500m3 có thể hoạt động. Điều này giúp tăng các dự án sản xuất thép.

1.2. Khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng được cải thiện

Chúng ta đã dần nghiểm túc hơn trong vấn đề công nghệ sản xuất thép. Đã bước đầu có những nghị quyết và cải tổ về tiêu chuẩn môi trường và hạn chế sử dụng công cụ kén chất lượng, công nghệ lò cao co dung tích thấp. Ngành thép của Việt Nam đã có những sự quy hoạch khá tiến bộ và hợp lý với việc tập trung với quy mô lớn

Do áp lực cạnh tranh ngày càng ngay ngắt của các nước sản xuất thép hàng đầu thế giới như Trung quốc, Nga, Ấn Độ… đã tạo áp lực lớn để các doanh nghiệp trong nước áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Do nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, và sự đòi hỏi về chất lượng sản phẩm đã tạo sức ép cho doanh nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật đổi mới công nghệ.

2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế

2.1 Nghịch lý cung cầu cung vượt quá cầu mà giá thép vẫn rất cao

Nguyên nhân của sự tồn tạ này đó là sự thiếu quy hoạch. Đây có thể nói là một nguyên nhân rất lớn gây ra hạn chế mất cân đối cung cầu, Để phát triển ngành thép được tốt thì nhất thiết phải chủ động được một lượng lớn nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất. Ở đây tôi muốn nói đến là phôi thép. Ở giai đoạn những năm 1995 đến năm 2000 chúng ta phải nhập khẩu tới gần 90% phôi thép điều đó sẽ là một điều hết sức khó chấp nhận đối với một quốc gia có đầy đủ điều kiện để phát triển phôi thép. Dường như chúng ta đang xa vào miếng mồi ngon là sản xuất thành phẩm và từ đó là nguyên nhân để làm mất sự chủ động về nguồn nguyên liệu chính để sản xuất các

thành phẩm thép, và từ đó phải lệ thuộc vào nguyên liệu từ thị trường nước ngoài.

Các nước phát triển ngành thép của các nước trên thế giới, các tập đoàn công ty thép trên thế giới đã nhận thấy kết hợp đầu tư với quy mô lớn là tối ưu nhất đối với phát triển ngành thép. Vậy mà Việt Nam là một nước đi sau lại để các doanh nghiệp phát triển nhỏ lẻ. Đành là chúng ta thiếu một khoản vốn rất lớn để làm việc này nhưng nếu cứ phát triển nhỏ lẻ như thế này sau này chúng ta muốn quy hoạch hay sáp nhập lại là điều hết sức khó khăn. Đồng thời chính sự sản xuất nhỏ lẻ này đã khiến chi phí sản xuất rất cao, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, công nghệ yếu kém, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường, và chính sự sản xuất nhỏ lẻ này đã làm ảnh hưởng đến việc hệ thống, đánh giá, thống kê, dự báo cung cầu trong tương lai gây ảnh hưởng tới quy hoạch ngành và từ đó gây ra mất cân đối cung cầu.

Suốt một thời gian dài ngành thép vẫn bị mất cân đối về sản phẩm và phụ thuộc vào nguồn phôi NK, phải chăng do những bất cập trong công tác quy hoạch?

Quy hoạch ngành sản xuất thép là quy hoạch mở, trong khi nhiều dự án chúng ta chủ trương kêu gọi đầu tư vào các khâu: Luyện thép từ quặng, sản xuất phôi và sản xuất các chủng loại thép đặc biệt phải hội đủ các điều kiện chín muồi như thị trường đủ lớn, VN đã hội nhập vào WTO, thì nhà đầu tư mới mạnh dạn bỏ vốn (trước đó đầu tư sẽ gặp rất nhiều rủi ro).

Nay chính là thời điểm chín muồi do nhu cầu tiêu thụ thép của chúng ta tăng mạnh. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến giữa tháng 7 năm 2007, lượng NK nguyên liệu và sản phẩm thép đã là trên 5 triệu tấn, gần bằng cả năm 2006 (6,3 triệu tấn). Cộng với lượng thép sản xuất trong nước thì nhu cầu tiêu dùng thép đã tăng tới 20% so với năm ngoái. Cả năm, mức tiêu thụ thép sẽ lên tới 10 triệu tấn.

Tuy nhiên, lượng thép giá rẻ của TQ tràn vào VN đã giành thị phần của các DN trong nước và trong 6 tháng đầu năm, giá phôi NK từ TQ đã tăng cao khiến giá thành thép cũng tăng theo, do chúng ta vẫn chưa chủ động được hoàn toàn về nguồn phôi.

. Giá phôi thép bình quân năm 2006 chỉ có 389USD/tấn, đến tháng 6.2007 đã là 513USD/tấn, tăng 124USD/tấn (tương đương 2 triệu đ/tấn) và đến cuối năm 2008 thì giá phôi thép là 686 USD/tấn tăng 173USD/ tấn tức

xáp xỉ 3.3 triệu đồng. Mà giai đoạn này còn đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nên đã có chiều hướng hạ nhiệt của giá phôi thép.

Ngoài ra, giá điện, giá xăng dầu, than và phí vận tải tăng cũng tác động lớn đến giá thành sản xuất thép. Việc tính toán giá thành của thép căn cứ theo giá phôi NK bình quân chỉ để tham khảo, vì thực tế nhiều công ty đã phải mua cao hơn giá bình quân.

Có một số ý kiến cho rằng, khi nhập được giá phôi thấp thì phải bán giá thấp, ngay cả khi giá phôi nhập đã tăng cao. Nhưng làm theo cách tư duy này là trái với quy luật kinh tế thị trường, vì thép đã là ngành chịu sự cạnh tranh khốc liệt, không một DN nào dám mua rẻ, bán đắt vì làm như vậy sẽ tự đưa thị phần của mình cho đối phương.

Sự quy hoạch không triệt để này đã làm việc cung cấp sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của thị trường gây tốn kém thất thoát.

Chúng ta thiếu sự đào tạo những nguồn nhân lực có trình độ, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tương lai của ngành thép. Khi mà công nghệ ngày càng đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật.

+ khó khăn cho các doanh nghiệp thép trong nước các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh về giá cả và chất lượng.

Còn lý giải cho việc giá thép nhập khẩu rẻ hơn giá thép trong nước, một cán bộ VNSteel cho biết, do nền kinh tế các nước đều gặp khó khăn, công trình xây dựng – cầu, giảm, từ đó tạo ra cung dư thừa nên họ xuất khẩu bán tháo để thu hồi vốn. Mặt khác, chu kỳ đảo nợ ở các công ty nước ngoài đang đến nên buộc một số công ty thiếu vốn phải bán lỗ, bán dưới giá thành để lấy tiền trả nợ...

2.2 Gây tác hại tới môi trường

Các dự án của ngành thép thường có công nghệ rất thấp và nguyên nhân mấu chốt của việc có công nghệ thấp ở đây có thể nhắc tới đó là các doanh nghiệp của Việt Nam thiếu vốn. Vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển ngành thép, với một ngành có lợi thế về quy mô như ngành thép thì nhất thiết cần có nguồn vốn lớn để phát triển. Các doanh nghiệp để có nguồn vốn cần có sự hợp tác và trợ giúp của chính phủ nhưng chúng ta có thể nói chưa có sự hợp tác tốt giữa chính phủ và các tập đoàn thép vì vậy chưa thể hình thành các tổng công ty thép với quy mô khổng lồ.

Hiện nay doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam là tổng công ty thép Việt Nam cũng mới chỉ có 2.171.000 tấn cán . Và sự hợp tác này chủ yếu đi vào bề rộng chưa thực sự phát triển về chiều sâu

Ngoài ra một nguyên nhân nữa góp phần hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp ngành thép gây tác hại đến môi trường đó là không có những chính sách nghiêm khắc đối với những tiêu chuẩn về chất thải của các nhà máy. Ngoài ra một trong các nguyên nhân khiến cho môi trường bị hủy hại đó là các doanh nghiệp ngành thép không được quy hoạch tốt, nếu có quy hoạch, có những quy trình xử lý chất thải chung thì tác hại của chất thải ngành công nghiệp thép sẽ giảm đi rất nhiều.

2.3 Thiếu sự chủ động về nguyên liệu

Như đã đề cập ngành thép của việt nam có tới gần 50% phôi thép phải nhập khẩu, và có giai đoạn là lên tới trên 80% lượng phôi thép phải nhập khẩu. điều này đã bao phen làm các doanh nghiệp lao đao vì giá phôi còn cao hơn giá thành phẩm. Chính sự bị động về nguyên liệu mà giá cả của ngành thép liên tục bị lao thang và diễn biến bất thường và phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Và khi có diễn biến bất thường xảy ra thì hậu quả sẽ là rất nặng nề và nó sẽ đặt lên vai các doanh nghiệp trong nước ta đầu tiên.

2.4 Thiếu sự ổn định và khả năng kiểm soát thị trường

Nguyên nhân của việc thiếu sự ổn định này đó là các doanh nghiệp thép Việt Nam không chủ động được nguồn nguyên liệu mà phụ thuộc quá nhiều vào nguồn phôi thép bên ngoài đặc biệt là Trung Quốc như đã nêu ở phần trên. Và chính sự mất kiểm soát về giá cả đầu vào đã gây tới sự mất kiểm soát về giá thành sản phẩm.

Nguyên nhân khác của sự thiếu ổn định và khả năng kiểm soát thị trường của các doanh nghiệp ngành thép có thể kể tới đó là sức ảnh hưởng của các doanh nghiệp trong nước đến thị trường thép còn yếu ngay cả khi đó là thị trường trong nước, các doanh nghiệp trong nước chưa thực sự áp đặt được thị trường mà phụ thuộc vào giá cả, chính sách của các thị trường thép thế giới đặc biệt là thị trường Trung quốc.

Chất lượng nguồn nhân lực ngành thép của Việt Nam còn rất thấp hầu hết là lao động phổ thong, còn những lao động qua đào tạo thì cũng không được đào tạo chuyên sâu về ngành, nguyên nhân của vấn đề này là :

+ Do công nghệ áp dụng sản xuất thép của Việt Nam thường là rất thấp với lò cao thường từ 10m3 trở xuống lên yêu cầu trình độ công nhân là không cao.

+ Chúng ta chưa tự động hóa được các dây truyền sản xuất mà thường với lao động chân tay lên yêu cầu trình độ của công nhân ở nhiều giai đoạn chỉ cần phổ thong.

+ Ngành thép là ngành mới thực sự phát triển đánh dấu vào năm 1995 trở lại đây, lên chúng ta chưa hình thành được hệ thống giáo dục,cơ sở giáo dục đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu của ngành thép.

+ Chính sách đãi ngộ người có trình độ của Việt Nam chưa cao lên công tác giáo dục vẫn chưa thực sự nhiều các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực ngành công nghiệp thép tham gia vào công tác giảng dạy cũng như thực hành.

Chương III : Định hướng và giải phápphát triển ngành công nghiệp thép phát triển ngành công nghiệp thép

trong giai đoạn 2010 – 2020

Một phần của tài liệu Định hướng và phát triển ngành thép giai doạn 2015 đến 2020 (Trang 56)