Vấn đề dịch thuật và việc chuyển dịch thuật ngữ dệt may từ tiếng Anh sang

Một phần của tài liệu t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 67)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.5.1. Vấn đề dịch thuật và việc chuyển dịch thuật ngữ dệt may từ tiếng Anh sang

tiếng Anh sang tiếng Việt

Dịch thuật là quá trình làm việc với ngôn ngữ, đây là công việc quan trọng giúp người đọc, người nghe có thể hiểu rõ về văn bản ngôn ngữ. Các thuật ngữ nước ngoài được chuyển dịch sang tiếng Việt vẫn phải đảm bảo tiêu

65

chuẩn, nguyên tắc của thuật ngữ – đó là tính một nghĩa và tính chặt chẽ về cấu trúc. Ví dụ: telephone: điện thoại; formule: công thức; reaction: phản ứng; electron: điện tử; telecommunication: viễn thông…

Cấu tạo thuật ngữ theo phương thức sao phỏng một mặt đòi hỏi phải có kiến thức sâu về tiếng Việt và tiếng nước ngoài, mặt khác, phải có những hiểu biết sâu về chuyên ngành mà thuật ngữ được sử dụng. Trong quá trình chuyển dịch thuật ngữ nước ngoài, đã có một số thuật ngữ phù hợp bằng tiếng Việt được đặt ra dựa trên nghĩa của thuật ngữ nước ngoài. Theo Hà Quang Năng, “Thuật ngữ phù hợp (là từ đơn, từ ghép) có số lượng rất ít, không đảm bảo tính hệ thống của thuật ngữ tiếng Việt”[19]. Cũng theo số liệu Hà Quang Năng (dẫn theo luận án của Nguyễn Kim Thanh (Khảo sát hệ thuật ngữ tin học – viễn thông tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005) thì trong hệ thống thuật ngữ tin học – viễn thông, số lượng thuật ngữ phù hợp được đặt ra bằng tiếng Việt chỉ chiếm “chưa đầy 1% (250 thuật ngữ / 30.000 thuật ngữ) trong hệ thống thuật ngữ tin học – viễn thông tiếng Việt”. Trong thuật ngữ ngành thương mại, “số thuật ngữ có hình thức cấu tạo là từ chỉ chiếm 2,3% (100/4252)” . Thực tế cho thấy, tồn tại hai khả năng dịch nghĩa những thuật ngữ tương ứng trong tiếng nước ngoài – đó là dịch có tương đương và dịch không có tương đương. Nếu có tương đương thì mới có thể chuyển dịch một cách chính xác. Trường hợp này thực sự đã đạt được việc đặt thuật ngữ phù hợp hoàn toàn bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, đi vào cụ thể, việc có tương đương trong dịch thuật ngữ cũng có mức độ khác nhau. [19].

Thuật ngữ cũng là một phần của ngôn ngữ nên việc dich thuật ngữ có một ý nghĩa lớn đối với các ngành khoa học nói chung và đối với thuật ngữ dệt may nói riêng. Các thuật ngữ có cấu tạo chủ yếu nhờ con đường dịch thuật từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Trong chương hai, chúng tôi đã khảo sát các mô hình cấu trúc của thuật ngữ dệt may, trong phần này chúng tôi trình bày

66

về chuyển dịch thuật ngữ dệt may Anh Việt. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dich thuật ngữ khác nhau như sau.

3.5.1.1 . Dịch thuật tương đương (equivalence)

Dịch thuật tương đương (equivalence) là một khái niệm trung tâm của lý thuyết dịch. Trong lý thuyết dịch, tương đương dịch thuật là quy trình chuyển dịch, thay thế một văn bản trong ngôn ngữ nguồn bằng một văn bản trong ngôn ngữ đích. Đó là mối quan hệ tương ứng giữa các đơn vị dịch thuật của hai văn bản, văn bản nguồn và văn bản đích trên cơ sở chú ý đến các yếu tố ngoài ngôn ngữ, các điều kiện ngữ dụng, văn bản và phong cách ở người tiếp nhận. Trong dịch thuật ngữ tồn tại hai khả năng: có tương đương và không có tương đương. Nếu có tương đương thì mới chuyển dịch thuật ngữ một cách chính xác, nếu không có tương đương thì phải vay mượn nguyên dạng, phiên âm, chuyển tự, hoặc dịch ý.

a. Các thuật ngữ có tương đương 1- 1

Tương đương 1-1: tức là một thuật ngữ gốc chỉ có duy nhất một thuật ngữ dịch tương đương. Đây là trường hợp lí tưởng khi dịch thuật ngữ. Ví dụ: export – xuất khẩu; import – nhập khẩu; exchange – ngoại tệ; tax – thuế… Đó là những từ, cụm từ trong ngôn ngữ nguồn được thể hiện bằng những từ, cụm từ có nội dung tương ứng trong ngôn ngữ đích. Tức là cứ một thuật ngữ gốc chỉ có một thuật ngữ dịch tương ứng. Trong chuyên ngành tiếng Anh dệt may có nhiều thuật ngữ có tương đương 1- 1. Điều cần lưu ý ở đây là sự khác nhau về trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Thường trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt ngược nhau. Từ đứng cuối cùng trong thuật ngữ tiếng Anh là thành tố chính, thành tố trung tâm của thuật ngữ, rồi đến thành tố phụ (TTP) xếp theo thứ tự ưu tiên thành tố đứng gần thành tố chính. Trong tiếng Việt thường thành tố đầu là thành tố trung tâm (TTTT).

67 Ví dụ:

textile dệt may

traditional textile dệt may truyền thống TTP TTTT TTTT TTP

b. Dịch các thuật ngữ có tương đương 1>1

Tức là khi có một thuật ngữ gốc nhưng có nhiều hơn một thuật ngữ dịch tương đương. Ví dụ: transfer – chuyển giao, chuyển nhượng, chuyển ngân, sang tên, điều động, chuyển vận, sự dời chuyển; industrial relation – quan hệ tư bản, lao động, quan hệ lao tư, quan hệ chủ nợ, quan hệ con người trong xí nghiệp; turkey contract – hợp đồng chìa khoá trao tay, hợp đồng mở khoá bao thầu toàn bộ (thuật ngữ kinh tế thương mại); acces – truy cập, truy nhập, truy xuất, truy đạt; computer – máy tính điện tử, máy điện toán, máy tính, máy vi tính; acceptor – mạch nhận, mạch cộng hưởng nối tiếp, nguyên tử nhận, phần tử nhận (thuật ngữ điện tử – tin học); co-occurrence – sự đồng hiện, sự cùng xuất hiện; core rule – quy tắc lõi, quy tắc hạt nhân; place – vị trí, chỗ, nơi chốn (thuật ngữ ngôn ngữ học); card frame- máy tạo mành, khung tạo mành (thuật ngữ dệt may).

suit 1. bộ comlê

2. bộ quần áo giáp

kapok 1. bông gạo

2. bông gòn

basting 1. bìa luồn sợi dọc 2. may lược

fleece 1. bộ lông cừu

2. bộ áo lông cừu

hemp 1.cây cần sa

2. gai dầu

68

2. hàng dệt kim

stitch 1. lại mối

2. mũi may

Những thuật ngữ này trong tiếng Anh chỉ là 1 đơn vị có nội hàm rộng, nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Việt thì lại được dịch thành >1 thuật ngữ. Những từ được dịch ra nhiều biến thể khác nhau như vậy đã gây không ít khó khăn cho người sử dụng. Điều này đòi hỏi người sử dụng cần phải cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp căn cứ vào nội dung ngữ nghĩa của từ ngữ trong ngôn ngữ đích.

c. Tương đương > 1:xảy ra khi trong ngôn ngữ gốc có nhiều thuật ngữ chỉ một khái niệm khoa học, nhưng chỉ có một thuật ngữ dịch tương đương.

1. card flat 2. top

mui máy chải

2 1.dyeing-and-finishing establishment

2. dyeing-and-finishing plant

nhà máy nhuộm và hoàn tất

3 1. shuttle point 2. spur

mũi thoi

4 1. dye-house 2. dyery

phân xưởng nhuộm

5 1. gum

2. glue

keo

3.5.1.2. Dịch không có tương đương (non - equivalence)

Khi một thuật ngữ tiếng Anh được dịch sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt dịch sang tiếng Anh, điều cần thiết là chúng ta cần phải xem xét liệu thuật ngữ đó có từ tương đương không và nó có thoả mãn tiêu chí của thuật ngữ không. Và trong trường hợp không có từ tương đương (vì thực tế sự khác nhau giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích là điều không thể tránh khỏi) thì

69

người ta thường phải dịch thuật ngữ. Điều này dẫn tới sự thay đổi nghĩa được chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Người dịch có nhiệm vụ phân tích và làm cho nghĩa được chuyển dịch dễ hiểu và đảm bảo tính chính xác. Thông thường không tương đương dịch thuật xuất hiện trong các tình huống cụ thể sau:

Tình huống Ví dụ Ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích

có sự khác biệt về nghĩa.

design composition: bố cục tạo dáng

Ngôn ngữ đích thiếu các thuật ngữ. sliver funnel: phễu tụ cúi Việc sử dụng các từ vay mượn trong

các văn bản của ngôn ngữ nguồn.

cotton: cotton (loại sợi mềm và đều sợi, mọc quấn quanh hạt của cây bông vải)

Đối với trường hợp dịch không có tương tương như đã liệt kê phần trên thì với một số thuật ngữ dệt may được chuyển đổi từ tiếng Anh sang tiếng Việt buộc phải dịch theo cách gọi là thuật ngữ giải thích. Đây là quá trình dịch từng từ một, bám sát từng chữ, chuyển dịch ngữ pháp, trật tự từ cũng như nghĩa cơ bản của tất cả các từ trong ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích trong quá trình dịch mà vẫn đảm bảo ý nghĩa chính xác của ngôn ngữ nguồn.

Số TT

Thuật ngữ tiếng Anh Thuật ngữ tiếng Việt

1 Bistre mầu nâu sẫm (một sắc tố mầu nâu trong suốt được điều chế bằng cách đun sôi muội than củi. Màu này thường được dùng làm màu nước và để nhuộm)

2 industrial fine textile base on traditional arts

dệt may công nghiệp dựa trên nền tảng dệt may truyền thống

70

3 folk art nghệ thuật dân gian truyền thống 4 traditional textile dệt may truyền thống

5 traditional textile – training and applying at present time in fine arts design college

dệt may truyền thống trong đào tạo và ứng dụng ngày nay trong trường đại học dệt may

Bảng 45: Số lượng thuật ngữ dịch theo cách giải thích

Một phần của tài liệu t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 67)