Đặc điểm định danh của thuật ngữ dệt may tiếng Anh

Một phần của tài liệu t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 56)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2. Đặc điểm định danh của thuật ngữ dệt may tiếng Anh

Dựa trên cơ sở lí luận về định danh, chúng tôi tiến hành khảo sát thuật ngữ dệt may trong tiếng Anh để tìm hiểu cụ thể đặc điểm định danh của chúng. Cụ thể, chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu các vấn đề sau:

- Đặc điểm định danh của các thuật ngữ - đơn vị định danh tổng hợp tính - Đặc điểm định danh của các thuật ngữ - đơn vị định danh miêu tả. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi đã tiến hành khảo sát được 203/800 đơn vị thuật ngữ có định danh bậc 2. Đây là mảng thuật ngữ có số lượng khá

54

nhiều trong ngành dệt may chiếm 25,375% thuật ngữ khảo sát. Do số lượng khảo sát quá dài nên chúng tôi cắt vào:

Phụ lục 8- Bảng 34: Bảng kết quả các đơn vị có định danh bậc 2- thuật ngữ dệt may tiềng Anh - Trang 48

Các đặc trưng được lựa chọn để định danh khá phong phú, gồm 8 đặc trưng. Các đặc trưng được lựa chọn để định danh trong ngành dệt may bao gồm: chức năng (126 lần), thiết bị (96 lần), nguyên liệu (67 lần), tính chất (43 lần sử dụng), sản phẩm (37 lần), công dụng (30 lần), hình dáng (2 lần), vị trí (1 lần). Như vậy, đối với lĩnh vực dệt may, đặc trưng chức năng đem lại giá trị khu biệt nhiều nhất. Các đặc trưng: kích thước, danh pháp ít được quan tâm.

Có 7 mô hình định danh của thuật ngữ dệt may có 1 đặc trưng định danh được chúng tôi sắp xếp thứ tự theo số lượng thuật ngữ từ lớn tới nhỏ. Tuy trật tự các thành tố trong thuật ngữ tiếng Anh ngược với tiếng Việt, nhưng để tiện theo dõi chúng tôi sẽ đảo lại trật tự này trong các mô hình.

Mô hình 1. Thiết bị + chức năng

Đây là mô hình của 68 thuật ngữ với yếu tố chỉ thiết bị đứng ở vị trí trung tâm, yếu tố chỉ chức năng của thiết bị đứng ở vị trí phụ nghĩa. Ví dụ: trong belting loom (máy dệt đai), cutting table (bàn cắt) thì loom, table là yếu tố trung tâm, còn belting, cutting là yếu tố phụ nghĩa,... Chúng tôi xin trích số liệu khảo sát được trong:

Phụ lục 9: Bảng 35- Mô hình 1. Thiết bị + chức năng- Trang 57

Mô hình 2. Nguyên liệu + tính chất

Mô hình này có 37 thuật ngữ, ví dụ: duck fabric (vải bạt), brass button (cúc đồng)... chúng tôi xin trích số liệu khảo sát được trong:

55

Mô hình 3. Nguyên liệu + chức năng

Mô hình này đã tạo ra 30 thuật ngữ. Ví dụ: flourishing thread (sợi trang trí), mending thread (chỉ đính cúc)... chúng tôi xin trích số liệu khảo sát được trong: Phụ lục 11: Bảng 37- Mô hình 3. Nguyên liệu + chức năng (Trang 62)

Mô hình 4. Sản phẩm + công dụng

Có 29 thuật ngữ theo mô hình định danh này, ví dụ: wedding dress (quần áo cưới), ball dress (áo mặc khiêu vũ), bed sheet (khăn trải giường)... chúng tôi xin trích số liệu khảo sát được trong: Phụ lục 12: Bảng 38- Mô hình 4. Sản phẩm + công dụng (Trang 64)

Mô hình 5. Sản phẩm + tính chất

Có 6 thuật ngữ theo mô hình này, ví dụ: crash towel ( khăn lông), crash towel (khăn mộc) …

1 crash towel khăn mộc

2 curl-pile fabric quần nhung quăn

3 loop towel khăn lông

4 open neck shirt cổ áo tròn

5 plain back velveteen vải nhung nền sợi dọc vân điểm 6 ready-made clothing quần áo may sẵn

Bảng 39: Mô hình 5- Sản phẩm + tính chất

Mô hình 6. Sản phẩm + hình dáng

Đây là mô hình của 2 thuật ngữ sau:

1 round neck shirt áo cổ tròn

2 bobbin winder quần ống búp

Bảng 40: Mô hình 6- Sản phẩm + hình dáng

Mô hình 7. Chất liệu + vị trí

Đây là mô hình có số lượng thuật ngữ ít nhất: 1 thuật ngữ được định danh theo mô hình này. Đó là thuật ngữ:

56

face picks sợi ngang mặt

Bảng 41: Mô hình 7- Chất liệu + vị trí

Một phần của tài liệu t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)