5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.4.1. Những tương đồng
Cả hai hệ thuật ngữ dệt may tiếng Anh và tiếng Việt đều có số lượng thuật ngữ bản ngữ rất ít, đa phần là thuật ngữ vay mượn. Về hiện tượng vay mượn, thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đều vay mượn từ các ngôn ngữ khác: tiếng Anh vay mượn phụ tố và căn tố để cấu tạo từ và từ phái sinh, các phụ tố cũng chủ yếu đến từ tiếng La Tinh và Hy Lạp; trong khi tiếng Việt không vay mượn căn tố và phụ tố, nhưng sử dụng các yếu tố từ vựng tiếng Hán để tạo tương đương. Đây là những yếu tố góp phần tạo hệ thuật ngữ tiếng Việt mang tính hệ thống. Ví dụ :
inorganic fibre xơ gốc vô cơ
62
hygroscopic property tính hút ẩm
dichroism tính lưỡng sắc
vkewness bất đối xứng
various tính đa dạng
Một điểm trùng nhau nữa là trong hai ngôn ngữ, thuật ngữ có dạng thức là cụm từ là chủ yếu. Số lượng thuật ngữ là cụm từ, từ ghép phân nghĩa, trong tiếng Anh và tiếng Việt chiếm tỷ lệ lớn. Thuật ngữ là từ ghép và cụm từ đều được phân loại dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố và từ loại của thành tố trung tâm quyết định từ loại của thuật ngữ. Trong từ ghép đẳng lập, các thành tố đều có nghĩa tương đương nhau. Trong từ ghép phân nghĩa, thành tố trung tâm bao giờ cũng biểu thị ý nghĩa phạm trù và giữ vai trò chính, vai trò trung tâm, còn thành tố phụ biểu thị thuộc tính khu biệt của sự vật, quá trình, hay tính chất do thành tố trung tâm biểu thị.