Những khác biệt

Một phần của tài liệu t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 65)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.4.2. Những khác biệt

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai ngôn ngữ là trật tự từ. Điều này được thể hiện rõ nhất ở hình thức từ ghép chính phụ, trật tự từ là nhân tố quan trọng trong cả hai ngôn ngữ. Nếu thành tố thứ nhất là thành tố trung tâm thì thành tố thứ hai là thành tố phụ và ngược lại. Tuy nhiên, trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt hoàn toàn khác nhau. Trong tiếng Anh phần lớn các trường hợp thành tố trung tâm luôn đứng sau, thành tố phụ đứng trước. Ngược lại, trong tiếng Việt thành tố trung tâm đứng trước, thành tố phụ đứng sau.

Tiếng Anh và tiếng Việt thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau cho nên cách thức cấu tạo thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ khác nhau. Trong tiếng Anh có hiện tượng từ phái sinh (thêm tiền tố hậu tố) để cấu tạo thuật ngữ, còn tiếng Việt chỉ dùng phương thức ghép từ để cấu tạo thuật ngữ.

a. Về hình thức

Hệ thuật ngữ dệt may tiếng Anh và Việt có sự khác biệt rất lớn về mặt hình thức bởi sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ giữa Anh và Việt. Thuật ngữ

63

dệt may tiếng Anh là thuật ngữ biến đổi hình thái còn thuật ngữ dệt may tiếng Việt là thuật ngữ không biến đổi hình thái. Chính do đặc điểm này mà phương thức cấu tạo từ của hệ thuật ngữ dệt may tiếng Anh ngắn gọn và thuận lợi hơn tiếng Việt. Thêm vào đó, vì dệt may là ngành còn non trẻ ở Vịêt Nam, hệ thuật ngữ chưa hoàn chỉnh, các tương đương trong hệ thuật ngữ dệt may tiếng Việt nhiều khi chưa hoàn chỉnh, chưa phải là thuật ngữ, có nhiều ngữ đoạn chỉ là dịch để đảm bảo ‎ý nên chưa đảm bảo tính ngắn gọn xúc tích của thuật ngữ. Nhìn chung thuật ngữ dệt may tiếng Việt dài vì phải ưu tiên nội dung thuật ngữ, có những đơn vị chưa được gọi là thuật ngữ nhưng chúng ta vẫn phải chấp nhận sự tồn tại này, vì nếu không sẽ không diễn đạt hết nghĩa tương đương trong tiếng Anh.

b. Về cấu trúc

Hệ thuật ngữ dệt may tiếng Anh và tiếng Việt đều gồm thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức. Thuật ngữ dệt may đơn của tiếng Anh được cấu tạo bằng phương thức phụ tố, thuật ngữ phức được tạo lập chủ yếu bằng các kết hợp phái sinh và ghép từ. Thuật ngữ dệt may tiếng Việt cũng gồm hai loại, thuật ngữ đơn và thuật ngữ phức, thuật ngữ đơn được hiểu là thuật ngữ có cấu tạo bằng một từ đơn, thuật ngữ phức là những thuật ngữ gồm hai từ trở lên. Nét khác biệt chủ yếu là ở chỗ tỷ lệ số lượng thuật ngữ đơn trong hệ thuật ngữ dệt may tiếng Việt ít hơn hẳn so với tỷ lệ ấy trong hệ thuật ngữ dệt may tiếng Anh, và hệ thuật ngữ dệt may tiếng Việt có số lượng thuật ngữ là cụm từ chiếm ưu thế.

c. Về nguồn gốc

Xét về nguồn gốc, chúng tôi thấy rằng hệ thuật ngữ dệt may Anh và Việt cũng bao gồm những thuật ngữ bản địa và thuật ngữ ngoại lai. Thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Anh chủ yếu du nhập từ nguồn La Tinh, Pháp và một số thứ tiếng khác. Thuật ngữ ngoại lai trong tiếng Việt chủ yếu có nguồn gốc Ấn Âu và một số cấu tạo từ yếu tố Hán Việt.

64

Bảng tổng hợp những tƣơng đồng và khác biệt giữa thuật ngữ dệt may tiếng Anh và tiếng Việt

Đặc điểm của thuật ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt

Điểm tương đồng

vay mượn yếu tố cấu tạo từ

vay mượn phụ tố Vay mượn từ vựng

Điểm khác biệt

hình thức biến hình không biến hình hệ thống có tính hệ thống về

hình thức cao

tính hệ thống về hình thức yếu

cấu trúc

-thuật ngữ đơn (nhiều) -thuật ngữ phức (ít)

-thuật ngữ đơn (ít) -thuật ngữ là từ ghép -thuật ngữ là cụm từ (tuyệt đại đa số)

độ dài ngắn gọn chưa ngắn gọn

Bảng 44: Bảng tổng hợp những tương đồng và khác biệt giữa thuật ngữ dệt may tiếng Anh và tiếng Việt

Nhận xét : Từ những điểm so sánh cụ thể nêu trên, có thể thấy rằng hệ thuật ngữ dệt may tiếng Việt cần được xây dựng và chuẩn hoá để đạt được tính thuật ngữ và tính hệ thống. Để làm được điều này, các nhà chuyên môn và các nhà thuật ngữ cần phải cộng tác để tìm phương án giải quyết.

Một phần của tài liệu t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)