Vài nét khái quát về cấu trúc thuật ngữ dệt may tiếng Việt

Một phần của tài liệu t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 59)

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.3.1. Vài nét khái quát về cấu trúc thuật ngữ dệt may tiếng Việt

3.3.1.1 Thuật ngữ đơn

Đơn vị cơ bản cấu tạo từ tiếng Việt là tiếng, còn có cách gọi khác là hình vị hay hình tiết. Từ đơn trong tiếng Việt là những từ do một hình vị cấu tạo nên. Đặc điểm ngữ pháp của chúng là có thể dùng độc lập (độc lập về vị trí, độc lập về cú pháp, độc lập về nghĩa). Thuật ngữ đơn trong tiếng Việt được hiểu là thuật ngữ có cấu tạo bằng một từ đơn. Số lượng từ đơn trong hệ thuật ngữ dệt may tiếng Việt không có nhiều. Qua khảo sát 800 thuật ngữ dệt may tiếng Việt tương đương với 800 thuật ngữ dệt may tiếng Anh, chúng tôi chỉ thu thập được 18/800 thuật ngữ đơn chiếm 2,225 %. Ví dụ: thảm (carpet), kén (cocoon), vải (fabric)...

3.3.1.2. Thuật ngữ phức

Thuật ngữ phức là thuật ngữ gồm hai từ trở lên, bao gồm thuật ngữ ghép và cụm từ. Thuật ngữ dệt may tiếng Việt chủ yếu là thuật ngữ phức. Trong 800 thuật ngữ khảo sát, chỉ có 18 thuật ngữ đơn còn lại là thuật ngữ phức, trong đó số lượng thuật ngữ phức là cụm từ chiếm ưu thế.

a. Thuật ngữ phức có hình thức là từ ghép

Ghép là kết hợp hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa với nhau. Từ ghép là những từ có từ hai hình vị trở lên, được tổ hợp với nhau theo phương thức phối hợp. Theo đó thì từ ghép là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị độc lập. Từ ghép khác với cụm từ hoặc thành ngữ ở những đặc điểm về ngữ nghĩa, cú pháp và các thành tố cấu tạo từ. Về mặt cấu trúc, từ ghép có cấu trúc rất chặt chẽ. Điều này có nghĩa là các thành tố trong từ không thể tách rời nhau, không thể chêm xen các từ khác vào giữa các thành

57

tố trong từ ghép. Ví dụ: áo dài không thể thêm bất cứ từ nào vào giữa các thành tố của nó như «áo rất dài » hoặc «áo không dài »; tiệc cưới hồng không thể được sử dụng như tiệc rất cưới hoặc tiệc vui cưới. Thêm vào đó các thành tố trong từ ghép không có mối quan hệ riêng lẻ với các từ khác ngoài cấu trúc. Từ ghép là một đơn vị nên các thành phần của nó có quan hệ với các từ khác như một chỉnh thể. Ví dụ từ ghép ăn ảnh có thể đứng sau từ “rất” trong tổ hợp từ rất ăn ảnh nhưng từ “rất” không thể kết hợp riêng với từ ăn hoặc từ ảnh để có một nghĩa trọn vẹn. Một tiêu chí rất quan trọng để phân biệt từ ghép với cụm từ là tính trọn vẹn về nghĩa. Nghĩa của từ ghép có thể là nghĩa của các thành tố trong từ cộng lại hoặc nó có nghĩa hoàn toàn khác.Ví dụ từ khẩu đội

có nghĩa phân đội pháo binh nhỏ nhất, khi ghép thêm từ trưởng - khẩu đội trưởng có nghiã người trực tiếp chỉ huy một khẩu đội, hoặc từ kỷ luật có nghĩa là người luôn làm theo những quy định, tuân thủ pháp luật, nhưng khi ghép thêm từ vô - vô kỷ luật thì lại ngược nghĩa hoàn toàn.

Thuật ngữ dệt may trong tiếng Việt được cấu tạo theo phương thức ghép là khá phổ biến, có hai loại chính: ghép đẳng lập (appositional) và ghép chính phụ (endocentric).Ví dụ :

 Ghép đẳng lập: khuôn mẫu, đường nét, mềm dẻo, trưng bày…  Ghép chính phụ: dao khắc, giá may, …

Chúng tôi thu được 252/800 thuật ngữ phức là từ ghép, chiếm 31,500% tổng số thuật ngữ. Thuật ngữ phức là từ ghép trong hệ thuật ngữ dệt may rất ít vì đa số các thuật ngữ phức là cụm từ. Thuật ngữ là từ ghép chủ yếu là các từ gồm hai yếu tố ghép lại (nhưng không phải cứ hai yếu tố ghép lại là từ ghép).

b. Thuật ngữ phức là cụm từ (ngữ)

Theo quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp [7, tr.70], ngữ định danh là những cụm từ biểu thị các sự vật, hiện tượng hay khái niệm nào đó của thực tế. Nó bao gồm những cụm từ thường được gọi là từ ghép (xe đạp, máy tiện, cá vàng, cà chua, áo dài...) và những cụm từ thường được gọi là ngữ cố định

58

như: đường đồng mức, phương nằm ngang, máy hơi nước... Như vậy, ngữ cố định là cụm từ có sẵn trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ nhưng ngữ thể hiện tính cố định và tính thành ngữ. Ngữ cố định theo quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp chính là từ ghép mà chúng tôi đã khảo sát ở trên.

Còn cụm từ (còn gọi là ngữ tự do), là tổ hợp của các từ mà trong đó, thành tố trung tâm là quan trọng nhất, thành tố trung tâm chi phối bản chất cũng như chức năng của ngữ. Nghĩa của cụm từ là do các từ trong đó cấu tạo nên. Thuật ngữ phức là cụm từ xuất hiện rất nhiều trong tiếng Việt chuyên ngành dệt may. Ví dụ:

1 hình hoa nhỏ in điểm spotted minutiae

2 cấu trúc không đều của vải unbalanced cloth structure 3 công nghệ dệt nhiều khổ rộng weaving in multi-widths 4 máy dệt kim đan ngang weft-knitting machine 5 hệ (kéo sợi) chải liên hợp len woolen spinning system 6 hệ (kéo sợi) chải kỹ len worsted spinning system 7 hiệu suất giặt len yield from grease wool 8 chất hoạt động bề mặt surface-active substance

Từ những khảo sát trên, chúng tôi tổng kết thuật ngữ dệt may tiếng Việt như trong bảng sau:

Số TT Thuật ngữ Số lƣợng (tỉ lệ)

1 là từ đơn 18 = 2,25%

2 là từ ghép và ngữ 782 = 97,75 %

3 Tổng số 800

59

Một phần của tài liệu t số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần sữa Ba Vì (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)