5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2.2. Thuật ngữ dệt may có nguồn gốc ngoại lai
* Từ tiếng Pháp: thuật ngữ dệt may tiếng Anh nói riêng phần lớn có nguồn gốc từ Pháp do bối cảnh lịch sử nước Anh đã từng là thuộc địa của Pháp trong nhiều năm. Hiện nay có rất nhiều thuật ngữ dệt may tiếng Anh được vay mượn từ tiếng Pháp, qua thống kê chúng tôi đã tìm được 36/120 thuật ngữ, chiếm 30%.
* Từ tiếng La Tinh: 11/120 thuật ngữ chiếm 9,166% * Từ tiếng Đức: 9/120 chiếm 7,5%
* Từ tiếng Ấn Độ: 2/120 chiếm 1,666% * Đan Mạch: 2/120 chiếm 1,666% * Arap: 2 /120 chiếm 1,666%
* Từ các nguồn khác: các nước sau, mỗi nước có một thuật ngữ, đó là các nước: Sanskrit, Trung Đông, Mã Lai, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Hy Lạp, Mỹ. Sau khi khảo sát thử nghiệm một số lượng nhỏ thuật ngữ dệt may đơn (120 thuật ngữ), chúng tôi nhận thấy là các thuật ngữ chuyên dụng trong lĩnh vực dệt may chủ yếu lại đến từ nguồn ngoại lai, các thuật ngữ chuyên sâu là các từ vay mượn từ các nguồn ngoại lai Pháp, La Tinh, Hy Lạp, đặc biệt là Pháp, La Tinh. Đây cũng là lợi thế rất lớn của hệ thuật ngữ dệt may tiếng Anh, du nhập từ các nước khác, hoàn thiện ngôn ngữ bản địa, làm phong phú thêm vốn từ vựng của mình. Tổng hợp kết quả khảo sát nguồn gốc thuật ngữ dệt may tiếng Anh đã được thể hiện trong bảng sau:
46
TT Nguồn gốc thuật ngữ Số lượng Tỷ lệ so với tổng số thuật ngữ đơn khảo sát (120)
1 bản địa 32 26,666%
2 ngoại lai (Pháp, La Tinh, Hy Lạp, Đức, và các nguồn khác)
74 61,668%
3 không rõ nguồn gốc 14 11,666%
4 Tổng số 120 100%
Bảng 25: Bảng tổng kết nguồn gốc thuật ngữ dệt may tiếng Anh
Nhận xét chung về nguồn gốc hệ thuật ngữ dệt may tiếng Anh: Sau khi khảo sát thử nghiệm một số thuật ngữ đơn ngành dệt may, có thể rút ra nhận xét chung là hệ thuật ngữ dệt may tiếng Anh chủ yếu đến từ nguồn ngoại lai 61,392%, nguồn bản địa chiếm số lượng không nhiều: 26,666%.