5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.3.2. Về nguồn gốc
Tiếng Việt hiện nay sử dụng một số lượng lớn thuật ngữ dệt may có nguồn gốc khác nhau: thuật ngữ thuần Việt; thuật ngữ cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt – tức là cấu tạo thuật ngữ mới bằng các yếu tố từ vựng có sẵn của ngôn ngữ; thuật ngữ gốc tiếng Anh. Giống như hầu hết các thuật ngữ khoa học khác, thuật ngữ dệt may được hình thành theo các phương thức khác nhau: thuật ngữ hoá các từ ngữ thông thường, vay mượn thuật ngữ của các chuyên ngành khác, vay mượn thuật ngữ nước ngoài. Cho dù có sử dụng phương thức nào đi nữa thì thuật ngữ dệt may cũng tạo ra trên cơ sở nội dung có sẵn của kho tàng từ vựng phong phú của một ngôn ngữ, cũng như trong ngôn ngữ mà nó vay mượn. Với hình thức là từ hay ngữ định danh, chúng đều chứa đựng những nét nghĩa, những đặc trưng riêng của ngành dệt may. Chúng tôi phân loại thành các nhóm sau:
3.3.2.1. Thuật ngữ thuần Việt
Cách đặt thuật ngữ tốt nhất là tận dụng vốn từ của tiếng Việt, những từ thông dụng nhưng vẫn bảo đảm tính khoa học. Những thuật ngữ kiểu này không nhiều, đó là các thuật ngữ dệt may truyền thống.
Các thuật ngữ dệt may truyền thống Việt Nam khi chuyển dịch sang tiếng Anh đa phần là giữ nguyên hình thức hoặc dịch giải thích. Ví dụ : áo bà ba (áo cánh theo cách gọi người miền Bắc): Vietnamese silk pajamas - a traditional Vietnamese costume, lụa Hà Đông (Ha Dong silk), khăn mỏ quạ
(Vietnamese kerchief), khăn rằn (checquered scarf)…Chúng tôi đã thống kê được những thuật ngữ này trong mục 3.5.2 của luận văn.
3.3.2.2. Thuật ngữ là từ Hán Việt
Cũng như các ngôn ngữ khác thường có hiện tượng vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài để làm giầu thêm kho từ vựng của mình, tiếng Việt cũng tiếp nhận nhiều từ nguồn Hán, tạo nên từ Hán Việt. Khi những từ thông thường trong tiếng Việt không đủ đảm bảo mức chính xác và ngắn gọn của thuật ngữ
60
thì ta có thể mượn yếu tố của các ngôn ngữ khác, mà chủ yếu là yếu tố Hán- Việt. Ví dụ: phản ứng, kỹ thuật mô hình, trừu tượng (abstrction), chất nguyên sinh (protoplasm)...
3.2.2.3. Thuật ngữ dùng nguyên tiếng Anh
Ngoài những yếu tố Hán Việt, chúng ta mượn yếu tố Ấn Âu để tạo từ, có thể mượn yếu tố Ấn Âu qua phiên âm hay mượn mà vẫn giữ nguyên cả âm và cách viết. Việc mượn yếu tố Ấn Âu góp phần làm phong phú hệ thuật ngữ dệt may tiếng Việt. Trong luận văn này tôi chỉ chú trọng tới mượn yếu tố tiếng Anh.
a. Không phiên âm (mượn nguyên dạng âm và chữ viết)
Ngoài cách dùng những yếu tố gốc Anh để tạo thuật ngữ, hệ thuật ngữ dệt may tiếng Việt không tránh khỏi việc vay mượn nguyên một số thuật ngữ châu Âu có gốc Hy Lạp, Pháp, La Tinh đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Đây là vấn đề mượn thuật ngữ quốc tế. Những thuật ngữ giữ nguyên vỏ ngữ âm và chữ viết của thuật ngữ Ấn Âu khi du nhập vào Việt Nam xuất hiện trong thuật ngữ dệt may không nhiều. Ví dụ:
1 cotton cotton
2 nylon nylon
3 indigo carmine C16H8N2Na2O8S2
indigo carmin
4 indigo C18H10O2N2 indigo
5 indigoids indigoid
b. Phiên âm
Trong xu thế toàn cầu hoá, hàng ngày có rất nhiều thuật ngữ du nhập vào ngôn ngữ, trong khi ngôn ngữ đó chưa có chuẩn bị để đón nhận chúng. Phiên âm là thủ pháp tiếp nhận đầu tiên thể hiện sự phản ứng tích cực của ngôn ngữ đối với các lớp từ vựng mới. Phương pháp phiên âm, chuyển tự được các dịch giả và các nhà chuyên môn sử dụng nhiều vì phương pháp này
61
tạo ra một hệ thống từ tương đương trong ngôn ngữ đích mà vẫn đảm bảo tính chính xác và tính quốc tế của từ. Phiên âm ghi lại cách phát âm các từ ngữ của tiếng nước ngoài bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt. Đó là cách phiên âm ngữ âm học, ví dụ: đờ-ni-ê (denier), ở đây có sự kết hợp giữa phỏng âm cách đọc tiếng nước ngoài theo lối đọc của ngôn ngữ Việt. Phiên âm cách đọc tiếng nước ngoài và viết có gạch nối giữa các âm tiết là cách sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Những thuật ngữ loại này thường là những từ phổ biến được nhiều người biết, hoặc là ngôn ngữ chuyên sâu chẳng hạn như những thuật ngữ sau:
1 đơ ni ê (tương đương g/ km) denier
2 gút knot
3 ( vải ) lanh linen
Còn chuyển tự thường được sử dụng khi vay mượn từ những ngôn ngữ có hệ thống chữ cái khác (như tiếng Nhật, tiếng Hàn...). Kiểu này không xuất hiện trong thuật ngữ dệt may tiếng Việt.