Định nghĩa theo Hiệp hội Thế giới về Hội Chứng Chèn Ép Khoang bụng, diễn ra ở Antwerp, nước Bỉ năm 2007:
- Áp lực khoang bụng (ALKB) là áp lực nội tại bên trong khoang bụng. ALKB được tính bằng đơn vị millimeter thủy ngân (mmHg) hay centimet nước (cmH2O) (1 mmHg = 1,36 cmH2O; 1 cmH2O = 0,74 mmHg). Trong tình trạng hô hấp bình thường, ALKB là 0 mmHg hay âm tính. Ở bệnh nhân thở
máy, ALKB dao động khoảng 9 ± 2,4 cmH2O. Áp lực khoang bụng thay đổi
tùy theo luật thủy tĩnh: mức độ đàn hồi của thành bụng, cơ hoành và trọng lượng riêng của các tạng bên trong trên cơ sở tư thế đứng hay nằm, nằm sấp hay nằm ngửa.
- Áp lực tưới máu bụng: Áp lực khoang bụng thay đổi một cách độc lập tùy theo từng bệnh nhân khác nhau. Trong việc theo dõi hậu quả của của tăng ALKB, rất khó có thể xác lập được giá trị nào của ALKB là ngưỡng được dùng để làm tiêu chuẩn cho mọi bệnh nhân. Trong khi đó thì áp lực tưới máu bụng rất quan trọng đối với bệnh nhân có thoát vị kích thước quá to. Áp lực tưới máu của bất kỳ một khoang giải phẫu nào lệ thuộc vào 3 yếu tố: 1. Áp lực động mạch đến. 2. Áp lực tĩnh mạch đi. 3. Khả năng thay đổi thể tích của khoang: đây là ưu điểm của ổ bụng con người. Áp lực tưới máu bụng được tính bằng hiệu số giữa áp lực động mạch trung bình (MAP) và áp lực khoang bụng (IAP). Nếu sau phẫu thuật điều trị TVVM kích thước quá to bệnh nhân bị tăng ALKB thì phẫu thuật coi như không hiệu quả.
- Tăng áp lực khoang bụng: Áp lực khoang bụng được duy trì ở mức trên 16 cmH2O và không có ảnh hưởng chức năng nội tạng rõ ràng. Có 4 mức độ tăng ALKB: Độ I (12-15 mmHg), Độ II (16-20 mmHg), Độ III (21-25 mmHg), Độ IV (> 25 mmHg). Theo hướng dẫn của Hiệp Hội thế giới về Hội Chứng Chèn Ép Khoang: ALKB bình thường từ 0-5 mmHg, ALKB của bệnh nhân tại khoa săn sóc tích cực từ 5-7 mmHg, ALKB bệnh nhân mở bụng từ 10- 15 mmHg, ALKB bệnh nhân bị viêm phúc mạc hay tắc ruột từ 25-40 mmHg.
- Hội chứng chèn ép khoang bụng (CEKB): Áp lực khoang bụng lớn hơn 20 – 25 mmHg với ít nhất một cơ quan bị rối loạn chức năng hay bị suy yếu chức năng. Hội chứng CEKB là biểu hiện muộn của tăng ALKB không được can thiệp đúng (hình 1.31). Phân biệt tăng ALKB và hội chứng CEKB bằng những rối loạn như bụng chướng căng, tăng thán khí máu, và ảnh hưởng chức năng thận. Tất cả những rối loạn trên chỉ được cải thiện bằng biện pháp mở bụng giải áp [51].
Hình 1.31: ALKB bình thường và ALKB trong hội chứng CEKB
Nguồn: Ivatury RR, Porter JM, et al, 1997, Surg Clin North Am [51] Roberto de Cleva ghi lại một trường hợp bệnh nhân nữ 57 tuổi, béo phì bị hội chứng CEKB sau phẫu thuật điều trị thoát vị vết mổ kích thước lớn. Nguyên nhân có thể là động tác đưa khối tạng nằm ngoài bụng một thời gian đã lâu vào khoang bụng trên cơ địa béo phì đã gây tăng đột ngột áp lực ổ bụng [31]. Áp lực khoang bụng (mmHg) Hội chứng CEKB Áp lực bụng bình thường Rối loạn chức năng cơ quan