Xuất độ thoát vị vết mổ

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học vai trò của mảnh ghép POLYPROPYLENE trong điều trị vết mổ thành bụng (Trang 93)

Ở Việt Nam chưa có số liệu chính thức về tỉ lệ TVVM thành bụng. Bệnh nhân tùy chọn bệnh viện điều trị mà không đến cơ sở y tế tại địa phương. Mặt khác, tình trạng dân di cư từ thành phố này sang thành phố khác khá phổ biến hiện nay. Do vậy không thể lấy số liệu của một bệnh viện hay thành phố làm đại diện cho cả nước Việt Nam được. Theo y văn, tỉ lệ này dao động từ 0,5 đến 11%. Riêng nước Pháp, tỉ lệ TVVM vào năm 2004 là 2 – 8% [50], [64]. Hiện nay, tỉ lệ thoát vị vết mổ sẽ giảm dần theo sự thay thế phẫu thuật mở bằng phẫu thuật nội soi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có bệnh nhân ở lứa tuổi dưới 30 thuộc nhóm có đặt mảnh ghép. Có thể lý giải lý do chất lượng cân thành bụng ở lứa tuổi này còn tốt cho phục hồi thành bụng. Nhìn chung, ở cả hai nhóm lứa tuổi bị TVVM nhiều nhất vào khoảng từ 50 đến 70 tuổi và không có sự khác biệt về lứa tuổi giữa hai nhóm. Ngược lại với thoát vị bẹn, trong tất cả tổng kết về TVVM chúng tôi đều thấy bệnh nhân nữ luôn chiếm đa số [2], [82]. Có thể giải thích sự chênh lệch giới tính rõ rệt về tần suất mắc bệnh trong nghiên cứu này bằng tỉ lệ cao của bệnh lý phụ khoa trong lý do mổ lần đầu. Lý do mổ lần đầu có liên quan đến bệnh lý sản-phụ khoa chỉ đứng sau bệnh lý viêm ruột thừa. Trong những phẫu thuật cấp cứu khoang bụng, viêm ruột thừa chiếm tỉ lệ cao nhất. Phẫu thuật cắt ruột thừa được xem như một can thiệp nhỏ và đơn giản. Tuy nhiên, nhiễm trùng thành bụng sau cắt ruột thừa lại hay xảy ra đối với viêm ruột thừa biến chứng. Từ đây dẫn đến hậu quả sau cùng là TVVM. Nhìn lại lịch sử ngoại khoa chúng ta thấy tỉ lệ TVVM sau cắt ruột thừa càng giảm dần theo sự phát triển của ngoại

khoa (Bảng 4.1). Tỉ lệ TVVM sau cắt ruột thừa đã giảm đi trong những năm gần đây một phần vì kỹ thuật nội soi phát triển mạnh mẽ.

Theo phân loại của EHS chúng tôi nhận thấy khoảng 50% bệnh nhân nghiên cứu thuộc loại M4 (dưới rốn), 50% còn lại bao gồm các thoát vị trên rốn, thoát vị rốn và dưới sườn. Điều này phù hợp hoàn toàn với lý do mổ lần đầu của bệnh nhân chủ yếu là viêm ruột thừa và bệnh lý phụ khoa. Riêng về thoát vị rốn (Hình 4.1), chúng tôi ghi nhận tỉ lệ không nhỏ thoát vị tái phát xảy ra sau khâu một thoát vị lỗ rốn tự nhiên (17,1% của nhóm khâu, 14,5% của nhóm mảnh ghép).

Bảng 4.1: Tần suất thoát vị vết mổ sau cắt ruột thừa [36]

Tác giả Năm Tỉ lệ Bancroft 1920 15% Fowler 1925 14% Garloch 1929 27,7% Wolf 1952 11% Pollet 1974 0,16% Bastien 1986 0,42% Brennan 1987 0,4% Kanshin 1991 0,9%

Hình 4.1: Thoát vị rốn tái phát sau khâu.

Bệnh nhân Lý Thu N, 50 tuổi, số nhập viện: YD0700074.

Các tác giả Thụy Điển nghiên cứu về thời điểm phát triển thoát vị sau khi mở-đóng bụng. Thật sự có hiện tượng tách xa lớp cân xảy ra sau khi khâu một thời gian. Thời gian này là 12 tháng đầu. Trên cơ sở tách xa lớp cân, TVVM phát triển. 20% bệnh nhân theo dõi tại thời điểm 12 tháng có thoát vị và không có truờng hợp thoát vị nào phát hiện tại thời điểm 8 năm. Đa số những TVVM đều có thể phát hiện ở thời điểm 12 tháng sau mổ (Bảng 4.2). Những trường hợp phát hiện sau mổ vài năm có thể do bỏ sót hoặc cơ chế gây thoát vị là căng dãn của sợi collagen trưởng thành [25].

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ y học vai trò của mảnh ghép POLYPROPYLENE trong điều trị vết mổ thành bụng (Trang 93)