ngân hàng đã chọn. CVMSSCN cũng góp phần nâng cao hình ảnh MHB và tăng khả năng huy động vốn cho ngân hàng khi khách hàng vay vốn cảm thấy hài lòng với dịch vụ ngân hàng cung cấp và sẽ lựa chọn các dịch vụ khác của ngân hàng như: gửi tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền trong nước ra nước ngoài và ngược lại…Đồng thời hoạt động CVMSSCN nâng cao được khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng khác.
2.3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân trong việc CVMSSCN NHPTNĐBSCL - CN Hà Nội ĐBSCL - CN Hà Nội
Hạn chế từ phía Ngân hàng
- Đối tượng CVMSSCN của NHPTN ĐBSCL còn hạn chế: điều kiện vay vốn để mua sắm, sửa chữa nhà của ngân hàng là người Việt nam trong khi nhiều người nước ngoài sống và làm việc lâu dài ở Việt nam cũng có nhu cầu nhưng không đủ điều kiện vay vốn. Điều này đã thu hẹp phạm vi cho vay của ngân hàng.
- Dư nợ cho vay trung bình cho mỗi cán bộ tín dụng chưa cao: mặc dù các cán bộ tín dụng đã cố gắng nhiều nhưng nếu tính dư nợ cho vay bình quân mỗi cán bộ tín dụng thì con số này năm 2005 chỉ khoảng 11 tỷ
đồng/cán bộ tín dụng. Con số này tại các ngân hàng khác trên cùng địa bàn là bé.
- CVMSSCN tại NHPTN ĐBSCL - CN Hà Nội chưa được mở rộng: Với mục tiêu phân đấu đến năm 2010 NHPTN ĐBSCL trở thành một ngân hàng dẫn đầu trong cho vay nhà thì ngân hàng cần mở rộng cho vay nhà ở cụ thể là nâng tỷ trọng CVMSSCN trong tổng cho dư nợ cho vay của chi nhánh (năm 2005 tỷ trọng này là 17.38%).
- Một hạn chế rõ ràng nhất thời gian ra đời của chi nhánh NHPTN ĐBSCL tại Hà Nội còn rất ngắn, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của chi nhánh đối với các ngân hàng lão làng khác như Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng đầu tư, Ngân hàng ngoại thương,…
Trong điều kiên cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng như hiện nay, ngân hàng cần tìm ra những mặt hạn chế trong cho vay của ngân hàng từ đó đưa ra biện pháp giải quyết. Sau đây là môt số nguyên nhân:
- Từ phía ngân hàng
+ Chính sách cho vay của NHPTN ĐBSCL chưa thông thoáng: quy chế cho vay của NHPTN ĐBSCL rất chặt chẽ, khách hàng muốn vay vốn ngân hàng phải có đủ các điều kiên mới được vay vốn, điều này làm cho ngân hàng bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay đối với những khách hàng có khả năng trả nợ tốt. Việc hạn chế đối tượng cho vay chỉ là người Việt nam, cho vay trả góp đối tượng vay phải có hộ khẩu Hà Nôi,… chính những người từ các tỉnh khác đến làm ăn sinh sống tại Hà Nội mới là những ngưòi có nhu cầu vay vốn nhiều tại ngân hàng.
Mặt khác nhiều khách hàng vay thế chấp bằng bất động sản, điều kiện để bất động sản có thể thế chấp là phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Do đó nhiều khách hàng có khả năng trả nợ, nhân thân tốt nhưng tài sản đảm bảo chưa đủ giấy tờ pháp lý (có thể là đất ở lâu đời nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cũng bị loại. điều này đã thu hẹp số lượng khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng.
Một bất cập trong quy chế cho vay nữa, điều kiện tài sản thế chấp của công ty khi vay vốn là phải thuộc sở hữu của một thành viên trong công ty, điều này đôi khi cản trở công ty vay vốn trong trường hợp người tài sản thế chấp là thuộc sở hữu của bố, mẹ của giám đốc công ty nhưng những người này không phải là thành viên của công ty.
- NHPTN ĐBSCL - CN Hà Nội chưa có phòng định giá tài sản, các tài sản thế chấp chủ yếu do cán bộ tín dụng định giá, điều này đôi khi gây khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản thế chấp như đất đai mặc dù khách hàng thường không thích giao dịch với nhiều phòng, nhiều cán bộ ngân hàng.
- Hoạt động tiếp thị ở NHPTN ĐBSCL - Chi Nhánh Hà Nội chưa thật sự được quan tâm.
+ Chi nhánh chưa có chiến lược và phương pháp cụ thể cho việc tiếp thị cho các sản phẩm cho vay. Bộ phận Marketing mới được thành lập, chính vì vậy việc tiếp thị cho sản phẩm chưa có cách thức cụ thể đối với từng thời điểm, từng đối tượng cụ thể.
+ Chưa có cách thức lấy ý kiến phản hồi từ phía khách hàng cũ để biết được nhu cầu mới của họ để đáp ứng kịp thời.
+ Việc tiếp thị không được thực hiện liên tục, quy mô, mà thường là lẻ tẻ từng đợt nhỏ.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
+ Do yếu tố tâm lý của khách hàng
Khách hàng thường có tâm lý ngại đến ngân hàng vay vì cho rằng thủ tục vay rườm rà, phức tạp, do đó họ thường vay anh em, họ hàng hoặc đi vay tư nhân với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng.
+ Do khách hàng không đáp ứng đủ yêu cầu: khách hàng không chứng minh được khả năng trả nợ của mình để ngân hàng đồng ý cho vay trong khi có thể thu nhập của họ đáp ứng được yêu cầu trả nợ.
- Sau khi thị trường bất động sản đóng băng (từ năm 2004) nhà nước đã ban hành nhiều quyết định nhằm hạn chế cho vay mua bán bất động sản, điều này cũng han chế cho vay đối với lĩnh vực này.
- Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước CIC là đơn vị duy nhất theo dõi lịch sử tín dụng của các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn các Công ty tài chính và Tổ chức tín dụng. Tuy nhiên khả năng cập nhập thông tin của tổ chức này còn kém dẫn đến việc ra quyết định cho vay của các tổ chức tín dụng là khó khăn hoặc mất thời gian.
- Việc quản lý hộ khẩu, tạm trú tạm vắng của chính quyền địa phương chưa chặt chẽ rõ ràng dẫn đến tình trạng khó khăn cho ngân hàng khi cho vay đối với người có hộ khẩu ngoài Hà Nội.
- Tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở trên địa bàn Hà Nội còn rất chậm do đó đã làm hạn chế hoạt động cho vay của ngân hàng.
- Môi trường kinh tế
Phần lớn các doanh nghiệp trả lương cho nhân viên bằng tiền mặt chứ không trả qua tài khoản nên việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng đôi khi mất nhiều thời gian. Mặt khác việc các ngân hàng cổ phần, ngân hàng nước ngoài ra đời, mạng lưới chi nhánh mở ra khắp nơi tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.